Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn 2014 (Trang 46)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Trong quá trình nghiên cứu đã dùng các phương pháp sau:

 Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được dùng nhiều trong quá trình xử lý số liệu đã thu thập được, nhằm phấn tích các kết quả kinh doanh, tình hình biến động của số lượng lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

 Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng để trình bày kết quả thu thập được về tình hình sản xuất kinh doanh, biến động nhân sự, thông kê cơ cấu nhân sự… Công cụ hỗ trợ chính là phần mền Microsoft Excel.

động lực làm việc của ngƣời lao động tại công ty xi măng Quang Sơn

Để đánh giá xem người lao động trong công ty có động lực làm việc hay không chúng ta có thể dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau như: năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng trong công việc, sự gắn bó của người lao động... Sau đây là một số chi tiêu cụ thể:

* Năng suất lao động: Nếu năng suất lao động của người lao động tăng lên trong khi các điều kiện về máy móc, trang thiết bị phục vụ cho thực hiện công việc không có sự thay đổi đáng kể so với trước thì có thể nói rằng, người lao động trong công ty đã có động lực làm việc.

* Chất lượng sản phẩm: Nếu như chất lượng sản phẩm được nâng cao thì có thể người lao động có động lực làm việc, tức là số lượng các sản phẩm đạt yêu cầu tăng lên, cùng với đó là số sản phẩm xấu, hỏng không đạt yêu cầu giảm xuống.

* Tiết kiệm nguyên vật liệu: Khi công ty tạo ra được động lực làm việc cho người lao động, họ sẽ có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty hơn để tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, có thể nói rằng số lượng nguyên vật liệu tiết kiệm được tăng lên thì người lao động có động lực làm việc.

* Sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Có thể nói rằng mức độ đóng góp của người lao động cho công ty mà lớn, số sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhiều thì người lao động có động lực làm việc.

* Số vi phạm kỷ luật lao động: Nếu số vi phạm kỷ luật giảm thì có thể nói rằng người lao động có động lực làm việc và ngược lại, số vi phạm kỷ luật mà tăng thì người lao động chưa có động lực làm việc. Vì khi có động lực làm việc họ sẽ nâng cao ý thức, tính trách nhiệm với công việc ví dụ như: không còn đi trễ về sớm, không gây lộn, đánh nhau tại nơi làm việc...

* Mức độ hài lòng của người lao động: Nếu như mức độ hài lòng trong công việc của người lao động cao thì chắc chắn rằng họ có động lực làm việc. Vì khi có động lực làm việc họ được đảm bảo về thù lao, phúc lợi công bằng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hợp lý, họ được tôn trọng, có môi trường làm việc thân thiện, thoải mái...

* Mức độ gắn bó của người lao động với công ty: Người lao động mà gắn bó với công ty lâu dài, thâm niên làm việc ngày càng tăng thì chắc chắn công ty đã tạo được động lực cho họ.

Chƣơng3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG QUANG SƠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH MTV xi măng Quang Sơn 2014 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)