2. Bụn 7 3,0 Gồ m2 bụn tứ giỏc ,5 bụn cú vai cú nấc
2.5. Di chỉ Đồng Mang (Dong Mau, Đồng Mô).
Di chỉ Đồng Mang do một truyền tr-ởng ng-ời Pháp ở Bãi Cháy, ông P.A. Lapicque phát hiện. Đầu tháng 3 năm 1938, ông hỏi những ng-ời dân địa ph-ơng xem họ có thấy những chiếc rìu đá nào ở xung quanh khu vực vịnh Courbet không. Mấy ngày sau ng-ời ta đã đem tới cho ông một chiếc rìu và nói rằng họ đã tìm thấy nó ở Đồng Mang, phía Tây vịnh Courbet. Sau đó ông Lapicque đã tới đây và thu thêm đ-ợc 2 chiếc rìu cùng loại. Ngày 12-3-1938 ông đã đ-a J.G. Anderson tới đó và họ đã thu l-ợm đ-ợc một số chiếc rìu nữa cùng những mảnh gốm giống hệt gốm ở di chỉ Ngọc Vừng.
Theo dấu hiệu do M. Colani đánh trên bản đồ [11, 96], di chỉ Đồng Mang nằm ở phía Bắc ph-ờng Hà Khẩu, bên bờ vịnh Cái Lân thuộc thành phố Hạ Long ngày nay (Bản đồ 2).
Trong thông báo của mình, J.G. Anderson gọi di chỉ này là The Dong Mau [1, 9-10], còn M. Colani thì gọi là Đồng Mang hay Đồng Mô [11, 93]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất gọi đây là di chỉ Đồng Mang.
Việc phát hiện di chỉ Đồng Mang và cùng với nó là di chỉ Xích Thổ đã làm cho Anderson phải thay đổi lịch khai quật địa điểm Ngọc Vừng. Thời gian khai quật ở Ngọc Vừng đ-ợc rút lại chỉ còn 1 tuần để dành thời gian cho Đồng Mang và Xích Thổ. Ngày 21-3-1938, d-ới sự giám sát của ông Nguyễn
Ngọc Trân, họa sĩ Tr-ờng Viễn Đông Bác cổ, đ-ợc ông Coedès, giám đốc, cử đi giúp ông Anderson, cuộc khai quật Đồng Mang đã đ-ợc tiến hành. Cuộc khai quật đã thu đ-ợc một khối l-ợng hiện vật rất lớn gồm 3909 hiện vật đá thuộc loại hình công cụ sản xuất và một ít đồ trang sức bằng đá. Anderson cho rằng đây là một trong số những di chỉ quan trọng nhất ở vùng này.
Theo mô tả của Anderson, phía Nam di chỉ có một quả đồi thấp, chỉ cao hơn mực n-ớc biển 15-20 m. Chân đồi đ-ợc khai phá thành đồng ruộng. Trên đồi có 2 ngôi nhà. Cách di chỉ khoảng 200 m về phía Bắc có một quả đồi tròn nhỏ với một vài ngôi nhà. Giữa 2 quả đồi này, 1 phía Nam, 1 phía Bắc di chỉ, có một eo đất thấp, hẹp tiếp liền một bãi triều ở phía Đông. Còn ở phía Tây, trên những thửa ruộng thấp, hơi cao hơn mực n-ớc biển một chút có một vạt sú vẹt (Sơ đồ 4).
Di chỉ nằm phía Nam eo đất này. Hố thám sát E1 mở ở đầu phía Bắc di chỉ hoàn toàn không thu l-ợm đ-ợc gì. Các hố E4-E7 tiếp theo, thấp hơn, thấy một số mảnh gốm, có thể từ di chỉ trôi xuống. Trong các hố E8-E11 cũng nh- trong 3 hố khai quật F1-F3 trầm tích văn hóa rất phong phú. Các lớp đất từ d-ới lên ở các hố có trật tự nh- sau:
E1:
a. Cát vàng, đá cuội: 0,6 m.
b. Lớp cát bề mặt sẫm, sạn sỏi, không có hiện vật: 0,25 m.
E3:
a. Lớp sỏi cuội vàng, kết chặt: 0,1 m. b. Lớp cát nâu, không có di vật: 0,3 m.
c. Lớp cát nâu có gốm, công cụ đá, lẫn sắt thô: 0,38 m.
E4-E7:
Lớp đáy sỏi cát kết chặt, màu vàng. Lớp mặt màu thẫm, có 1 số mảnh gốm.
a. Cát mịn, phía d-ới có màu vàng, phía trên màu nâu, không hiện vật: 0,25 m.
b. Tầng văn hóa màu xám nâu: 0,57 m. c. Lớp cát mặt, có hiện vật: 0,3 m.
E10:
a. Cát hơi vàng: 0,15 m.
b. Lớp văn hóa màu nâu thẫm: 0,65 m.
E11:
Cát vàng không di vật.
F1:
Trên lớp cát nền là một tầng văn hóa dày 0,75 m.
F2:
a. Cát vàng kết chặt: 0,25 m.
b. Đất văn hóa màu nâu thẫm: 0,58 m.
F3:
a. Lớp cát vàng kết cứng, màu hơi đỏ: 0,25 m. b. Tầng văn hóa thẫm màu, nghèo hiện vật: 0,41 m. c. Lớp cát trên mặt, màu nâu thẫm: 0,36 m.
Hiện nay, s-u tập hiện vật di chỉ Đồng Mang trong kho BTLSVN rất phong phú với 6143 hiện vật, gồm nhiều công cụ đá và mảnh gốm.
2.5.1. Công cụ đá.
Gồm 3909 hiện vật đá, chiếm 63,6 % tổng số hiện vật, thuộc các loại hình sau:
Bảng 11: CÁC LOẠI HèNH CễNG CỤ ĐÁ ĐỒNG MANG
Stt Loại hỡnh Số lƣợng % Ghi chỳ