Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu của người lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn 2014 (Trang 121)

5. Kết cấu đề tài

4.3.6. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu của người lao động

Công ty xi măng hầu như không tiến hành các hoạt động nhằm phát hiện và xác định nhu cầu của người lao động mà mặc nhiên thừa nhận rằng tiền lương và những giải pháp tăng tiền lương, thu nhập của người lao động là biện pháp tạo động lực làm việc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ bởi vì nhu cầu của con người là khá đa dạng bởi vì, ngoài thu nhập người lao động còn có rất nhiều nhu cầu khác được thỏa mãn như nhu cầu được thăng tiến phát triển nghề nghiệp, được học tập nâng cao trình độ, được làm những công việc phù hợp với năng lực, được làm việc trong điều kiện tốt...Chính vì thế mà cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu của người lao động trong từng thời kỳ. Theo tác giả, điều tra xã hội học là phương pháp xác định nhu cầu của người lao động hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Qua những vấn đề đã được phân tích trong những phần trước thì một lần nữa tôi xin được khẳng định: Việc tạo động lực cho người lao động là một công việc cần thiết và rất quan trọng.

Tuy hệ thống động lực đó có nhiều khía cạnh khác nhau nhưng quy chung lại là nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi cá nhân tùy vào hoàn cảnh sống, trình độ, tâm sinh lý mà có những nhu cầu khác nhau. Vấn đề cần phải đề cập là công ty cần phải biết nhìn nhận, phân tích và đáp ứng kịp thời, phù hợp với từng nhu cầu đó của người lao động. Người lao động ngay từ những ngày đầu mới tham gia vào công ty thì cần phải được định hướng và mô tả công việc rõ ràng. Tiếp theo đó, trong quá trình làm việc thì phải được tạo điều kiện thuận lợi nhất, làm việc trong môi trường khách quan, công bằng và đặc biệt là phải cảm nhận được an toàn. Vì thế, công ty phải có cơ chế quy định rõ ràng để người lao động tuân thủ theo. Khi người lao động đã hoàn thành tốt công việc của mình thì phải nhận được những thành quả lao động xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần, khi đó họ sẽ nhiệt tình hơn trong lao động, hăng hái tạo lập thành tích, luôn nhiệt huyết cùng với công ty phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn. Bằng những nội dung đã đề cập ở trên thì ta thấy nhân viên công ty đã có sự thỏa mãn về các chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi…tương đối phù hợp đồng thời thỏa mãn cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người lao động cũng thay đổi từng ngày. Chính vì vậy đòi hỏi công ty không ngừng học hỏi, tìm hiểu thêm để bổ sung vào hệ thống động lực của mình nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh một cách phù hợp. Để công ty và người lao động thực sự luôn cùng nhau đi lên và phát triển.

Do những hạn chế trong kinh nghiệm thực tế và nguồn số liệu thu thập nên chuyên đề chưa đi sâu phân tích một cách đầy đủ, đồng thời cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

KIẾN NGHỊ

- Đối với Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn: Cần ngày càng hoàn thiện hệ thống động lực của công ty.

- Xây dựng quá trình tuyển dụng khoa học hơn, mô tả công việc chi tiết, rõ ràng hơn để người lao động nhận định và thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình một cách tốt nhất. Tiến hành đào tạo kỹ năng cho người lao động (nếu có thể).

- Xem xét và tăng lương cho người lao động trong bối cảnh giá trị cuộc sống ngày càng tăng.

- Tiến hành đánh giá kết quả công việc của người lao động thường xuyên và khách quan, công bằng hơn.

- Xây dựng môi trường làm việc ổn định, an toàn và giờ giấc khoa học để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

- Định hình rõ ràng, cụ thể văn hóa của công ty.

- Luôn luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường để đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.

Bên cạnh đó thì công ty cũng nên thưởng thêm vào một số ngày lễ khác như:

+ Ngày quốc tế phụ nữ 08/03 + Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 + Ngày quốc tế thiếu nhi 01/06

- Luôn luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trao dồi kiến thức, học hỏi kỹ năng.

