Các khu vực có nhiều tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản tôm nguyên liệu bằng Oligochitosan sản xuất theo công nghệ bức xạ coban 60 (Trang 37)

Khu vực vịnh Bắc Bộ tôm tập trung ở các cửa sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã,…đối tƣợng chính là tôm Rảo, tôm Lớt (Bạc). Tôm xuất hiện quanh năm nhƣng tập trung vào tháng 3- 5 và tháng 7- 10 hàng năm.

Khu vực Quảng Ngãi- Bình Định- Phú Yên- Khánh Hòa, đối tƣợng khai thác chủ yếu là tôm Vỗ, tôm Bạc, tôm Rồng, tôm Hùm,…Mùa vụ vào tháng 5 đến tháng 9, nhƣng cao điểm là tháng 6- 7.

Khu vực Nam Hoàng Sa, chủ yếu là tô Rồng.

Khu vực Côn Sơn có tôm Vỗ và các loài tôm nhỏ thuộc họ tôm gai và họ

Pandalidae. Mùa vụ từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau và tháng 5- 7.

Khu vực Tây Nam Bộ chủ yếu là tôm Vỗ, tôm Bạc, tôm Rảo,…Mùa vụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Khu vực cù lao Thu chủ yếu là tôm Vỗ, tôm Bạc, tôm Rảo, tôm Hùm,…Mùa vụ chính là tháng 1- 3 và mùa phụ là tháng 5- 9.

Hiện nay nhu cầu về tôm ngày càng cao, sản lƣợng tôm đánh bắt có hạn vì vậy nghề nuôi tôm đang đƣợc phát triển mạnh. Ở miền Bắc và Trung tận dụng các bãi triều, các đầm vịnh, các vùng nƣớc lợ để nuôi tôm, ở miền Nam chủ yếu là nuôi tôm ở các bãi rừng ngập mặn. Đối tƣợng nuôi chủ yếu ở miền Bắc hiện nay là tôm Rảo (M. ensis) chiếm 70 %, tôm Bạc( P. merguiensis) chiếm 10%, 20% còn lại là các loài tôm khác. Ở miền Trung là tôm Sú (P. monodon) chiếm 50%, tôm Bạc và tôm Rảo chiếm 40%.

Ở miền Nam đối tƣợng nuôi chủ yếu là tôm Bạc, tôm He Ấn Độ( P. indicus) và tôm Sú chiếm 80- 90% tổng sản lƣợng tôm nuôi và tôm Càng xanh( tôm nƣớc ngọt).

Dƣới đây xin giới thiệu một số đối tƣợng quan trọng:

 Họ tôm He (Penaeidae):

Tôm Sú (Penacus monodon):

Còn gọi là tôm Cõ là loại tôm có kích thƣớc rất lớn, khi còn tƣơi ở vỏ và đầu ngực tôm có vằn ngang (tôm ở biển vằn trắng nâu hoặc trắng xanh xen kẽ, ở đầm đìa nƣớc lợ tôm có màu xanh đen). Tôm Sú phân bố rộng từ đầm nƣớc lợ ra vùng biển sâu khoảng 40m, tập trung nhiều ở độ sâu 10- 25m.

Tôm tự nhiên có quanh năm nhƣng mùa vụ chính từ tháng 2- 4 và tháng 7- 10. Tôm có chiều dài khai thác 150- 250mm với khối lƣợng từ 50- 150g. Tôm Sú là đối tƣợng nuôi chủ yếu của nƣớc ta hiện nay vì quanh năm đều có tôm Sú để chế biến.

Tôm Sú là loài tôm ngon thịt chắc thơm, có giá trị kinh tế rất cao. - Tôm Hẹ mùa (Penaeus merguiensis):

Còn gọi là tôm Bạc hay tôm Lớt, phân bố khắp nơi nhƣng tập trung nhiều ở Nam Trung Bộ, Vũng Tàu, Rạch Giá, vịnh Thái Lan. Tôm Bạc mình dẹt, đầu có răng cƣa, đuôi dài không có gai màu vàng nhạt phớt xanh, có nhiều đốm đen đỏ. Thân màu vàng xanh, tôm ở biển đi thành đàn lớn, mùa khô tôm vào sống ở gần bờ và mùa mƣa ra sống ở biển sâu. Mùa vụ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau và từ tháng 5- 9. Tôm có chiều dài khai thác 140- 200mm với khối lƣợng 35- 80g.

- Tôm thẻ (Penaeus semisulcatus):

Còn gọi là tôm Sú vằn. Tôm có màu đặc trƣng xanh thẳm, vằn ngang ở bụng, râu có khoang vàng đỏ nhạt. Tôm phân bố từ nông ra sâu đến 60m nhƣng tập trung nhiều ở độ sâu 20- 40m. Tôm có nhiều ở Trung Bộ, tập trung nhiều ở vùng biển Quảng Ngãi- Bình Định- Phú Yên – Khánh Hòa. Mùa vụ từ tháng 2- 4 và tháng 7- 9. Tôm có chiều dài khai thác khoảng 120- 250mm với khối lƣợng từ 40- 145g.

- Tôm Rảo (Metapennaeus ensis):

Còn gọi là tôm Chì. Tôm Rảo có màu vàng nhạt thân có nhiều chấm nâu đậm hình dáng gần giống tôm Bạc nhƣng mình tròn, săn chắc và dày vỏ. Có khi tôm có màu trắng xanh hay xanh xám. Tôm Rảo sống ở vùng nƣớc lợ lúc lớn lên đi xa bờ. Tôm có nhiều ở vùng biển Nam Trung Bộ. Mùa vụ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau và từ tháng 6- 8. Tôm Rảo có kích thƣớc trung bình, chiều dài khai thác từ 100- 180mm với khối lƣợng 20-50g.

