2. Gân vuốt trong công nghệ chặn.
2.3. Cách bố trí gân dập vuốt.
Thực tế cho thấy việc lắp gõn trờn mặt chặn của vành chặn hay mặt chặn của cối đều không ảnh hưởng tới tác dụng của gân dập vuốt, tuy nhiên phải tùy thuộc vào tính chất của máy móc và dụng cụ gia công để có cách bố trí sao cho hợp lý trong quá trình lắp ráp và sử dụng. Nếu gân vuốt được bố trí trên mặt chặn của vành chặn cũn rónh vuốt được bố trí trên mặt chặn của cối thì khi duy tu cối sẽ dễ dàng hơn vì khi đó việc mài và đánh bóng cối sẽ thuận tiện còn thông thường gân vuốt sẽ không phải mài. Tuy nhiên nếu việc mài rónh gõn vuốt trên mặt chặn của cối quá thường xuyên sẽ làm cho mặt chặn bị tổn hao ảnh hưởng đến độ sâu dập vuốt và ảnh hưởng trực tiếp tới độ chính xác của sản phẩm. Vì vậy phải tùy thuộc vào việc bố trí gân vuốt xem có thuận tiện không để ta chọn xem nên bố trí gân vuốt trên mặt chặn của cối hay mặt chặn của vành chặn. Với phương án công nghệ mà ta đã chọn phương dập đã được xác định thì ta sẽ chọn cách bố trí gân vuốt trên tấm chặn cũn rónh vuốt thì bố trên mặt chặn của cối.
Ngoài ra việc bố trí gân vuốt ở xa hay gần góc lượn của cối cũng không ảnh hưởng tới tác dụng của gân vuốt nên tùy thuộc vào tính chất sử dông của bề mặt chặn để ta bố trí gân vuốt. Nếu bề mặt chặn sau khi cắt đi phần bù công nghệ mà vẫn là phần làm việc của sản phẩm cần chế tạo và cần có độ phẳng thì khi đú gõn vuốt cần bố trí xa hơn khoảng làm việc sau này của vành chặn. Trường hợp mà vành chặn sau khi cắt biên không có tác dụng làm việc thì ta sẽ bố trí gân vuốt gần với góc lượn của mép cối để tiết kiệm vật liệu. Đối với sản phẩm chúng ta cần chế tạo là nắp capụ ô tô thì vành biên sau khi cắt chỉ có tác dụng để gấp mộp nờn vành biên sẽ không có tác dụng gì sau khi dập do đó chúng ta có thể bố
án tốt nghiệp
trí gân dập vuốt càng gần mép cối càng tốt nhưng vẫn phải đủ độ an toàn nhất định.