Phân tích ảnh hưởng của yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH RMT Toàn Phương (Trang 29)

Môi trường vĩ mô hay còn gọi là môi trường xã hội. Nó bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị , luật pháp, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ.

Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến vô cùng tích cực, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu (GEP) công bố ngày 13/1, Ngân hàng Thế giới vẫn dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,6% trong năm 2015 cùng tốc độ với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người đặt khoảng 2000 USD/năm, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn trước. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng ngày một gia tăng, đồng nghĩa theo đó là yêu cầu về chất lượng và dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Đây chính là cơ hội cũng như thách thức lớn cho các Doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các Doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện còn gặp nhiều bất cập do chịu sự tác động của thị trường quốc tế cũng như yếu tố nội tại. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 chỉ tăng 1,84% so với cùng kì năm ngoái, tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013. CPI tháng 2/2015 giảm 0,05% so với tháng 1/2015, thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4%. Xuất khẩu của các Doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ tăng 3%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao (hạt tiêu tăng 41,5%, cà phê tăng 31%, giầy dép tăng 24,5%, hạt điều tăng 23,7%, thủy sản tăng 23,7%, máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 22,1%, dệt may tăng 19%, điện thoại và các loại linh kiện điện tử tăng 11,3%). Nhập khẩu tăng 11,6%, chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Ước cả năm xuất khẩu khoảng 148 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11%. Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế tổng thể tiếp tục thặng dư (Nguồn Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty TNHH RMT Toàn

Phương tham gia nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái giữa USD và VNĐ trong năm 2014 có sự thay đổi tương đối, từ 21036 VNĐ = 1 USD lên 21246 VNĐ = 1 USD, dẫn đến giá mua vào tăng cao do hàng của công ty chủ yếu mua từ nước ngoài và thanh toán bằng USD.

Tình hình chính trị - pháp luật

Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị khá ổn định. Các tình trạng như bạo loạn, đánh bom chống đối chính phủ gần như không có. Hơn thế nữa, các Doanh nghiệp nước ngoài đã dần thay đổi quan niệm về tình trạng quan liêu, thủ tục phức tạp mà họ thường gặp phải trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trước đây. Đó đều là những kết quả ấn tượng mà Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong 10 năm qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, kể từ khi bắt đầu thực hiện Đề án 30. Trước đây, rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản từng than phiền về thủ tục đầu tư phức tạp, tệ quan liêu của hệ thống hành chính công tại Việt Nam khiến họ phải thay đổi ý định đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, những tồn tại trên đang dần được dẹp bỏ nên họ đã bắt đầu trở lại đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Chương trình cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam là một quyết tâm chính trị lớn, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và Doanh nghiệp. Đây là cơ hội cho công ty TNHH RMT Toàn Phương tiếp cận khách hàng mới.

Mặt khác, chính sách thuế quan cũng có những thay đổi đáng kể. Cụ thể các mặt hàng công ty RMT Toàn Phương hay nhập như cầu chì giảm từ thuế nhập khẩu 25% năm 2013 xuống còn 15% năm 2014, đầu nối trên tấm mạch in giảm từ 2% năm 2013 xuống 0% năm 2014 (Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2013 và 2014). Điều này giúp giảm các chi phí đầu vào cho công ty.

Văn hóa xã hội

Hiện nay mức sống của người Việt Nam đang tăng cao. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hay Philippine thì Việt Nam vẫn là nước có nhân công rẻ hơn. Vì vậy, theo ông Phạm Văn Hạnh thì các công ty sản xuất, gia công đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Thị trường Bắc Ninh có nhiều khu công nghiệp, do vậy mà số lượng công ty đầu tư vào thị trường này cũng tăng lên đáng kể. Đây là cơ hội cho công ty mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới. • Khoa học công nghệ

điện tử, do vậy mà sự thay đổi của khoa học công nghệ khiến cho các công ty khác phải thay đổi công nghệ sản xuất, sản phẩm… và nhu cầu về linh điện điện tử để sản xuất ngày một tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho công ty TNHH RMT Toàn Phương tìm kiếm được nhiều đơn hàng mới.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH RMT Toàn Phương (Trang 29)