Những hạn chế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 58)

Sự phát triển quá tầm kiểm soát đã làm suy giảm quần thể ngoài tự nhiên của một số loài và đã đẩy giá các loài ĐVHD quý, hiếm ngày càng tăng dẫn đến sự đe doạ tồn tại và phát triển của nhiều quần thể các loài động vật.

Chưa có chính sách để cải thiện rõ rệt sự hưởng lợi về tài nguyên thiên nhiên của tầng lớp nghèo để giảm bớt sự nghèo nàn của họ. Chia sẻ lợi ích trong quá trình sử dụng các tài nguyên đa dạng sinh học chưa hợp lý, chưa công bằng.

Các loại rắn mà người dân Vĩnh Sơn nuôi chủ yếu là hổ mang, loài rắn rất độc,chỉ cần 1cc nọc là đủ làm chết cả nghìn người. Người Vĩnh Sơn đã nuôi rắn là phải tiếp xúc với miệng nó vì vậy rủi ro bị rắn cắn là rất cao. Người nuôi rắn bị rắn cắn rất nhiều, có ngày tới mấy người bị rắn cắn. Thường thì hay bị cắn vào tay do khi bắt rắn lên tay mà bất chợt rùng mình hoặc ngoảnh đi nơi khác làm con rắn hoảng là nó đớp liền. Cũng có trường hợp bị cắn vào lưng hoặc vào mặt, đó là do khi ngồi quay lưng lại hang rắn mà không may cửa hang bị mở. Rất khó phòng rắn cắn vì rắn cũng như người, có những khi khó ở, ai không may sờ vào nó đúng lúc đó thì khó tránh khỏi bị nó cắn.

Vấn đề thị trường: Hiện nay, đầu ra cho rắn Vĩnh Sơn đang là vấn đề đau đầu của lãnh đạo xã bởi hầu hết rắn thương phẩm đều phải qua tư thương mới tới được thị trường nước ngoài.

Mặt khác, một loại chế phẩm là nọc rắn thì hiện nay chưa có đầu ra, mặt hàng này vẫn chỉ dừng lại bán cho bà con ở các vùng lân cận làm cao xoa bóp và cũng rất ít người mua nên hiện tại, nọc rắn được lấy ra vẫn phải đông cô lại và bảo quản trong tủ lạnh.

Mới đây, Bộ Khoa học và công nghệ tiến hành các nghiên cứu về tác dụng của nọc rắn đối với sức khoẻ của con người. Nếu dự án này thành công và đi vào ứng dụng trong thực tế, nọc rắn Vĩnh Sơn sẽ có cơ hội đến với thị trường Tình trạng ô nhiễm môi trường: Tính từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

kinh tế làng nghề phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế,... Những yếu kém và hạn chế nói trên đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh.

Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là môi trường của không ít làng nghề đang bị suy thoái trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn, hầu hết lại chưa qua xử lý mà được xả thẳng ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Ngoài ra, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở các làng nghề sẽ còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời và cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật.

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt… Đặc biệt, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và thấp hơn từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính

làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.

Trung bình một ngày xã Vĩnh Sơn thu mua hàng chục tạ chuột, gà con, rắn con, cóc...để làm thực ăn cho rắn. Người ta phải làm chết, vệ sinh sạch sẽ, vứt bỏ đầu rồi mới cho rắn ăn. Chỉ tính riêng các phế phầm bỏ đi này cũng đã là cả đống chất ngất, gây ôi nhiễm môi trường chứ chưa nói đến mùi hôi thối của rắn, phân rắn hàng ngày thải ra. Các hộ dân ở Vĩnh Sơn đều nuôi theo thủ công, chuồng trại tạm bợ, không xây dựng hệ thống xử lí nước thải, cống thoát nước...Mọi chất thải đều đổ dồn ra cống rãnh ngấm xuống ao hồ...và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt.

