Tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chitin – chitosan –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản tôm nguyên liệu bằng Oligochitosan sản xuất theo công nghệ bức xạ coban 60 (Trang 29)

oligochitosan

1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Thế giới đã biết đến chitin – chitosan từ những năm 60 của thế kỷ XIX nhờ phát minh đầu tiên vào năm 1859 của Rouger, khi ông đun sôi chitin trong dung dịch KOH đậm đặc. Về sau có nhiều công trình nghiên cứu về chitin, chitosan và các sản phẩm thủy phân chitin – chitosan.

Murakami cùng cộng tác viên (1992) cho rằng mỗi enzyme thủy phân chitosan khác nhau sẽ có hết quả về sản lƣợng khác nhau do mức độ deacetyl của chitosan khác nhau.

Shigermase cùng cộng tác viên (1994) cho rằng lysozyme có khả năng thủy phân chitin- chitosan rất tốt trong điều kiện t= 380C, pH= 5,4.

Aiba và Muraka (1996) cho rằng (GlcNAc)n, n= 1 ÷ 7, có thể sản xuất đƣợc bằng cách dùng enzyme, enzyme cellulose và hemicellulose thủy phân chitosan.

Muzzarelli (1997) cũng cho rằng hemicellulose, papain và lipase thủy phân chitosan ở những độ nhớt rất khác nhau, hemicellulose thủy phân chitosan ở những độ nhớt rất khác nhau, hemicellulose thủy phân chitosan, sản lƣợng (GlcNAc)n, n= 6 thu đƣợc 18%, Mzzarelli (1997) cũng cho rằng Strepmyces griseus Hut 6037 tiết ra enzyme ngoại bào chitinase và chitosanase ứng dụng thủy phân của loài giáp xác. Một nghiên cứu khác của Zhu cùng công tác viên (2001) cho rằng dùng hemicellulose thủy phân chitosan, sản lƣợng hexaose thu đƣợc 18% và dùng cellulose thủy phân chitosan cho sản lƣợng GlcNAc là 37%.

1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Ở nƣớc ta, trƣờng Đại học Thủy sản bắt đầu nghiên cứu chiết tách đƣợc Chitin – Chitosan từ năm 1978 với quy trình của kỹ sƣ Đỗ Minh Phụng nhƣng chƣa có ứng dụng cụ thể trong sản xuất. Sau một thời gian, khi phát hiện ra nhiều ƣu điểm của Chitin – Chitosan thì chúng đã trở thành nhu cầu trong nhiều ngành công nghiệp và trở thành mặt hàng có giá trị thì nhiều cơ quan nghiên cứu khác cũng tập trung vào nghiên cứu các ứng dụng công nghệ này nhƣ trƣờng Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trƣờng Đại học Cần Thơ, trƣờng Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, phân viện khoa học Việt Nam,…cho đến nay, tận dụng các nguồn phế liệu giáp xác nói chung và tận dụng phế liệu từ vỏ tôm nói riêng đang dần đƣợc mở rộng và đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn.

COS có phân tử lƣợng thấp, tan đƣợc trong nƣớc, có khả năng kháng khuẩn cao nên hiện nay COS đang đƣợc chú ý đến để ứng dụng vào các ngành công nghiệp. Trong những năm vừa qua, có rất nhiều trƣờng đại học, trong đó có trƣờng Đại học Nha Trang đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng

COS vào ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng. 2005, Hoàng Ngọc Anh đã nghiên cứu về Oligoglucozamin để bảo quản thịt heo. Năm 2006, có công trình nghiên cứu của cô Trần Thị Luyến và cộng sự dùng oligoglucozamin làm chất bảo quản xúc xích gà surimi. Năm 2009, Cô Trần Thị Luyến và Đỗ Hải Lƣu đã nghiên cứu ảnh hƣởng của Chitosan, Oligochitosan đến một số vi sinh vật gây bệnh trên cá bảo quản bằng nƣớc. Năm 2012, Lê Thị Cẩm Ny đã thử nghiệm sản xuất Oligochitosan và sử dụng Oligochitosan trong bảo quản cá nục nguyên con. Và mới đây nhất, năm 2013, Võ Thị Nhàn cũng đã thử nghiệm sản xuất Oligochitosan và sử dụng Oligochitosan trong bảo quản tôm thẻ chân trắng nguyên liệu; Hoàng Thị Kim Hạnh đã nghiên cứu sản xuất Oligochitosan bằng phƣơng pháp chiếu xạ gamma Coban 60; Nguyễn Thị Hƣơng thử nghiệm sử dụng Oligochitosan trong bảo quản măng tây tƣơi; Nguyễn Thị Ngọc Trâm nghiên cứu thử nghiệm sản xuất Oligochitosan bằng phƣơng pháp sử dụng Enzyme Chitinase; Hoàng Thị Thanh Trí thử nghiệm sử dụng enzyme Polysaccharase thủy phân chitosan trong sản xuất Oligochitosan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình bảo quản tôm nguyên liệu bằng Oligochitosan sản xuất theo công nghệ bức xạ coban 60 (Trang 29)