Gắn trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nân cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Đại Dương (Trang 102)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2.4.Gắn trách nhiệm vật chất

Một nhƣợc điểm của lao động Việt Nam nói chung là ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công việc rất yếu kém. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc gây ra tình trạng lãng phí trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình trạng „cha chung không ai khóc‟ thƣờng xuyên diễn ra.

Tại Ocean Tours, khối nhân viên văn phòng thực hiện rất tốt công tác tiết kiệm các chi phí không cần thiết, các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Nhƣng đối với khối nhân viên công tác tại đảo Cát Ông, đa phần là lao động phổ thông nghiệp vụ, nên ý thức giữ gìn tài sản chung, thực hiện tiết kiệm cho nhân viên còn nhiều hạn chế. Do vậy, ngoài hình thức khen thƣởng đối với bộ phận, nhân viên thực hiện tốt tiết kiệm chi phí, Ocean Tours cần áp dụng các chế tài xử phạt cụ thể với những trƣờng hợp để xảy ra lãng phí nguyên liệu, vật dụng. Lần vi phạm đầu tiên là nhắc nhở và cảnh cáo, lần vi phạm thứ 2 phạt 50,000vnd/lỗi và khiển trách trƣởng bộ phận, lần vi phạm thứ 3 phạt 10% lƣơng và cảnh cáo lần cuối, trừ điểm thi đua trƣởng bộ phận…

Gắn trách nhiệm vật chất không phải là hình thức doanh nghiệp nên khuyến khích sử dụng. Các quy định xử phạt nên nghiêng về tính chất răn đe, gắn tinh thần trách nhiệm của nhân viên đối với công việc. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động,

đối với những cá nhân mà ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác yếu kém, biện pháp này sẽ có tác dụng giáo dục nhân viên đó không chỉ trong công việc mà còn giúp họ hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống.

3.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan

Trong những năm vừa qua, mặc dù ngành Du lịch đạt đƣợc những thành công đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó vẫn tồn tại một số khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc thay đổi và khắc phục. Sau khi xem xét và phân tích những cơ hội và thách thức đe dọa của môi trƣờng kinh doanh và những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty TNHH Du lịchvà Thƣơng mại Đại Dƣơng, tác giả mạnh dạn xịn đƣa ra một số kiến nghị với Nhà nƣớc, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.

Đối với Nhà nƣớc và Tổng cục Du lịch

Cần quán triệt một cách đúng đắn, toàn diện, đồng đều về chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nƣớc từ các cấp, các ngành, các địa phƣơng và toàn thể xã hội cho ngang tấm với yêu cầu phát triển của một ngành kinh tế mũi nhọn.

Hoàn thiện, đồng bộ và thƣờng xuyên bổ sung các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách xã hội hóa du lịch và hệ thống văn phảm quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu thực tế trong nƣớc và thông lệ quốc tế.

Điều chỉnh và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc ngành Du lịch và công tác tổ chức cán bộ sao cho tƣơng ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển du lịch. Bởi vì, hiện nay trình độ quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành. Sự chảy máu chât xám diễn ra nghiêm trọng khi chƣa có chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch.

Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch đối với một số công trình, cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng không theo quy hoạch đã gây lãng phí, kém hiệu quả, một số khu vực đƣợc quy hoạch cho phát triển du lịch bị sử dụng vào mục đích khác.

Tại một số địa điểm tham quan du lịch vẫn còn tồn tại tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách, cò mồi vận chuyển, hệ thống các khu vệ sinh công cộng chƣa có hoặc không tốt, nhiều tai nguyên du lịch bị khai thác không đúng mục đích… Đề nghị các ngành các cấp có chức năng cần có biện pháp mạnh tay hơn để khắc phục tình trạng này, tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp đối với du khách khi đến tham quan.

Đẩy mạnh các hoạt động bồi dƣỡng, đào tào lực lƣợng lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển ngành. Yêu cầu nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, tăng cƣờng đào tạo hƣớng dẫn viên tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, những nghệ nhận và chuyên gia, cản bộ giỏi về công tác quản lý và quy hoạch du lịch.