- Các loài tôm He có giá trị kinh tế khác:

Tôm He Ấn Độ (P. indicus) còn gọi là tôm Thẻ trắng, tôm He Nhật Bản (P.

jano-nicus), tôm Nƣơng (P. chiensis), tôm Bộp (Metapenaeus affinis) cũng gọi là

tôm Chì, tôm Vang (Metap joyneri), tôm Đuôi xanh (Metap intermedius), tôm Sắt

(Parapenae-opsis harduickii).

 Họ tôm Vỗ (Scyllaridae):

Họ tôm Vỗ có 9 loài trong đó loài có giá trị kinh tế lớn là Ibacus ciliatus

Thenus orientalis.

- Tôm Vỗ (Ibacus ciliatus):

Tôm có đầu to và dẹp, thân ngắn, tôm có màu vàng xám hay đen xám. Trữ lƣợng tôm Vỗ ở vùng biển Việt Nam khá lớn, khả năng khai thác có thể tới 28.000 tấn/ năm. Tôm Vỗ thƣờng ở ngƣ trƣờng với tôm Hùm. Tôm Vỗ phân bố khá rộng, độ sâu từ 30- 600m nhƣng mùa khô thƣờng tập trung ở độ sâu từ 150- 250m và mùa mƣa 150- 300m. Tôm Vỗ phân bố rãi rác ở miền Trung và Bắc Bộ. Ở Bình Thuận đàn tôm tập trung rất lớn ở vùng cù lao Thu.

Tôm Vỗ là loài tôm thịt chắc, thơm ngon có giá trị kinh tế. Chiều dài khai thác từ 140- 210mm và khối lƣợng khoảng 80- 300g.

 Họ tôm Hùm (Homaridae) và họ tôm Rồng (Palinusdae):

Về thuật ngữ Việt Nam chƣa phân biệt giữa tôm Hùm và tôm Rồng hoặc còn lẫn lộn giữa hai họ đó. Một số tác giả đã phân biệt hai họ đó nhƣ sau: Tôm Hùm có một đôi càng lớn, râu nhỏ thuộc giống Henmarit gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc, tôm Rồng không có đôi càng lớn nhƣng có cặp râu to dạng hình thoi dài thuộc giống

Panulirus phân bố nhiều ở Nam Trung Bộ. Nhân dân thƣờng gọi chung hai họ này

là tôm Hùm. Mùa vụ chung từ tháng 2- 6 và từ tháng 8- 12. Hiện nay nhân dân ven biển miền Trung phát triển nuôi tôm Hùm lồng trên biển rất mạnh mẽ đã mở ra triển vọng lớn.

Tôm Hùm có tuổi thọ cao (50- 100) năm khối lƣợng lớn (có thể đạt 13- 19 kg. tuổi thành thục muộn (4- 5) năm và sức sinh sản khá cao. Sản lƣợng tôm Hùm của ta đạt khoảng 1.000- 2.000 tấn/ năm. Các loài tôm Hùm có thịt thơm ngon hấp dẫn, có giá trị xuất khẩu cao nhất trong các loài tôm. Mấy loài tôm Hùm có giá trị kinh tế là:

 Tôm Hùm Sao (Panulirus ornatus):

Còn gọi là tôm Hùm bông. Có kích thƣớc lớn, phân bố rộng, xuất hiện quanh năm. Chiều dài khai thác trung bình là 250- 450mm với khối lƣợng 1.230- 2.320g.

Phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, tập trung nhiều ở Cam Ranh. Xuất hiện quanh năm nhƣng mùa vụ tập trung là tháng 7- 9. Chiều dài khai thác trung bình 160- 280mm với khối lƣợng 245- 495g.

 Tôm Hùm Sỏi ( Panulirus stimpsoni) :

Còn gọi là tôm Hùm đá, phân bố rộng, xuất hiện quanh năm và tập trung vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Chiều dài khai thác trung bình 165- 350mm với khối lƣợng 275- 585g.

Tôm Hùm Thompsoni (Nephrops thompsoni):

Phân bố nhiều ở phía Bắc, là loại tôm có thịt ngon. Chiều dài khai thác trung bình từ 120- 160mm với khối lƣợng 45- 85g.

 Họ tôm Càng (Palaemonidae):

Theo điều tra thì họ tôm Càng ở nƣớc ta có 4 giống là Palaemon,

macrobrachium, LeptocarpusLeandrites. Trong đó giống Palaemon gặp 4 loài

macrobrachium gặp 3 loài. Loài macrobrachium rosenbergii là loài có giá trị

kinh tế nhất.

 Tôm Càng xanh (macrobrachiumrosenbergii):

Là đối tƣợng nuôi và khai thác tự nhiên lớn trong sông ngòi, kênh rạch, đầm, đìa và ao vùng đồng bằng Nam Bộ. Tôm sống đƣợc ở cả nƣớc lợ và nƣớc ngọt. Mùa vụ quanh năm nhƣng tập trung từ tháng 10- 12. Thân tôm tròn có màu xanh lơ đậm, chùy đầu phát triển nhọn cong vút lên từ 1/2 bề dài trên có 11- 15 răng và lƣỡi có 12- 15 răng. Tôm có sọc đen dài, đôi động túc thứ 2 phát triển thành càng lớn màu xanh lơ đậm, phần dƣới màu vàng, nâu, hoặc da cam.

Theo thống kê đến nay thì sản lƣợng khai thác tôm Càng xanh ở đồng bằng Nam Bộ khoảng 6.500 tấn/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản tôm nguyên liệu bằng Oligochitosan sản xuất theo công nghệ bức xạ coban 60 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)