Quảnlý KH&CN cấp huyện ở nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 27)

9. Kết cấu của luận văn

1.9.Quảnlý KH&CN cấp huyện ở nước ta

Việc quản lý KH&CN cấp huyện cũng bao gồm các nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý trong đó chủ thể quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của mọi hoạt động quản lý và của mọi hệ thống quản lý.

Chủ thể quản lý của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện chính là các cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện (UBND huyện, phòng chức năng). Ở tầm cao nhất là các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam. Chính nó đã tạo ra cơ sở vững chắc cho việc tiến hành quản lý KH&CN cấp huyện. Vấn đề ở chỗ các cấp quản lý trực tiếp đã làm gì để việc quản lý đi vào nề nếp và có hiệu quả ngày càng cao.

- Chủ thể quản lý có một quyền lực nhất định.

Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận. Nó là công cụ và phương tiện không thể thiếu của chủ thể quản lý. Nhờ có quyền lực, chủ thể quản lý mới tạo ra được các tác động quản lý để điều khiển và điều chỉnh hành vi của thuộc cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực như thế nào là một vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định tới việc hình thành văn hoá quản lý và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lý. Chủ thể quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta hiện nay có các công cụ quyền lực để thực thi nhiệm vụ, tất nhiên ở cấp trực tiếp nó vẫn chưa thật sự đầy đủ, mặc dù quản lý KH&CN cấp huyện ngày càng được cho là cần thiết khách quan trên con đường phát triển, vậy nó cần phải có đủ các quyền lực gì để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả cao. Thật đáng tiếc, hiện nay ở Lào Cai, chủ thể quản lý không được trao một quyền lực rõ ràng nào.

- Chủ thể quản lý tồn tại ở nhiều quy mô và tầng nấc khác nhau.

Chủ thể quản lý có thể là một người, một nhóm người hoặc là một tổ chức và tồn tại ở các tầng nấc khác nhau. Với các tổ chức nhỏ, chủ thể quản

lý có thể là một người; với tổ chức lớn chủ thể quản lý có thể là một nhóm người; với một quốc gia, khu vực.v.v. chủ thể quản lý là một tổ chức người. Chủ thể quản lý tồn tại dưới các cấp độ: cấp cao, cấp trung, cấp thấp. Các hình thức và cấp độ tồn tại của chủ thể quản lý được biểu hiện ở các tuyến quyền lực (ngang - dọc, trên - dưới) và có quan hệ tác động lẫn nhau từ đó tạo nên tính phức tạp của cơ chế quản lý. Việc thiết lập các mối quan hệ quyền lực và phối hợp hoạt động giữa chúng một cách hợp lý là tạo ra cơ chế quản lý khoa học và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Điều này đang rất đúng với hiện trạng quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta hiện nay.

- Chủ thể quản lý phải có những năng lực và phẩm chất nhất định.

Chủ thể quản lý có thể được phân thành ba cấp độ cơ bản (quản lý cấp cao, cấp trung và cấp thấp) song dù ở cấp nào, chủ thể quản lý cũng cần phải có những năng lực và phẩm chất cơ bản. Việc quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta hiện nay đòi hỏi về năng lực chuyên môn của chủ thể quản lý cũng phải đạt một trình độ nhất định, nhất là cơ quan hoặc con người trực tiếp được giao việc này: Đó là những tri thức cơ bản về chuyên môn liên quan tới lĩnh vực mà người quản lý phụ trách. Năng lực làm việc với con người: Đó là khả năng tập hợp, quy tụ nhân lực, biết bố trí, sắp xếp và sử dụng con người hợp với khả năng của họ và thừa nhận những giá trị khác biệt. Năng lực tư duy, bản lĩnh và phương pháp tổ chức công việc khoa học: Đó là khả năng nhìn xa, trông rộng, hay có tầm nhìn chiến lược và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Chủ thể quản lý phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Những nhóm năng lực và phẩm chất trên không phải do bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành thông qua quá trình học tập, nghiên cứu và trải nghiệm trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình đào tạo để có được các nhà quản lý vừa có tâm, vừa có tầm thì phải lưu ý tới các lĩnh vực tri thức khoa học phù hợp và phải chú trọng

tới vai trò của thực tiễn quản lý. Những người được giao quản lý KH&CN cấp huyện còn cần một tố chất rất đặc biệt khác đó là sự am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc, am hiểu các thói quen và thuần phong mỹ tục của họ, nhờ đó mà việc quản lý sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

- Chủ thể quản lý có lợi ích xác định.

Lợi ích của chủ thể quản lý có thể thống nhất hoặc đối lập với lợi ích của đối tượng quản lý. Điều đó tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Ở nước ta, về lý thuyết, lợi ích của chủ thể quản lý là thống nhất với lợi ích của đối tượng quản lý. Khi lợi ích của chủ thể thống nhất với lợi ích của đối tượng thì hoạt động quản lý mới được biểu hiện theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, để có sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể và đối tượng thì phải trải qua một quá trình vận động, biến đổi và phát triển lâu dài của xã hội. Quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta đang trong quá trình ban đầu của cuộc đấu tranh đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 27)