Đơn giản các thủ tục xuất nhập cảnh tại các của khẩu quốc tế. Tránh các thủ tục rƣờm ra, mất nhiều thời gian gây tâm lí e ngại cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam muốn đi du lịch ở nƣớc khác. Đối tƣợng đầu tiên cần cải cách là giáo dục cán bộ Hải quan, đội ngũ chiêu đãi viên hàng không có thái độ lịch sự nhã nhặn với khách. Cải cách cung cách phục vụ các cơ quan tổ chức nhƣ thông tin bƣu điện, các hãng lữ hành, các nhà hàng, ban quản lý di tích danh thắng cho phù hợp với nhƣ cầu thịtrƣờng đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lƣỡng các sự kiện lớn sẽ diễn ra ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chú trọng đầu tƣ hơn nữa cho công tác xúc tiến quảng bá, mở văn phòng du lịch tại các thị trƣờng lớn, khả năng thanh toán cao, áp dụng tối đa những thành tựu của khoa học công nghệ để hoạt động quảng bá đạt đƣợchiệu quả cao nhất.

Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch và đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên vùng, khuyến khích các thành phần kinh tế huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển Du lịch, tăng cƣờng đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giáo dục du lịch toàn dân.

Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội

Trên thị trƣờng Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Điều này đòi hỏi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội phải có những biện pháp, chính sách quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính về việc cấp giấy phép kinh doanh cho những công ty đăng ký tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội.

Vì thị trƣờng Hà Nội là một thị trƣờng lơn trong lĩnh vực gửi khách, đòi hỏi Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội phải xây dựng các mối quan hệ mật thiết sâu sắc trên cơ sở hai bên cùng có lợi với các tỉnh thành giàu có về tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các công ty ty du lịch hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phải thƣờng xuyên tổ chức nhiều các cuộc hội thảo, hội cho, triển lãm về du lịch để thu hút khách du lịch.

Tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về du lịch trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhằm tạo ra hình ảnh tốt về Hà Nội, thu hút khách du lịch đến tham quan.

Năm 2019, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Asiad – đây là tổ chức hoạt động thể dục thể thao lớn nhất khu vực Châu Á và thủ đô Hà Nội sẽ là nơi tổ chức diễn ra các hoạt động chính. Vì vậy đòi hỏi Sở phải có kế hoạch phối hợp với các ngành khác để công tác chuẩn bị và tổ chức hoạt động đƣợc diễn ra đạt hiệu quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Giai đoạn 2013-2015 đƣợc dự báo là một giai đoạn khó khăn cho mọi ngành kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang nỗ lực đƣa ngành kinh tế thoát ra thời kỳ khủng hoảng. Những gói hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế đã đƣợc nhà nƣớc đƣa ra với hi vọng ngăn chặn tình trạng trì trệ kéo dài tiếp diễn. Du lịch Việt Nam đang có những cơ hội mới để thúc đẩy phát triển.

Dựa vào xu thế hiện tại, những mục tiêu Ocean Tours đặt ra trong ngắn hạn hoàn toàn bám sát với thực tiễn. Với những giải pháp chung cho toàn doanh nghiệp, những giải pháp khá cụ thể cho hai lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh lữ hành và kinh doanh cơ sở lƣu trú, cùng với một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan cấp cao, tác giả mong muốn doanh nghiệp sẽ có những bƣớc phát triển hơn nữa, củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.

KẾT LUẬN

Ngành du lịch trên Thế giới nói chung, và ngành du lịch tại Việt Nam nói riêng vẫn đang đi trên con đƣờng phát triển của mình mặc dù đang nằm trong bối cảnh suy thoái kinh tế của toàn cầu. Sự khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhƣng ở một phƣơng diện nào đó đã và đang là cơ hội tiềm ẩn cho ngành du lịch tìm ra con đƣờng phát triển của mình, đặc biệt là ngành công nghiệp du lịch ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.

Khi đã tham gia tổ chức và diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch, mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu chung nhất và giống nhau là kinh doanh làm sao cho hiệu quả nhất. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp phải làm sao có đƣợc mục tiêu và phƣơng hƣớng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thời cuộc, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả thế hệ mại sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức đƣợc điều này, luận văn đã đi vào giải quyết đƣợc một số nội dung:

Hệ thống các cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh du lịch. Thông qua việc tìm hiểu trên các công trình nghiên cứu khoa học về lý luận hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nói riêng, tác giả đã hệ thống lại các chỉ tiêu đƣợc áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh doanh trong năm năm 2008 đến năn 2012 của Ocean Tours, luận văn đã nêu ra đƣợc những thế mạnh và các mặt hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp cũng nhƣ phân tích đƣợc những nguyên nhân của chúng.

