Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nông nghiệp Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian (Trang 27)

Tuổi động dục lần đầu là một trong các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia súc. Lúc này con cái cĩ khả năng giao phối để hồn thành nhiệm vụ sinh sản. Tuổi động dục lần đầu là chỉ tiêu đánh giá tính mắn đẻ của một giống trâu, bị trong điều kiện nuơi dưỡng hợp lý. Thơng thường bê nuơi hậu bị theo hướng sinh sản và lấy sữa được nuơi dưỡng tốt cĩ tuổi động dục lần đầu vào lúc 14 - 16 tháng tuổị Tuy nhiên người chăn nuơi thường khơng phối giống cho bê tơ ở tuổi này vì chúng chưa đủ thành thục về thể vĩc (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[102]. Tuổi động dục lần đầu cũng gắn liền với việc đạt được khối lượng và kích thước của cơ thể. Trong cùng một giống, khối lượng cơ thể gia súc hình như là một yếu tố cĩ tính quyết định hơn so với yếu tố tuổi, trong việc xuất hiện lần động dục đầu tiên (Phùng Quốc Quảng, 2001)[81].

Tuổi đẻ lứa đầu là thước đo sức tái sản xuất của cơ thể. Tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn thì vật nuơi càng sớm tạo ra sản phẩm. Tuổi đẻ lứa đầu muộn, sẽ cĩ nhiều trường hợp đẻ khĩ, gây thiệt hại cho ngành chăn nuơị Tuổi đẻ lứa đầu cĩ liên quan chặt chẽ với tuổi động dục lần đầu, kỹ thuật phối giống, tỷ lệ đực/cái trong đàn... Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền và ngoại cảnh như: chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng bê, điều kiện khí hậu, khả năng sinh trưởng và phát dục của giống...

Tuổi đẻ lứa đầu cĩ khoảng biến thiên khá rộng, hệ số di truyền của tuổi đẻ lứa đầu trên bị sữa là 0,34 (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[94]. Theo Nguyễn Xuân Trạch và CS (2006) [102] thơng thường tuổi đẻ lứa đầu của bị lai hướng sữa Hà-Ấn F1, F2, F3 vào khoảng 27 – 28 tháng tuổị Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (cả về tính và thành thục về thể vĩc), đồng thời phụ thuộc vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của trâu bị. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 365 ngày là khoảng cách lý tưởng. Sarda và CS (1967, trích từ Trần Trọng Thêm, 1986)[89] đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bị cái bằng khoảng cách lứa đẻ: khoảng cách giữa 2 lứa đẻ K < 410 ngày là rất tốt, K = 410 - 460 ngày là tốt và K > 460 ngày là khơng tốt. Khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng xấu tới tổng sản lượng sữa và số bê con sinh ra trong 1 đời bị mẹ, dẫn đến hạn chế nâng cao tiến bộ di truyền. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng, đặc điểm phẩm giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ (thời gian hồi phục cơ quan sinh dục con cái), thời gian mang thai, cạn sữạ..

Hệ số phối giống là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuơi bị sữạ Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] cho thấy hệ số phối giống trên đàn bị lai giữa bị ơn đới với bị nhiệt đới với các tỷ lệ máu bị ơn đới khác nhau cĩ khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bị ơn đới trong

con lai, do điều kiện khí hậu, chăm sĩc nuơi dưỡng cịn thấp và chưa phù hợp. Các chỉ tiêu thời gian động dục lại sau khi đẻ, tỷ lệ chậm sinh và vơ sinh tạm thời, tỷ lệ thụ thai, khối lượng sơ sinh bê đực, cáị.. cũng là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nông nghiệp Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)