Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 56)

Phát triển gây nuôi rắn đã thật sự đem lại việc làm và thu nhập cho một số bộ phận dân cư, trong đó có dân cư nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bộ phận đáng kể nông dân.

Nâng cao nhận thức, kỹ thuật gây nuôi, buôn bán và ý thức bảo tồn. Nhờ đó bộ mặt nông thôn cũng được cải thiện đáng kể. Theo số liệu điều tra ở Vĩnh Phúc, thì số hộ tham gia gây nuôi, số lượng sản phẩm ĐVHD cung cấp trên thị trường tăng 3 - 4 lần. Điều này chứng tỏ một số lượng lớn lao động nông nhàn trong nông thôn và miền núi đã được thu hút vào hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD.Riêng về doanh thu rắn thương phẩm của xã Vĩnh Sơn năm 2006 đạt khoảng 546.000 USD (75 tỷ đồng) với lãi suất là 20% (931.000 USD ~ 15 tỷ đồng). So sánh với trồng lúa, lãi suất trong đầu tư rắn ở Vĩnh Sơn cao gấp 20 lần [45]

Bên cạnh công ăn việc làm được thu hút trực tiếp cho gây nuôi ĐVHD, nhiều dịch vụ đi kèm với gây nuôi và sản xuất các sản phẩm từ ĐVHD đã góp phần giải quyết được một lực lượng lao động dôi dư trong xã hội, góp phần tăng thu nhập. Ví dụ hoạt động gây nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn đem lại thu nhập bình quân 93 USD/tháng (1.500.000 đồng/tháng)[28, tr 66] cho người tham gia lao động, vì thế đã làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình và người tham gia và đã góp phần xoá đói giảm nghèo ở nhiều đia phương. Điều đó cho thấy việc gây nuôi các loài ĐVHD đã góp phần làm tăng thu nhập cho nhiều gia đình và tạo việc làm, góp phần tích cực vào hoạt động xoá đói giảm nghèo.

Vĩnh Sơn hôm nay đang đổi thay nhanh chóng với hình ảnh những ngôi nhà cao tầng, hợp tác xã dịch vụ, những công ty cổ phần mọc lên ngày một

nhiều... tất cả đều bắt đầu từ nghề nuôi rắn hổ mang. Thu nhập từ nghề chăn nuôi rắn đã cải thiện rõ rệt đời sống người dân, những hộ chăn nuôi lớn mỗi năm thu nhập đến vài trăm triệu đồng, còn những hộ chăn nuôi với quy mô trung bình mỗi năm cũng có thu nhập khoảng 40- 50 triệu đồng[8, tr 69]

Phát triển nghề chăn nuôi rắn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước xây dựng nông thôn mới. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhiều người từ hai bàn tay trắng, nhờ nghề nuôi rắn đã trở thành những tỉ phú nông dân.

Tác động về mặt văn hoá: Khi kinh tế phát triển thì tất yếu văn hoá cũng sẽ phát triển, được đầu tư về cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, đầu tư trường mẫu giáo, cơ sở y tế...

Nghề nuôi rắn làm cho tình đoàn kết giữa các thành viên trong làng tăng lên, gắn kết nội bộ, xóm họp hành, phổ biến kinh nghiệm, thành lập hội làng nghề, chi hội làng nghề, anh em đóng góp nuôi chung. Vì nếu chỉ có làm ruộng, anh em ít khi bàn bạc, trao đổi nhưng nuôi rắn, nhu cầu trao đổi nhiều hơn, tăng cường tình đoàn kết anh em, dòng họ thông qua trao đổi kĩ thuật, giúp đỡ nhau về vốn để phát triển nghề, điều trị bệnh, có người thạo, có người chưa biết.

Về phân bố dân cư: Các hộ cư trú liền kề, phân theo thôn nên có thể giúp đỡ nhau trong chăn nuôi.

Từ nghề nuôi rắn, dẫn đến sự ra đời của hội làng nghề. Hội một năm họp ba lần, họp để phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc...Có cả chuyên đề về cấp cứu, sơ cứu. Cuối năm sẽ họp tổng kết kinh nghiệm của từng hội viên. Hội được nhà nước công nhận, có con dấu, tài khoản hợp pháp và giao dịch cả trong và ngoài nước.

Về trình độ văn hoá: Trước khi nuôi rắn, trình độ Đại học chỉ đếm trên đầu ngón tay, đến nay con số ấy đã tăng với cấp số nhân, khi có điều kiện về kinh tế, người ta sẽ có điều kiện để tập trung tốt nhất cho con em mình đi học để nâng cao trình độ. Có gia đình cũng nhờ nuôi rắn mà có tiền cho con đi du học nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)