Tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Là khâu cuối cùng của công thức T – H – H’ – T’. Đó là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào quá trình lưu thông. Giá trị của sản phẩm thực hiện được một phần dùng để tiêu dùng, phần chủ yếu để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Giá trị của một số sản phẩm từ rắn được thể hiện trong bảng 2.7.
Tiêu thụ thực hiện được chứng tỏ sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời thông qua tiêu thụ người sản xuất biết được nhu cầu của xã hội, mặt mạnh, yếu của sản phẩm, từ đó các hộ, đơn vị sản xuất có hướng điều chỉnh sản xuất sản phẩm của mình. Qua điều tra các hộ nông dân chăn nuôi rắn tại xã cho thấy hình thức tiêu thụ chủ yếu của các hộ là bán buôn cho người thu gom, hay các nhà hàng khách sạn sẽ trực tiếp thu mua rắn từ các hộ nông dân, ngoài ra các hộ nông dân còn có các hình thức tiêu thụ khác đó là đem ra ngoài chợ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Bảng 2.7. Tổng giá trị sản xuất một số loại sản phẩm rắn của các nhóm hộ điều tra ở xã Vĩnh Sơn năm 2008
(tính bình quân/ 1 hộ)
Chỉ tiêu GT (Tr.đ) Quy mô nhỏ CC (%) GT (Tr.đ) Quy mô vừa CC (%) GT (Tr.đ) Quy mô lớn CC (%) GT (Tr.đ) BQ CC (%)
1. Rắn giống 3,12 1,25 38,16 5,45 56,81 5,91 48,05 8,23 2.Rắn thương phẩm 246,53 98,38 648,4 92,68 892,16 92,74 525,12 89,99 3. Trứng 0 0 5,21 0,74 5,21 0,54 4,06 0,7 4. Sản phẩm phụ 0,93 0,37 7,83 1,12 7,83 0,81 6,31 1,08 5. Tổng giá trị (GO) 250,58 100 699,6 100 962,01 100 583,14 100
Hộ nuôi rắn có thể bán các sản phẩm của rắn ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sinh trưởng. Các sản phẩm của rắn bao gồm trứng, rắn giống, rắn thương phẩm, sản phẩm phụ. Với rắn thương phẩm, sau khi nuôi 29 tháng, một con rắn hổ đạt trọng lượng 2,5 - 3 kg, mỗi cân rắn dao động từ 250 - 300.000 đồng/ kg. Thời kỳ giá rắn lên đến đỉnh điểm là 800.000 đồng/ kg. Nhưng khi về đến nhà hàng để hoá thân thành các món đặc sản như: rắn xào sả ớt, chả rắn, lẩu rắn... thì dám chắc một "ông hổ" của Vĩnh Sơn cũng lên đến vài ba triệu. Bên cạnh việc bán rắn giống, rắn thịt, Vĩnh Sơn cũng làm luôn rượu rắn. Những bình rượu tam xà, ngũ xà hay độc xà (con rắn hổ nặng chừng trên 3 ký, cuộn tròn chật cứng chiếc bình lớn, đầu ngóc cao, miệng banh rộng ngậm củ sâm to), giá lên tới chục triệu. Từ Vĩnh Sơn, rắn vào thị trường miền Nam, lên Móng Cái, Lạng Sơn để đợi thương lái mang ra nước ngoài.
Qua bảng 2.7 ta thấy giá trị thu từ rắn thương phẩm là cao nhất, bình quân chiếm 89,99% tổng giá trị. Cao nhất là ở nhóm hộ có quy mô nhỏ, chiếm 98,38% vì nhóm hộ này không bán sản phẩm trứng do trứng qua quá trình tiêu thụ sẽ mất thời gian dài và vận chuyển đi lại sẽ làm giảm tỷ lệ nở. Với rắn giống, các hộ nuôi với quy mô lớn và vừa có tỷ lệ rắn giống bán cao, chiếm trên 5%.