- Xây dựng chính sách thưởng- phạt hợp lý, kịp thời để đảm bảo người LĐ luôn tuân thủ các quy định.

* Đối với chính phủ

- Tạo điều kiện hơn nữa cho các công ty phát triển, ở miền nam còn đang thiếu rất nhiều. Thương lượng, giới thiệu sản phẩm của ngành này với nhiều quốc gia trên thế giới để tạo đầu ra ổn định cho các công ty.

- Quy định rõ ràng những quy tắc, điều luật về hê thống tạo động lực trong công ty và phải hỗ trợ cũng như giám sát để những quy định đó được thực hiện nghiêm túc.

- Mở nhiều cuộc hội thảo về ngành nghề này trong và ngoài nước để công ty có điều kiện tiếp xúc với các công ty khác mà học hỏi kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của họ.

- Hỗ trợ về vốn cho các công ty khi khó khăn cũng như khi công ty có nhu cầu mở rộng sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Vân Thùy Anh, "Tạo động lực cho ngời lao động bằng khuyến khích tài chính", Tạp chí lao động xã hội, số 331 ngày 16/03/2008. 2. Trần Xuân Cầu & Tác giả Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế

nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Cẩm nang quản lý hiệu quả (2005), Quản lý nhóm, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006), Tuyển dụng và đãi ngộ người tài, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hoàng Cương (2008), Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt, http://www.doanhnhan360.com

6. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

7. Trần Trí Dũng (2008), Động viên người lao động: Lý thuyết tới thực hành, http://www.doanhnhan360.com

8. Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Trần Thị Hạnh - Đặng Thành Hưng - Đặng Mạnh Hổ (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị quốc gia.

10. Hà Văn Hội (2007), Quản trị nguồn nhân lực trong công ty tập 2, NXB Bưu điện.

11. Vương Minh Kiệt (2005), Giữ chân nhân viên bằng cách nào, NXB Lao động - Xã hội.

12. Nguyễn Hữu Lâm, Hành vi tổ chức, NXB Thống kê.

13. Hà Nguyễn (2008), Khắc phục tình trạng nhân viên thiếu động lực làm việc, http://www.doanhnhan360.com

14. Phòng Tổ chức lao động Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn. 15. Phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn.

16. Thời báo Kinh tế Sài gòn (2007), Cách tạo động lực cho nhân viên, http://www.doanhnhan360.com

17. Thương Trường (2009), Bí quyết thu hút, duy trì và động viên người lao động, http://www.doanhnhan360.com

18. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình hành vi tổ chức, NXB thống kê Hà Nội

19. Lương Văn Úc, Giáo trình tâm lý học lao động.

20. Thùy Vân (2009), Người lao động cần gì từ công việc, http://www.doanhnhan360.com.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng tính toán xếp hạng quan trọng của các nhu cầu

Mức độ

Nhu cầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB Thứ hạng

Thu nhập cao và thỏa đáng 148 78 21 16 7 6 6 6 9 3 2.34 1

Công việc ổn định 99 129 21 15 6 8 7 5 7 3 2.46 2

Công việc thú vị, thách thức 5 14 35 24 44 33 56 25 22 42 6.2 6

Công việc phù hợp với

khả năng sở trường 19 11 57 55 48 50 20 21 11 8 4.87

4

Điều kiện lao động tốt 9 28 86 63 31 27 18 20 10 8 4.5 3

Tự chủ trong công việc 4 10 23 42 52 53 50 37 21 8 5.85 5

Cơ hội học tập, nâng cao trình độ 8 7 20 28 39 31 56 62 36 13 6.39 8

Cơ hội thăng tiến 3 10 14 12 20 22 22 34 67 96 7.78 9

Ghi nhận thành tích trong CV 2 6 6 12 12 30 30 49 87 66 7.88 10

Phụ lục 2: Bản mô tả công việc

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chức danh công việc: Chuyên viên đào tạo-nâng bậc Mã công việc:

Bộ phận: Phòng Tổ chức lao động Mức lương

Người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng

Các nhiệm vụ:

1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

- Tổ chức hướng dẫn, giám sát các đơn vị đánh giá nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho các đơn vị.