Tính đến tính đến cuối năm 2007, toàn xã có 1 trại rắn trung tâm, 3 doanh nghiệp sản xuất, chế biến rắn thương phẩm và 750 hộ nuôi rắn với sản lượng rắn thương phẩm đạt trên 100 tấn/năm, thu nhập ước đạt 20 tỷ đồng. Các dịch vụ “ăn theo”nghề nuôi rắn gồm 8 xe ôtô và công nông phục vụ vận chuyển. Ngoài ra, xã còn có 586 con trâu, 1.086 con lợn và 11.058 con gia cầm. Nguồn thải của các vật nuôi này xả trực tiếp ra môi trường, khiến các ao hồ quanh vùng đều có màu xanh thẫm và bốc mùi nồng nặc. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng, các chỉ số lý, hóa sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 10 lần. Đáng lo ngại hơn, nguồn nước ngầm cũng đến hồi báo động. Trước thực trạng đó, Trung tâm phối hợp với phòng Nghiệp vụ và Tài nguyên môi trường điều tra 1.200 hộ gia đình, cấp phát xô, thùng rác công cộng cho xã; tổ chức các lớp tập huấn cho nhân dân trong xã về vấn đề vệ sinh và môi trường làng nghề; trang bị dụng cụ và hướng dẫn bà con vệ sinh khi xong một công đoạn của việc nuôi rắn; hỗ trợ xây hầm biôga cho những hộ vừa nuôi rắn vừa nuôi lợn; lắp đặt tại trung tâm xã 1 máy dung dịch điện hoá, hoạt hoá làm sạch môi trường, khử mùi hôi của rắn. Dự tính, sau này Vĩnh Sơn sẽ thu tiền phí vệ sinh từ các gia đình, đầu tư trở lại để duy trì hoạt động của máy [28, tr 86]

thường sử dụng cóc, nhái, chuột... làm thức ăn cho rắn. Tuy nhiên loại thức ăn này khó săn tìm, phụ thuộc vào khai thác tự nhiên. Mỗi năm, làng rắn Vĩnh Sơn cần tới hàng trăm tấn cóc, nhái làm thức ăn cho rắn.

Nguồn thức ăn này ngày càng cạn kiệt, khó tìm mua, giá thành rất đắt, khiến việc chăn nuôi gặp không ít khó khăn.

Trước những khó khăn trên, HTX nông nghiệp chăn nuôi chế biến rắn Thịnh Hưng đã phối hợp với Viện Công nghệ sinh học-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành thử nghiệm loại thức ăn mới từ cổ gà công nghiệp, ếch nuôi công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống cho rắn. HTX đã tìm ra công thức hỗn hợp cho rắn ăn gồm 50% thức ăn từ cổ gà, 50% thức ăn từ ếch nuôi công nghiệp. Kết quả cho thấy, rắn hấp thụ rất tốt, hợp khẩu vị, bổ sung thêm nhiều vi lượng có ích khác.Sau bảy tháng nuôi, trọng lượng rắn tăng 102,24% bằng với thức ăn truyền thống, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Hiện nay, giá 1kg thức ăn mới từ cổ gà, ếch nuôi công nghiệp chỉ từ 25-30 ngàn đồng/kg, trong khi đó giá thức ăn từ cóc, nhái lên đến 60-70 ngàn đồng, nhiều khi không mua được tại chỗ, người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn phải tìm mua ở nhiều tỉnh lận cận.Theo tính toán, nuôi 1.000 con rắn bằng thức ăn từ cổ gà, ếch nuôi công nghiệp, trung bình một năm tổng chi phí hết 56,2 triệu đồng giảm tới 40 triệu đồng so với trước; nuôi bằng thức truyền thống là cóc, nhái tự nhiên chi phí lên đến 96 triệu đồng. Việc tìm ra loại thức ăn mới cho rắn giúp người chăn nuôi yên tâm về nguồn thức ăn sẵn có, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ nguồn sinh thái…Hiện xã Vĩnh Sơn có 950/1.200 hộ nuôi rắn, trong đó có 450 hộ chăn nuôi rắn sinh sản. Lượng rắn thương phẩm đạt 140 tấn/năm, rắn giống đạt 400.000 con/năm [8,tr 76]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 58)