Nguyờn cụng 4: Đột 4 lỗ lắp đèn và cửa lắp thông gió 1 Xác định phương đột.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cơ khí Nghiên cứu ứng dụng gân vuốt trong công nghệ chặn để sản xuất chi tiết capô ô tô (Trang 61)

4.1. Xác định phương đột.

Chi tiết nắp capụ ụtụ là một chi tiết rất lớn do đó việc đột có thể gặp rất nhiều khó khăn nếu ta không chọn được phương án đột thích hợp. Ta sẽ đưa ra 2 phương án để phân tích và lùa chọn:

• Phương án 1: Đột theo phương thẳng đứng.

Phương đột

Hình 4.23: Phương án đột theo phương thẳng đứng.

• Phương án 2: Đột lỗ theo phương ngang. Phương đột

Hình 4.24: Phương án đột theo phương ngang.

Nhận xét: Khi đột lỗ theo phương thẳng đứng thì do phương dập trùng với phương di chuyển của đầu trượt nên ta chỉ cần bố trí chày đột vuông góc bề mặt cần đột. Tuy nhiên do chiều cao của sản phẩm quá lớn do vậy chúng ta sẽ phải thiết kế một bộ khuôn hết sức cồng kềnh đông thời

án tốt nghiệp

đầu trượt cũng sẽ phải chuyển động lên một khoảng cách rất lớn, mặt khác cũng hết sức khó khăn khi định vị phôi khi đột lỗ. Nếu chúng ta đột lỗ theo phương ngang thì chúng ta sẽ phải thiết kế chi tiết biến đổi chuyển động có dạng nêm do đó sẽ phải tăng thêm lực dập nhưng khuôn và thao tác khi gá lắp phôi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4.2. Xác định lực đột lỗ.

Lực đột lỗ được tính theo công thức: Pc = C.s.Rm

Trong đó: C – là chu vi cắt.

s – là chiều dầy cắt. s = 1 mm.

Rm – là giới hạn bền của vật liệu. Tra bảng 9 sổ tay dập nguội ta có Rm = 25 kG/mm2.

Do chu vi cắt của 4 lỗ đèn và cửa thông gió là những mặt cong cú biờn dạng hết sức phức tạp nên ta sẽ lấy chu vi hình chiếu của chúng sau đó tính theo các phương án kinh nghiệm. Hình chiếu của phần cần đột có dạng như hình sau:

Hình 4.25: Hình chiếu của biên dạng cần đột.

Sau khi sử dụng lệnh MASSPROP trong phần mềm Auto Cad ta có được chu vi hình chiếu là: Cch = 765 + 2( 35 + 40 ).2 – 350 = 1357 ( mm ). R40 R35 R15 R40 R600 350 70

án tốt nghiệp

Với biên dạng cần cắt ta có thể lấy chu vi cắt là: C = 1,75.Cch = 2375 ( mm )

Vậy lực cắt là: Pc = 2375.1.25 = 59,4 ( tấn )

Do dùng cắt bằng nờm nờn ta có lực tác dụng của đầu trượt sẽ là: Pđtr = 2.1,25.59,4 = 105 ( tấn )

4.3. Thiết kế khuôn đột 4 lỗ đèn và cửa lắp thông gió.

Vỡ khuôn đột có sử dụng nêm và phần đột ở đầu của sản phẩm do đó

phần làm việc có kích thước rất nhỏ so với phần còn lại do đó ta phải hết sức chú ý tới việc sao cho kết cấu của khuôn có thể dễ dàng đưa được phôi vào cũng như lấy được sản phẩm ra. Bề mặt cần đột cú biờn dạng hết sức phức tạp do vậy để đảm bảo mép đột có được chất lượng tốt và độ chính xác cao thì nhất thiết khi đột phải có chặn. Hành trình của nêm phải đảm bảo sao cho tấm chặn không ảnh hưởng tới việc đặt phôi, nghĩa là phôi phải được đặt một cách dễ dàng vào bề mặt của cối đột. Để đảm bảo các yêu cầu trên ta có bản vẽ thiết kế khuôn cắt đột như sau:

án tốt nghiệp

Hình 4.26: Kết cấu làm việc của khuôn đột lỗ.

án tốt nghiệp

Hình 4.27: Mô hình 3D khuôn cắt đột.

Hình 4.28 : Sản phẩm sau khi đột lỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cơ khí Nghiên cứu ứng dụng gân vuốt trong công nghệ chặn để sản xuất chi tiết capô ô tô (Trang 61)