Phân tích, so sánh, xác lập về giải pháp các nguồn lực cho giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 84)

9. Kết cấu của luận văn

3.2.Phân tích, so sánh, xác lập về giải pháp các nguồn lực cho giai đoạn

2011 – 2020. Trước mắt cho giai đoạn: 2011 -2015

Trong các trường phái quản lý, có trường phái nghiên cứu lấy nhu cầu làm điểm xuất phát. Lý thuyết của trường phái này rất có ích cho việc vận dụng trong quản lý KH&CN cấp huyện. Luận bàn về quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện cũng là luận bàn về nhu cầu, nhưng ở đây là nhu cầu đối với quản lý. Có nhu cầu quản lý hay không. Nhu cầu đến mức nào. Nhu cầu về cái gì, và định lượng được không ...Để xây dựng những chính sách cho hoạt động KH&CN cấp huyện, thì những luận điểm của các trường phái quản lý là cơ sở lý luận rất hữu ích. Tại sao việc quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện là cần thiết nhưng hiệu quả chưa cao, phải chăng một trong các giải pháp là chưa tìm ra được các yếu tố thúc đẩy (khâu đột phá) cần thiết.v.v..Ở Lào Cai, tình hình đúng như vậy.

Dựa vào khảo sát thực trạng về hoạt động KH&CN cấp huyện ở Lào Cai hiện nay và đối chiếu với thực trạng về nguồn lực phục vụ cho quản lý KH&CN cấp huyện đã được phân tích tại Chương 2, cho thấy công tác quản lý KH&CN cấp huyện ở Lào cai trong thời gian tới, vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn là những bước triển khai ban đầu. Bởi vì xét trong 5 năm, mặc dù hoạt động khoa học và công nghệ của các huyện cũng diễn ra khá sôi nổi và đa dạng. Mặc dù không có một nguồn lực nào cho hoạt động quản lý KH&CN trực tiếp tại huyện, nhưng vẫn chưa thấy có những ý kiến thể hiện mối quan tâm của huyện trong quản lý KH&CN. Nơi nào có hoạt động KH&CN là phải có quản lý, vấn đề là tổ chức nào? ở cấp nào? và làm như thế nào? Và những vấn đề này sẽ được làm rõ trong chương 3 này.

Như vậy để thấy rằng còn nhiều khoảng trống chưa được lấp và nhiều nhiệm vụ phải làm trong thời gian tới. Chỉ lấy một ví dụ cụ thể: rất nhiều dụng cụ đo lường các loại của Trung Quốc đưa vào Việt Nam không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều vật nuôi đã vào Việt Nam không được đánh giá đầy đủ…(những việc này quản lý khoa học và công nghệ không phát hiện được mà do quản lý thị trường cung cấp). Những việc này chỉ trực tiếp ở huyện mới có thể quản lý và thực hiện đầy đủ và triệt để được.

Do đó, tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện là một nội dung rất cần thiết đối với quản lý nhà nước về KH&CN tại tỉnh Lào Cai để nâng cao vị thế, vai trò then chốt và động lực của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Tỉnh. Tăng cường công tác quản lý KH&CN cấp huyện nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào thực tiễn; đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ; phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và đời sống; quản lý có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ các hoạt động KH&CN trên địa bàn... Qua phần đánh giá các yếu kém, phân tích các nguyên nhân của yếu kém trong quản lý KH&CN cấp huyện tại Mục 2.6. Chương II, luận văn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý KH&CN cấp huyện. Các giải pháp này tập trung vào hỗ trợ các nguồn lực cho quản lý KH&CN cấp huyện, như: nguồn tài chính hàng năm, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lực về cơ chế chính sách và nhân lực phục vụ công tác quản lý sẽ được nêu ra cụ thể dưới đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện ở Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2012.PDF (Trang 84)