Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương II (Trang 34)

Những hạn chế còn tồn tại: Tốc độ tăng trưởng của sản xuất kinh doanh còn chậm, Công ty chưa chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, chất lượng sản phẩm ổn định nhưng chưa có sự đặc biệt, đột phá so với đối thủ cạnh tranh, giá bán ngang hoặc cao hơn (đối với một số sản phẩm) so với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm đa dạng nhưng chủ yếu là thuốc thông thường, giá trị kinh tế không cao…

Nguyên nhân khách quan: bước sang cơ chế thị trường hiện nay, cũng như các ngành kinh tế khác, ngành Dược phát triển hết sức sôi nổi, các đơn vị sản xuất thuốc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hang Dược nước ngoài cũng chiếm lĩnh thị trường với thực lực và kinh nghiệm lớn, gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Việc quản lý chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường còn nhiều bất cập, nhiều thuốc giả, thuốc nhái, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường gây khó khăn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đối với ngành Dược, Bộ Y tế quy định các đơn vị phải hoàn thành đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn GMP (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt). Chi phí cho dây chuyền đạt GMP là rất lớn, đưa giá thành sản phẩm lên cao vì vậy cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.

Tâm lý sính ngoại cản trở rất lớn thị trường quốc nôi, thu nhập người dân tăng lên, nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao cũng tăng theo, sức ép của sản phẩm thay thế cũng ngày một lớn. Do trình độ dân trí được nâng cao, kiến thức Y dược được tuyên truyền đến đại bộ phận dân chúng, phương châm “sử dụng thuốc an toàn hiệu quả” được giáo dục cho mọi người, từ đó quan niệm sử dụng thuốc tân dược cũng thay đổi. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc tân dược ngày càng được khuyến khích như: châm cứu, xoa bóp vật lý trị liệu, tập dưỡng sinh, dùng thuốc y học dân tộc…đó là những sản phẩm có thể thay thế thuốc tân dược. Thuốc tân dược được khuyến cáo là có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe con người, xu hướng dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đang dần thay thế

SV: Nguyễn Thanh Hương

Lớp: QTKD Thương mại 51A

thuốc tân dược trong điều trị bệnh thông thường.

Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thực sự được quan tâm thích đáng nên hiệu quả chưa cao, do vậy việc tìm kiếm thị trường còn nhiều hạn chế đặc biệt là thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu; Hệ thống trang thiết bị chưa được hiện đại hóa một cách đồng bộ làm cho chất lượng sản phẩm còn kém so với các sản phẩm cùng loại nhập từ nước ngoài, vì vậy gây trở ngại lớn cho hoạt động mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; Hệ thống tiêu thụ sản phẩm với đại lý ở các tỉnh chưa có sự kiểm tra thường xuyên, chưa có đội ngũ nhân viên tiếp thị tại các tỉnh giới thiệu về sản phẩm của Công ty, Đại lý ở các tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào các công ty dược của tỉnh nên tính linh hoạt còn kém, hiệu quả hoạt động bán hàng chưa cao.

Bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, nặng nề, nhân sự của Công ty cũng mất cân đối, tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2012 là hơn 44%, khá cao so với con số mong muốn là 20%. Và điều quan trọng nhất hiện nay là ổn định tổ chức nhân sự. Công ty chưa quan tâm tới việc đào tạo những dược sỹ trẻ có năng lực, chưa có chính sách đái ngộ thích đáng về quyền lợi nhằm kích thích sự cống hiến cũng như tạo sự gắn bó với Công ty. Trong bộ máy gián tiếp hiệu quả công việc chưa cao, một số lĩnh vực chuyên môn Công ty đang thiếu những chuyên gia có năng lực và chuyên môn cao.

Công ty còn chưa chú trọng đến công tác giao tiếp, khuếch trương và quảng cáo, chưa áp dụng được các hình thức quảng cáo tiên tiến, do đó hiệu quả của việc quảng cáo chưa cao, các chương trình khuyến mãi được thực hiện lẻ tẻ, chưa thực hiện thành hệ thống để hỗ trợ giữa các khâu.

Công tác nghiên cứu sản phẩm mới dựa vào hàng ngoại cùng chủng loại để thiết kế bao bì nhãn mác chưa có sự sáng tạo, các sản phẩm truyền thống của Công ty được cải tiến trình bày cũng trên cơ sở hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Trên đây là một số hạn chế còn tồn tại trong Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương II gây ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Hiện nay công ty đang hoàn thiện và đưa ra những biện pháp để giảm thiểu những hạn chế với mục tiêu lâu dài bền vững là tạo dựng uy tín và chỗ đứng trên thị trường.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM

TRUNG ƯƠNG II

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bán hàng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương II (Trang 34)