Về thị trường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 69)

Thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Muốn nghề nuôi rắn phát triển, sản phẩm rắn tiêu thụ được nhiều,hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác thị trường, nắm được nhu cầu thị trường, có như vậy mới giảm được tính thụ động trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Đối với rằn thì muốn nâng cao hiệu quả kinh tế nghề nuôi rắn không thể không quan tâm đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rắn. Là một xã có điều kiện tương đối thuận lợi với việc tiêu thụ sản phẩm rắn, là vùng gần trung tâm thương mại của cả huyện nơi có trình độ, dân trí, đời sống thu nhập cao, giao thông thuận tiện. Song thực tế cho thấy tình hình tiêu thụ của hộ đã gặp không ít khó khăn, sản phẩm rắn của các hộ chăn nuôi chủ yếu là bán cho các hộ thu gom mua tại nhà.Do sản phẩm bán ra không đến tận tay người tiêu dùng cho nên giá bán các sản phẩm từ rắn mà các hộ này nhận được thường thấp hơn rất nhiều so với giá bán trên thị trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn và việc mở rộng quy mô chăn nuôi của các hộ.Vì vậy chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:

phẩm của mình. Sản phẩm của các hộ sản xuất ra phải đóng gói và có bao bì mẫu mã do nhà nước hoặc sở quy định.Tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ chế biến các sả phẩm có nguồn gốc từ rắn. Các quan nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân về đầu ra của sản phẩm. Giúp họ yên tâm mở rộng quy mô sản xuất.

Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân và tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ rắn, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến chất lượng, bao bì đóng gói, kiểu dáng đẹp, xây dựng và giữ gìn, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể “ Rắn Vĩnh Sơn”. Xây dựng website của làng nghề rắn Vĩnh Sơn.

Đối với thị trường đầu vào cho sản xuất: Hiện nay nguồn thức ăn chủ yếu của rắn vẫn là nguồn thức ăn truyền thống. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra nguồn thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn truyền thống là một điều cần thiết. Các doanh nghiệp, HTX rắn, trung tâm rắn Vĩnh Sơn phối hợp với sở khoa học công nghệ nghiên cứu nguyên liệu để làm thức ăn cho rắn.

Mặt khác xã cũng cần phải quy hoạch và xây dựng mạng lưới tiêu thụ cho hộ nông dân. Bởi vì bộ phận trung gian bán buôn ở xã chưa thực sự phát triển,chỉ hoạt động dưới dạng cá nhân đứng ra tổ chức, do vậy nếu bộ phận này mà hoạt đông kém sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thị trường cho người dân, để giải quyết vấn để đó cần thiết lập hệ thống kênh tiêu thụ từ trong xã đến các nơi tiêu thụ khác. Hiện nay các sản phẩm rắn của xã chủ yếu được các tư thương mua và đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc. Hơn nữa giấy cấp phép chỉ có giá trị ở thị trường trong nước chưa có giá trị xuất ra thị trường nước ngoài. Vì vậy cần có các chính sách để các sản phẩm rắn được xuất khẩu ra thị trường bằng con đường chính ngạch chứ không phải xuất tiểu ngạch như hiện nay, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi rắn.

Trong quá trình chăn nuôi các hộ gia đình luôn phải chịu sức ép từ hai phía: bị thiệt thòi, sức ép của thị trường (đầu vào, đầu ra...). Muốn giành được

lợi thế trong quá trình chăn nuôi từ khâu mua giống, chăm sóc đến khâu tiêu thụ, đòi hỏi người dân phải nắm bắt được thị trường để nắm được nguồn đầu vào lớn, ổn định. Để làm được điều này các hộ phải kết hợp sức lại với nhau và với các tổ chức, tác nhân liên quan tạo thành một dây truyền sản xuất liên tục từ con giống tới nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó cần có sự phối kết hợp giữa người dân với nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, và các nhà khoa học để tạo thành sự liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà kinh doanh.

Hiện nay mô hình kết hợp bốn nhà đang được ưa chuộng và áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất kể một ngành sản xuất nào thì vai trò của bốn nhà là rất quan trọng, chúng hỗ trợ nhau, liên kết với nhau và không tách rời nhau. Có nhà nước tạo cơ sở hành lang pháp lý thì các cá nhân, đoàn thể mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dựa trên cơ sở đó. Còn lại ba nhà hỗ trợ tích cực cho nhau, có nhà nông thì mới tạo ra nhà kinh doanh và nhà khoa học nhưng ngược lại nhà nông mà không có nhà khoa học và nhà kinh doanh thì sản phẩm đó sẽ không được khẳng định mình.

Trong nghề nuôi rắn, Nhà nước có các giải pháp hỗ trợ về vốn cũng như cấp phép vận chuyển rắn đến nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để người dân đầu tư nhiều hơn vào nghề nuôi rắn. Nhà khoa học tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăm sóc rắn từ đó hạn chế tỷ lệ rắn chết, các sản phẩm chế biến từ rắn được đa dạng hơn. Nhà kinh doanh giúp cho sản phẩm rắn tới tay người tiêu dùng và từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn ngày càng phát triển.

Sơ đồ 3.1 Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986 - 2008 (Trang 69)