Khái niệm về Côngnghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 25)

9. Kết cấu của luận văn

1.7. Khái niệm về Côngnghệ

Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà nó mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Do vậy, nó được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ.

Trong và điều 2 luật KH&CN (6/2000) và điều 3 “Luật chuyển giao công nghệ” (11/2006) đã ghi rõ: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Theo thống nhất của các Tổ chức Quốc tế về công nghiệp và theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần:

- Phần kỹ thuật: Phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, dụng cụ,

- Phần con người: Bao gồm kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị

- Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết

kỹ thuật.

- Phần tổ chức: Bao gồm các hoạt động về phân bổ nguồn lực, tạo lập

mạng lưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực…

Như vậy khái niệm về công nghệ được mở rộng hơn rất nhiều, một khi trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả các ngành khoa học xã hội cũng cần phải có một hệ thống chặt chẽ nhằm thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí ít nhất trong thời gian ngắn nhất với một phạm vi không gian hẹp nhất. Ví dụ, ngày nay ta thường thấy nói đến “công nghệ giáo dục; công nghệ du lịch; công nghệ quảng cáo…nhiều lúc đạt tới mức nghệ thuật.

Một luận điểm chung quan trọng được rút ra từ những quan điểm hiện tại về công nghệ là: khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, còn quản lý là yếu tố gắn kết các yếu tố của công nghệ thành một hệ thống và có ý nghĩa quyết định đến sự triển khai và thành bại của công nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)