Tình hình nghề nuôi rắ nở xã Vĩnh Sơn trước 1986

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 26)

Vĩnh Sơn là một xã nhỏ nằm ở gần trung tâm thị trấn Vĩnh tường, huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên khoảng trên 327 ha với 1.153 hộ và khoảng trên 5.167 nhân khẩu.

Đến nay, chưa tìm thấy một nguồn tài liệu nào nói về sự ra đời của làng nghề này. Trong quá trình đi điều tra thực tế, tôi đã có điều kiện được tiếp xúc, trao đổi với cụ Kim Văn Học (Nguyên bí thư đảng uỷ xã Vĩnh Sơn) được biết, trước đây, thời kỳ nông nhàn, người dân Vĩnh Sơn thường đi bắt rắn độc về bán, kiếm thêm thu nhập, là một nghề vất vả, nguy hiểm, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người dân ở đây đã bất chấp sự nguy hiểm đó.

Xuất phát từ nghề bắt rắn độc để trang trải cuộc sống, trải qua thời gian, người Vĩnh Sơn đã đúc rút cho mình nhiều am hiểu về loài rắn cũng như những kinh nghiệm trong nghề bắt rắn độc. Nhưng một thực tế là nếu cứ khai thác rắn trong tự nhiên thì đến một lúc nào đó, nguồn rắn sẽ cạn kiệt.

Năm 1964, ông Kim Văn Học được đại hội xã viên HTX Nông nghiệp bầu làm chủ nhiệm. Sau đó, vào ban chấp hành Đảng uỷ làm Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã kiêm chủ nhiệm HTX Nông nghiệp. Đến năm 1971 làm Bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Từ ngày nhận cương vị mới, điều trăn trở nhất đối với ông là tìm cách nuôi và thuần dưỡng được con rắn bởi quê hương Vĩnh Sơn có nghề bắt rắn từ nhiều đời nay. Ông đưa ý nghĩ của mình ra ban chấp hành Đảng uỷ bàn kĩ lưỡng. Ban chấp hành Đảng uỷ xã quyết định lập trại nuôi rắn ngay tại Vĩnh Sơn và phân công ông trình bày nguyện vọng của nhân dân Vĩnh Sơn với Uỷ ban khoa học nhà nước, được ủng hộ, giới thiệu ông đến trường Đại học Sư phạm I gặp giáo sư Trần Kiên. Nhà trường cử giáo sư Trần Kiên đi giúp Vĩnh Sơn kĩ thuật nuôi rắn theo kiểu trang trại.

Năm 1979 được sự giúp đỡ của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Lạc (nay là huyện Vĩnh Tường) và Trung tâm sinh lý hoá người và động vật (nay là Viện Công nghệ sinh học), Vĩnh Sơn đã khánh thành trung tâm nhân rắn giống gọi tắt là Trại rắn Vĩnh Sơn. Trại rắn Vĩnh Sơn đi vào hoạt động là sự kết hợp giữa kinh nghiệm cổ truyền và tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả trong việc chăn nuôi rắn.

Bước đầu đã thành công, nuôi tại trại của HTX Nông nghiệp được 500 con rắn các loại. Năm đầu, thu được 1 triệu đồng lãi, tiếp các năm sau lãi từ 5 đến 10 triệu đồng. Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã về trại rắn hướng dẫn cách chế biến thuốc từ con rắn; chiết xuất nọc rắn để bán cho các xí nghiệp dược phẩm. Tiền thu nhập từ con rắn gấp ba lần cấy lúa nên đời sống của xã viên đã được cải thiện. Nhưng cái được nhất là: Dân Vĩnh Sơn đã biết nuôi rắn theo đúng kĩ thuật.

Đến cuối năm 1979, quy mô trại rắn trở nên chật chội và bà con đã nắm được kĩ thuật nuôi, ông Kim Văn Học đã đề xuất ý kiến đưa con rắn về hộ gia đình nuôi, theo kiểu gia công. HTX xuất rắn giống, cấp thuốc, trị bệnh; gia đình tự kiếm mối đầu ra; thu nhập phân phối theo cơ chế gia đình 60%, HTX thu 40%. BCH Đảng đã nhất trí với ý kiến đó, triển khai xuống HTX Nông nghiệp và cho 10 hộ làm thí điểm, mỗi hộ 100 con [47]

Từ 1980 trại rắn Vĩnh Sơn đã bán cho bà con xã viên tự nuôi, tự bán. Từ đây xã Vĩnh Sơn là làng nghề nuôi rắn có thương hiệu trong nước. Đến Vĩnh Sơn ngày nay thấy đời sống các gia đình đều thay đổi rất lớn.

Trước 1986, người dân Vĩnh Sơn nuôi rắn hổ mang chủ yếu là hổ mang phì vì giống này đã được ấp nở thành công, được phép vận chuyển, buôn bán. Hổ mang chúa thì chăn nuôi ít hơn do không cho sinh sản được mà hoàn toàn bắt từ tự nhiên. Vì đây là loại động vật quý hiếm nên bị cấm.

Trên thực tế thì hổ mang chúa có thể nuôi để cho sinh sản được nhưng rất khó vì nguồn thức ăn chủ yếu của rắn hổ mang chúa là thằn lằn con, nguồn

thức ăn này rất khó tìm và hiếm nên khó có thể chủ động được nguồn thức ăn cho hổ mang chúa. nếu giải quyết được vấn đề nguồn thức ăn cho hổ mang chúa thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều.

Như vậy, trước 1986 nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đã được đặt nền móng, tuy đây chỉ là bước khởi đầu vì số hộ nuôi còn hạn chế, song là cơ sở để nghề nuôi rắn tiếp tục phát triển sau này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)