- Tổng hợp kế hoạch đào tạo của các đơn vị và xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho toàn Công ty.

2. Triển khai thực hiện các khóa đào tạo theo kế hoạch đào tạo đã được Giám đốc phê duyệt:

- Liên hệ, ký kết hợp đồng với các đơn vị đào tạo bên ngoài cung cấp các chương trình học cho công ty

- Chuẩn bị địa điểm, kinh phí, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho giảng viên và học viên.

- Thông báo chiêu sinh căn cứ vào đối tượng được phê duyệt theo phương án - Theo dõi tình hình tham dự lớp học của các học viên.

- Báo cáo kết thúc khóa đào tạo: tình hình thực hiện, chi phí thực hiện, đề xuất khen thưởng - kỷ luật đối với các học viên

- Tổ chức, hướng dẫn và giám sát việc biên soạn giáo trình, giáo án và tài liệu phục vụ cho khóa học

- Tổ chức giám sát thi lý thuyết và tay nghề đối với các khóa đào tạo nâng bậc, chuyển nghề do công ty thực hiện.

- Tổ chức in chứng chỉ cho các khóa đào tạo nội bộ của Công ty. Mở sổ theo dõi và cấp chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu của các khóa đào tạo.

- Theo dõi và xét duyệt chấm công cho giáo viên giảng dạy ở các đơn vị

3. Đánh giá kết quả đào tạo:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị tổ chức các khóa đào tạo và đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

- Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo trong năm của các đơn vị và toàn Công ty.

- Lập báo cáo kết quả công tác đào tạo của toàn công ty trong năm.

- Các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của công ty và pháp luật của Nhà nước

Các mối quan hệ trong công việc:

- Báo cáo công tác và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng phòng.

- Cung cấp thông tin đào tạo, hướng dẫn, giám sát các đơn vị trong công ty thực hiện công tác đào tạo

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo uy tín, chất lượng

Điều kiện làm việc:

- Thời gian làm việc: Sáng 7h30’ đến 11h30’; Chiều: 13h00 đến 17h00

- Được sử dụng một bàn làm việc, một máy tính và một máy in để phục vụ cho công việc, một tủ đựng hồ sơ.

- Được sử dụng các tài liệu trong công ty có liên quan phục vụ cho công tác đào tạo. - Các văn bản, tài liệu, sách tham khảo liên quan đến quản trị nhân lực, văn bản pháp luật lao động.

- Các yếu tố an toàn vệ sinh lao động: theo quy định của công ty.

BẢN YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI NGƢỜI THỰC HIỆN

Kiến thức:

- Có kiến thức cơ bản về kinh tế và tổ chức quản lý nguồn nhân lực.

- Nắm vững luật lao động và các chế độ chính sách, qui định của Nhà nước và của công ty liên quan đến công tác tổ chức đào tạo.

- Nắm được phương hướng, chiến lược và các định hướng phát triển của công ty trong từng giai đoạn thuộc lĩnh vực đào tạo.

- Hiểu biết các đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, quy trình công nghệ và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Kỹ năng:

- Kỹ năng tổ chức, kiểm tra - giám sát. - Khả năng giao tiếp tốt.

Ngoại ngữ - Tin học:

- Tiếng Anh trình độ C

- Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản

- Sử dụng thành thạo các chương trình tin học văn phòng để phục vụ công việc

Trình độ chuyên môn:

Có trình độ đại học chuyên ngành Kinh tế lao động hoặc Quản trị nhân lực.

Kinh nghiệm: tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo.

Sức khỏe: Đảm bảo sức khỏe để làm việc

BẢN TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị xác định nhu cầu đào tạo chính xác. Lập kế hoạch đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

- Tổ chức, giám sát thực hiện các chương trình đào tạo diễn ra đúng kế hoạch - Lập các báo cáo đánh giá kết quả đào tạo chi tiết, cụ thể và đúng tiến độ. - Không vi phạm nội quy, quy chế của công ty và pháp luật của Nhà nước - Chấp hành sự phân công nhiệm vụ của lãnh đạo

- Quan hệ tốt với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn 2014 (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)