Nguyên nhân từ phía gia đình

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 45)

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc trẻ vị thành niên làm trái pháp luật là sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình. Nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến con, thì họ sẽ biết con của mình học hành ra sao, quan hệ bạn bè như thế nào. Hiện nay, nhiều cha mẹ rất giỏi kinh doanh và cứ nghĩ cho con tiền tiêu thoải mái là đủ. Nhiều bố mẹ khi cơ quan công an đến làm việc mới biết mình toàn cho con tiền đi chơi chứ không phải đi học. Hầu hết trẻ vị thành niên lệch chuẩn có những hoàn cảnh đặc biệt như: Cha mẹ bỏ nhau, ly

thân; trẻ mồ côi cha, mẹ, hoặc cả hai; cha mẹ có hành vi vi phạm pháp luật; hoặc cách giáo dục của cha mẹ không phù hợp với trẻ (Quá nghiêm khắc, bạo lực, chửi bới, nuông chiều quá mức, hoặc buông lỏng không quản lý…)

Theo Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật (1996) của tác giả Nguyễn Duy Xi [19], khi điều tra về 624 trẻ em làm trái pháp luật cho thấy: Có 30% trẻ sống trong các gia đình không hòa thuận, có người nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, quy tắc sống bị đảo lộn; 21% trẻ là con các gia đình làm ăn bất chính, buôn gian bán lận, chứa nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, buôn bán hàng quốc cấm; Có 8% gia đình có cha mẹ đi tù; Có 21,2% số trẻ được gia đình nuông chiều quá mức; Có 48,9% gia đình đối xử hà khắc, độc ác với con (trong đó có 23% bị cha đánh, 20,3% bị dì ghẻ, cha dượng đánh đập tàn nhẫn, ngược đãi phải bỏ nhà đi lang thang); Có 71,37% gia đình không quan tâm, chăm sóc con cái

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện năm 2011- 2012 [40], có đến 40,8% cha mẹ gặp khó khăn về thời gian dành cho con; 21,5% người cha và 6,8% người mẹ không có thời gian dành cho con; 32,1% các bậc cha mẹ khẳng định khó khăn về thời gian là quan trọng nhất, trong đó các bậc cha mẹ ở thành thị gặp rắc rối này nhiều hơn cha mẹ ở nông thôn. Có đến 10,1% các bậc cha mẹ hoàn toàn không nói chuyện với con. Nghiên cứu cũng cho thấy, ưu tiên trước nhất khi cha mẹ gắn kết với con là vấn đề học tập (điểm số, thi cử, sự chuyên cần, các việc xảy ra ở trường), sau đó là đến ứng xử với mọi người xung quanh; những sinh hoạt hàng ngày như nết ăn, nết ở, ăn mặc, đầu tóc áo quần; bạn bè của con (để giám sát). Sức khỏe tuổi dậy thì được đặt xuống gần cuối cùng (sau những mối quan tâm/lo lắng) trong thứ tự ưu tiên này.

Theo tác giả Đặng Bích Thủy, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới [40], những chủ đề rất quan trọng với tuổi dậy thì của con cái thì các bậc cha mẹ lại rất ít trao đổi. Ví dụ sức khỏe tuổi dậy thì, kiến thức về tình yêu, tình dục và các mối quan tâm, lo lắng của con cái như tình yêu, quan hệ bạn bè, thầy cô

giáo, bạo lực học đường. Mặc dù ít chuyện trò với trẻ về các chủ đề sức khỏe sinh sản nhưng khi con cái hỏi thì nhiều bậc cha mẹ phớt lờ hoặc mắng mỏ hoặc ỷ lại cho nhà trường. Có đến 11,5% trẻ cho biết bị mẹ mắng mỏ khi hỏi hoặc từ chối trả lời.

Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch và các tổ chức khác tiến hành cho thấy, có đến 47,3% trẻ vị thành niên thích tâm sự với người ngoài và đối tượng trẻ tâm sự nhiều nhất là bạn bè. Sau đó là tâm sự với mẹ (26,9%); với anh, chị em là 12,4%. Người cha là được trẻ vị thành niên ít chia sẻ nhất, chỉ với 2,6%. Kết quả này cũng giống với kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2011-2012: có đến 41% trẻ vị thành niên “đồng ý” và 29% “đồng ý một phần” với nhận định lúc khó khăn cảm thấy nói chuyện với người ngoài dễ hơn nói với người trong gia đình.

Trong bảng hỏi dành cho trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình có câu hỏi: “Bố mẹ thường xuyên xử sự với em như thế nào?”, thì có đến 42 em (chiếm 42%) cho rằng cha mẹ không quan tâm, bỏ mặc em; hoặc thường xuyên bị cha mẹ mắng chửi, đánh đập. Việc cha mẹ không quan tâm hoặc thường xuyên đánh đập con cái sẽ khiến cho con trẻ có thái độ chán nản, bất cần, là nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn hoặc là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo em vào những hành vi lệch chuẩn, có thể ở mức độ cao là vi phạm pháp luật.

