Về an toàn lao động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 74)

Ngoài những bài tập huấn về an toàn lao động trong chăn nuôi rắn, một số bài thuốc đông y và tây y, xã Vĩnh Sơn rất có kinh nghiệm trong chữa trị rắn cắn với sự hỗ trợ của trạm y tế xã và bài thuốc dân gian của xã.

Do điều kiện chăn nuôi tại các hộ gia đình ở Vính Sơn thường tận dụng nuôi đan xen cùng nhà ở. Vì vậy không đảm bảo về vệ sinh phòng dịch cho rắn và ảnh hưởng tới môi trường sống, sức khoẻ cộng đồng, nhiều khi còn đe doạ đến tính mạng con người. Do đó để tiếp tục duy trì và phát triền nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn nói riêng và ở các địa phương khác nói chung, đề nghị các địa phương cần có giải pháp về môi trường sau:

Đối với các địa phương có nghề nuôi rắn phát triển như Vĩnh Sơn cần quy hoạch vùng chăn nuôi rắn tập trung tách khỏi nơi ở của con người.

Đối với các địa phương bước đầu triển khai nuôi rắn, số lượng hộ nuôi còn ít, nên chọn những hộ có điều kiện mặt bằng để xây khu chăn nuôi rắn tách riêng khỏi nơi ở.

Áp dụng các mô hình chuồng nuôi cải tiến mới, để vừa đảm bảo tốt điều kiện sống cho rắn, vừa dễ dọn dẹp vệ sinh thường kỳ, tạo môi trường sạch sẽ.

Thường xuyên vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, diệt khuẩn, khử mùi hôi thối bằng các hoá chất thân thiện với môi trường (dung dịch sát khuẩn hoạt hoá điện hoá, EM...)

Kỹ thuật viên và người trực tiếp nuôi rắn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo hộ an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)