Tổng quan về công nghệ chặn trong công nghệ dập vuốt.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cơ khí Nghiên cứu ứng dụng gân vuốt trong công nghệ chặn để sản xuất chi tiết capô ô tô (Trang 27)

Trong công nghệ dập vuốt tuỳ thuộc vào độ phức tạp của chi tiết cần chế tạo có thể sử dụng hay không sử dụng lực chặn, nhưng nếu có sử dụng lực chặn thì lực chặn đú cú một tác dụng quyết định đến sự chính xác của chi tiết cần chế tạo. Lực chặn là lực Ðp phôi dạng tấm nằm giữa hai bề mặt là bề mặt của tấm chặn và một mặt phẳng khi thiết kế khuôn ta đã thiết kế để định vị phôi, ma sát giữa phôi với hai bề mặt này có chiều ngược so với trở lực kộo phụi vào lòng cối sẽ làm cho trở lực kộo phụi vào lòng cối tăng lên nghĩa là làm cho quá trình dập vuốt bị chậm lại hay “chặn” lại. Như vậy để tạo ra được lực chặn chúng ta cần phải chế tạo thêm cơ cấu chặn, cơ cấu tạo ra lực chặn và phải tăng thêm trở lực cho đầu trượt kộo phụi vào vì vậy về mặt kinh tế phải tốn kém thêm tiền chế tạo các kết cấu chặn và năng lượng để tạo lực chặn cùng lực dập. Tuy nhiên khi dập các chi tiết phức tạp để tránh được các khuyết tật như nhăn, rách, cong vờnh thỡ không thể thiếu được lực chặn. Có nhiều phương pháp để tạo ra lực chặn thay đổi trong đó có một số phương pháp chính như sau:

án tốt nghiệp

• Dùa vào hình dạng hình học của phôi.

• Hình dạng và kích thước của tấm chặn.

• Gân vuốt.

• Chặn tọa độ.

- Chặn bằng cao su.

- Chặn bằng xylanh có hành trình ngắn và lực thay đổi.

- Chặn đàn hồi chủ động và bị động.

• Bề mặt chặn có lực ma sát thay đổi theo vị trí.

- Thay đổi bề mặt vật liệu tấm chặn.

- Bôi trơn theo vị trí.

- Phủ trên bề mặt phôi một líp chất dẻo.

Hiện nay mét trong những phương pháp được ứng dụng nhiều nhất bởi tính đơn giản và hiệu quả cao là sử dụng gân vuốt.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cơ khí Nghiên cứu ứng dụng gân vuốt trong công nghệ chặn để sản xuất chi tiết capô ô tô (Trang 27)