Từ cơ sở lý luận, kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh trong thực tiễn năm năm 2008-2012 của doanh nghiệp, tác giả đã đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh cho Ocean Tours.

Tuy nhiên, luận văn cũng còn rất nhiều hạn chế trong phƣơng pháp nghiên cứu, xử lý chƣa triệt để nguồn số liệu đang có. Ngoài ra, nhƣ đã nêu ở phần mở đầu,

luận văn đi vào phân tích hệ thống lý luận và thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch mà doanh nghiệp đó kinh doanh cả hai mảng chính là lĩnh vực lữ hành và lĩnh vực cơ sở lƣu trú. Mặc dù phần lý luận, tác giả đã phân chia rất rõ hai lĩnh vực này, nhƣng trong phần đánh giá kết quả kinh doanh của Ocean Tours cũng nhƣ các đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tác giả lại gộp chung vào mà không có sự bóc tách của từng mảng kinh doanh. Đây là hạn chế mà tác giả cần nghiên cứu sâu hơn nữa và có biện pháp sử lí số liệu sao cho làm bộc lộ rõ nét ý đồ nghiên cứu của tác giả.

Trong hƣớng nghiên cứu tiếp theo, tác giả đặt ra hƣờng nghiên cứu hiệu quả kinh doanh một số các doanh nghiệp du lịch có cùng quy mô, có cùng lĩnh vực kinh doanh, để nâng cao hơn nữa hệ thống lí luận về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp du lịch, đƣa ra đƣợc nhiều ví dụ điển hình về hoạt động kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp du lịch, từ đó, các doanh nghiệp có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế kinh doanh để khai thác đƣợc các thế mạnh cũng nhƣ điểm yếu của mình và nguyên nhân tồn tại của chúng để tìm ra cho mình những giải pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Luận văn còn rất nhiều khiếm quyết do có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên tác giả cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài đúng vời thời hạn cũng nhƣ mục đích và nhiệm vụ đề tài nêu ra.

Tác giả mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong hội đồng và các nhà nghiên cứu, các bạn học viên, sinh viên để hoàn thiện luận văn hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1.Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chƣơng (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Ngô Đình Giao (2001), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

5. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trần Thị Mai (chủ biên) (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Marketing du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Nam (2008), Marketing du lịch, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.

14. Bùi Xuân Nhàn (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

15. Quốc hội (2005), Luật số 44/2005/QH:Luật du lịch.

16. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch, NXB Trẻ

18. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

19. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG ANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. James Mark (2004), Tourism and the economy, University Hawai‟i press.

21. John Swarbooke (2001), Susan Horner, Business travel and tourism, New York.

22. Philip Kolter (1984), Marketing Essentinals, Hardcover, Prentice-Hall. 23. United Nations (2001), Managing sustainable tourism development,

United Nations publication.

INTERNET

24. Trang thông tin: www.voer.edu.vn

25.Trang thông tin: www.vanban.chinhphu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 01...i Phụ lục 02...iv

PHỤ LỤC 01 – Bảng cân đối kế toán của Ocean Tours (từ năm 2008 đến năm 2012)

Đơn vị: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A. Tài sản ngắn hạn 2,167,263,318 1,870,138,034 4,688,614,974 3,337,346,025 1,987,456,079

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 600,845,508 137,525,444 180,752,871 252,325,232 268,253,522

1. Tiền 600,845,508 137,525,444 180,752,871 252,325,232 268,253,522

2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền

II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1,279,990,511 1,065,450,913 3,109,316,484 2,067,518,947 1,230,748,030

1. Phải thu của khách hàng 690,295,592 347,132,406 121,869,529 85,235,212 142,536,252

2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 253,000,000 364,525,000 2,521,352,000 1,625,325,215 685,648,525

3. Các khoản phải thu khác 336,694,919 353,793,507 466,094,955 356,958,520 402,563,253

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

IV. Hàng tồn kho 95,862,520 53,251,455 65,821,512 85,458,258 145,263,251

1. Hàng tồn kho 95,862,520 53,251,455 65,821,512 85,458,258 145,263,251

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác 190,564,779 613,910,222 1,332,724,107 932,043,588 343,191,276

1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 30,093,993 3,562,841 20,067,035 86,865,818 86,865,818

2.Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 258,245,252 821,525,235 458,652,528

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nân cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Đại Dương (Trang 102)