Về chính sách và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 67)

Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã cũng như việc khuyến khích gây nuôi động vật hoang dã nhất là nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/03/2006 và nghị định 82/2006/NĐ-CP, ngày 10/08/2006

Nhà nước cần có chính sách quản lý thông thoáng, đặc biệt là thủ tục xác nhận nguồn gốc gây nuôi cho những loài động vật hoang dã (rắn chúa, rắn hổ trâu...) mà các hộ dân ở Vĩnh Sơn đã gây nuôi được qua rất nhiều thế hệ kế tiếp.

Đề nghị Nhà nước quan tâm về kinh phí để đào tạo miễn phí cho các hộ nghèo, cận nghèo về kỹ thuật gây nuôi rắn.

dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu giá cho thuê ưu đãi và gây nuôi rắn sinh sản lợi nhuận thu về so với sản xuất công nghiệp thấp hơn và chu kỳ thu hoạch cũng dài hơn (nuôi rắn thương phẩm thì ít nhất cũng phải 7 - 8 tháng, còn gây nuôi rắn sinh sản thì từ 1 - 3 năm mới có thu nhập).

Các hộ chăn nuôi rắn dù nuôi với quy mô lớn hay nhỏ thì đều thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn để mở rộng chăn nuôi. Hiện nay theo đánh giá của các hộ vay ngân hàng không còn khó nữa, thủ tục đơn giản nhưng số lượng tiền vay ít. Còn vay của tư nhân thì thủ tục cũng đơn giản, vay được nhiều, không thế chấp nhưng lãi suất cao, vì vậy lượng vay cũng ít. Hầu hết các hộ làm nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn vẫn sử dụng vốn tự có là chủ yếu, trong khi đó lượng tích lũy của các hộ lại thấp, đặc biệt là các hộ nuôi với quy mô nhỏ. Do đó các hộ đều thiếu vốn để mở rộng quy mô nên khi mua giống, thức ăn họ đều phải phải mua chịu với giá cao. Vì vậy, tạo điều kiện cho các hộ mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp cụ thể sau để giải quyết phần nào kháo khăn đó: Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn, cho nông dân vay với số lượng tương đối và thời hạn cho vay dài. Phát triển hơn nữa quy trình cho vay vốn đối với các hộ của Ngân hàng. Coi đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để giải quyết nhu cầu vốn và là hình thức giúp đỡ trực tiếp của Nhà nước đối với hộ nuôi rắn.

Thành lập các quỹ tiết kiệm, quỹ đoàn hội, quỹ phụ nữ, hội nông dân…để tạo vốn, chơi phường, tín dụng để góp vốn sản xuất.

Đối với các hộ, ngoài vốn tự có của hộ gia đình cần phải biết huy động các nguồn vốn khác của anh em, bà con, bạn bè và điều quan trọng là phải sử dụng đồng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Tổ chức thành lập liên hiệp hội làng nghề rắn nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau để phát triển sản xuất.

Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của nghề rắn (nhu cầu chế biến, cung ứng đầu vào cho chăn nuôi…) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 67)