Bảng 2.7 Cách đối xử thƣờng xuyên của bố mẹ đối với trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn

Cách đối xử thƣờng xuyên của bố mẹ Tần suất Tỷ lệ (%)

1. Chiều chuộng 4 4,0

2. Bình thường 44 44,0

3. Không quan tâm, bỏ mặc em 31 31,0

4. Hay mắng chửi/đánh đập 21 21,0

Đánh giá về kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy mức độ gắn kết giữa cha mẹ - con cái còn chưa cao. Cha mẹ chưa phải là người mà con cái tin tưởng để trò chuyện, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn. Điều đáng nói hơn ở đây, nhiều cha mẹ còn không quan tâm, bỏ mặc các em (31%) và còn mắng chửi, đánh đập (21%). Hành vi xao nhãng hay bạo lực với con không thể là cách giáo dục tốt cho sự phát triển của con trẻ mà còn khiến trẻ cảm thấy ức chế, bất cần hoặc đau khổ, cho rằng mình không được yêu thương, không phải là thành viên của gia đình, không phải là con của cha mẹ. Điều đó dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và cuộc sống xã hội của trẻ trong tương lai không xa.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên. Trẻ em sống trong môi trường có cha mẹ hạnh phúc, sự tiếp xúc giữa cha mẹ, con cái cao, có sự gắn kết thì các em có cuộc sống lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống, ít buồn chán, lo âu và ít nghĩ đến tự tử hơn. Các hành vi lệch chuẩn xã hội của vị thành niên thường xuất phát từ việc các em chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ đến đời sống tinh thần. Thêm vào đó, hạnh phúc gia đình và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình cũng là yếu tố tác động tới các hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên. “Bố em hầu như hôm nào cũng uống rượu, hôm nào say cũng kiếm cớ đánh mẹ và em, chắc bố cũng chẳng yêu thương gì mẹ, cũng chẳng ưa gì em” (Nam, 13 tuổi, học lớp 6).

Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Thu An [37], việc nhận ra những điểm khác thường của con trẻ là rất quan trọng. Nếu thấy con mình hay đóng cửa phòng một cách bí mật, gọi điện thoại, một số hành động lạ nhiều hơn bình thường thì cần quan tâm, theo dõi. Nhất là với lứa tuổi 14, 15, 16 các bậc phụ huynh cần phải biết con mình chơi với ai, chơi như thế nào để có những định hướng cần thiết. Khi một đứa trẻ không được giáo dục, không còn biết sợ vì bị bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức chai lì thì các em sẽ hành động theo quán tính. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên

game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game. Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo. Chúng ta thường lên án và kiểm soát chặt chẽ văn hóa phẩm đồi trụy vì nó tác động xấu đến giới trẻ, nhưng những trò chơi, đồ chơi mang tính chất bạo lực không được kiểm tra đúng mức.

Thêm vào đó, cha mẹ cũng cần phải tạo “công ăn việc làm” cho trẻ. Khi con người ta được học hành hoặc có việc làm thì rõ ràng thời gian để có thể làm những việc không có ích, những việc bất lợi cho xã hội sẽ không có, hoặc hiếm hơn. Tuy nhiên để hiện thực hóa điều này không phải dễ. Vậy vấn đề ở đây chính là cách giáo dục và quản lý con em của từng gia đình. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại hiệu quả gắn kết của gia đình - nhà trường - xã hội. Gia đình, đặc biệt là cha mẹ, những người quyết định trực tiếp đến sự trưởng thành và nên người của các em. cần quan tâm đúng mức đến nguyện vọng của con trong từng giai đoạn trưởng thành, cho các em con đường học tập rộng mở để các em không bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi bạn bè và Internet.

Đó là chưa nói đến khá nhiều trường hợp, người lớn không gương mẫu trong sinh hoạt gia đình, trong việc thực hiện các mối quan hệ xã hội. Nhiều người lớn đã dập tắt tinh thần vì cộng đồng hoặc những nét tính cách tốt đẹp ở trẻ em ngay từ khi ngồi ghế nhà trường vì lối sống ích kỷ của mình. Những lỗ hổng trong giáo dục pháp luật, nhân cách của trẻ càng lớn thì câu chuyện đau lòng càng xảy ra nhiều nơi và mức độ ngày càng nguy hiểm hơn. “Mẹ em làm buôn bán, thường xuyên rủ các bác bạn sang đánh bài. Hôm được thì không sao chứ hôm nào mẹ mất tiền thì y như rằng em sẽ bị chửi hoặc đánh” (Nữ, 15 tuổi, học lớp 5)

Như vậy, trong việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, mang tính chất chủ đạo. Cha mẹ cần hiểu đặc điểm tâm lý của con mình, thống nhất trong giáo dục con, tạo một không khí gia đình thuận lợi để phát triển nhân cách trẻ... Gia đình có uy quyền hơn và có khả năng tác động, quản lý trực tiếp đối với giới trẻ. Nếu các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức cho con em mình thì nó sẽ góp phần tích cực cho việc hình thành nhân cách của cả một thế hệ.

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 45)