Về kỹ thuật và quy mô chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 72)

Thực tế cho thấy các hộ chăn nuôi rắn của xã từ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đến quy mô lớn đều đòi hỏi về mặt kỹ thuật: từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn…đặc biệt cần phải chú ý phổ biến tới các hộ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.

Việc rủi ro trong chăn nuôi rắn là không thể tránh khỏi, bất kỳ hộ nào làm nghề này cũng khó tránh khỏi bị rắn cắn. Vì vậy cần có những giải pháp hạn chế rủi ro này như:

Quy hoạch chuồng nuôi riêng thành một khu độc lập với khu gia đình sống và sinh hoạt. Các chuồng nuôi phải làm đảm bảo chắc chắn để rắn không xổng ra ngoài được. Trong quá trình cho ăn và chăm sóc phải dùng bảo hộ lao động, và nhẹ nhàng tránh để rắn cắn. Không cho trẻ em chơi đùa gần nơi chăn nuôi rắn.

Bên cạnh đó phải nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho các chủ hộ vì việc ra quyết định sản xuất kinh doanh, sự thành công hay thất bại trên thương trường sản xuất kinh doanh đều nằm trong các quyết sách của chủ hộ.

Nhà nước Nhà kinh doanh Nhà khoa học Tạo hành lang pháp lý tháo gỡ khó khăn Tập huấn kỹ thuật Người dân

Như vậy trình độ, năng lực của chủ hộ quyết định chủ yếu sự phát triển quy mô nuôi rắn trong hộ và cũng quyết định hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi rắn. Xuất phát từ điều này, vấn đề đặt ra là làm sao không ngừng nâng trình độ tay nghề, trình độ chăn nuôi, trình độ quản lý, khả năng nắm bắt thời cơ cho các thành viên của hộ đặc biệt là chủ hộ chăn nuôi rắn. Thời đại công nghệ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi hoạt động chăn nuôi rắn các hộ phải năng động chủ động tránh thụ động kém nhạy bén, phải nắm bắt được thị trường mở rộng các mối quan hệ bạn hàng. Để làm tốt được việc này cần kết hợp nhiều giải pháp song song. Một mặt UBND xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức sản xuất kinh doanh về quản lý, về kỹ thuật, cho các hộ làm nghề rắn, cho các hộ tham quan các mô hình hộ nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao để cho các chủ hộ học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao nhận thức kỹ thuật.

Đối với làng nghề rắn Vĩnh Sơn do là làng nghề hình thành và phát triển từ lâu đời và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống nên các chuồng nuôi rắn chủ yếu nằm ở khu dân cư, ở bất kỳ một nơi nào đó trong gia đình. Hang rắn mọc lên chi chít ở ngoài vườn, trong nhà, thậm chí kề ngay bên... giường ngủ. Vì vậy, nghề nuôi rắn làm ảnh hưởng tới môi trường nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Nhu cầu về diện tích đất để sử dụng làm chuồng nuôi rắn của các hộ cũng rất lớn.

Giải pháp cần thiết nhất hiện nay là các cấp chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân nhằm nhanh chóng giải phóng mặt bằng khu làng nghề để các hộ có nhu cầu có thể mở rộng quy mô nuôi ra đó.

Các hộ có thể tận dụng số diện tích mà các hộ khác không sử dụng tới, thuê số diện tích đó để mở rộng quy mô.

Mặt khác các hộ có thể xây chuồng tầng để tiết kiệm diện tích nhưng vẫn tăng quy mô nuôi. Tuy nhiên chuồng tầng có nhiều hạn chế như khô, nóng…làm hạn chế khả năng sinh trưởng của rắn, vì vậy khi xây dựng chuồng tầng để nuôi rắn các hộ phải chú ý đảm bảo độ ẩm trong hang cho rắn.

Bên cạnh những giải pháp nêu trên các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cần làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Cần nắm bắt kịp thời xu thế vận động và phát triển của địa phương mà cụ thể là nghề nuôi rắn ở các hộ mà đề ra những chính sách, biện pháp phù hợp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn trong các hộ đồng thời kích thích kinh tế hộ phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 72)