Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 56)

Ở tuổi vị thành niên, trẻ có sự biến đổi về thể chất, tâm lý để trở thành người lớn. Trẻ thường hay xúc động mạnh, hay thay đổi thất thường, không kiềm chế được bản thân, không làm chủ được ý chí. Các em thường có tâm lý muốn được tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc vào người khác nên dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo. Khi có những khó khăn trong cuộc sống, nhiều em tìm đến nhóm bạn bè và các trò chơi, nguồn thông tin có hại, thậm chí tìm đến với ma túy, sa vào con đường phạm pháp. Trẻ thường có xu hướng tìm đến nhóm bạn để giúp đỡ và chia sẻ với nhau. Khi phạm pháp, trẻ cũng ít khi phạm tội một mình mà đều hành động trong sự hưởng ứng hoặc hỗ trợ đắc lực từ bạn bè. “Chúng em cùng nhau lang thang, phiêu bạt đây đó. Khi ăn trộm, bọn em thường chia nhau ra, đứa canh phòng, đứa lấy trộm rồi chuyền tay nhau để không ai bắt được” (Nam, 15 tuổi, học lớp 5)

Ở giai đoạn tuổi vị thành niên, trẻ vẫn còn non nớt về mặt nhận thức xã hội, muốn độc lập nhưng lại phụ thuộc vào người lớn dẫn đến những mâu thuẫn nảy sinh. Lúc này, những người bạn là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Thời gian dành cho bạn bè nhiều hơn dành cho gia đình và học tập. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ đau khổ, nặng nề nhất không phải những vấn đề đang nảy sinh trong gia đình mà là sự đổ vỡ trong tình bạn. Trẻ tự nguyện bắt chước theo bạn bè thậm chí là những lối sống, suy nghĩ, hành vi tiêu cực và cho rằng đó là sự gắn bó, sự trung thành. Nhiều trẻ có hành vi lệch chuẩn thường học theo những thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu bia, nói tục, chửi bậy, xem phim bạo lực, kích dục... và những hành vi này khiến các em dễ sa ngã hơn vào con đường phạm tội.

Theo tác giả Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội [39] cho rằng, nhiều giá trị đang thay đổi nhưng các bạn trẻ lại chưa được giáo dục một cách có bài bản. Một bộ phận đang có khuynh hướng khủng hoảng giá trị, tiếp thu những giá trị ảo, giá trị không phù hợp với chuẩn mực xã hội. "Tôi thấy một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hiện nay ít hiểu biết về luật và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với tình huống bất ngờ nên có thể hành động nông nổi, thậm chí quá khích, quá khích đến mức mà chính họ cũng không nhận thức được. Chỉ một va chạm nhỏ, họ cũng sẵn sàng có thể lao vào đánh nhau, thậm chí giết nhau. Ở một góc độ khác, nhiều bạn trẻ được đánh giá quá cao nên họ ngộ nhận về bản thân, dẫn đến có những hành vi vượt ngưỡng cho phép. Thái độ sống thiếu bao dung, vị tha khiến người ta rất dễ có những hành động không kiềm chế được, người vị tha thường ứng xử dễ dàng trước những tình huống khó".

Ngoài ra, một nguyên nhân rất quan trọng nữa đó là trẻ VTN còn chưa coi trọng việc học tập, lười học, dễ ăn chơi, đua đòi. Đối với trẻ, việc học tập coi là một gánh nặng và không muốn đến trường. Trẻ có thể chịu đựng việc thầy cô mắng là lười học, học dốt… và đôi khi vui vẻ với điều đó nhưng lại rất dễ tự ái, tức giận với một cái nhìn đểu, một cú va chạm nhỏ, nói móc…

của những người khác. Một số em hình thành nên lối sống ích kỷ cá nhân, sống không cần quan tâm đến người khác, thậm chí máu lạnh. Một phần các em chưa nhận thức được việc mình làm, nhưng một phần các em thấy việc làm đó là anh hùng, hảo hán, mọi người phải nể trọng, hay có những em coi những hành vi của mình là bình thường, không cần phải suy nghĩ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên lệch chuẩn, nhưng nguyên nhân cốt lõi và căn bản nhất vẫn là từ phía gia đình. Để giáo dục tốt và phát triển hoàn thiện tâm lý, nhân cách của trẻ cần có sự chung tay của gia đình – nhà trường – xã hội. Gia đình cần quan tâm, yêu thương con cái; nhà trường cần quản lý tốt, chú trọng vào giáo dục nhân cách, pháp luật cho trẻ; chính quyền, ban ngành, đoàn thể… chú trọng vào công tác thanh thiếu niên, có những biện pháp giúp đỡ trẻ vi phạm pháp luật trong học tập, dạy nghề,… Có như vậy, trẻ vị thành niên mới có môi trường tốt và thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

Tóm lại, trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng được sống và trưởng thành trong một môi trường xã hội đang có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Các em được tiếp nhận và chịu ảnh hưởng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội. Nếu không có sự giáo dục, định hướng, các em rất dễ nảy sinh nhận thức sai lầm và sa vào những hành vi lệch chuẩn. Theo kết quả khảo sát cho thấy:

- Số lượng trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tăng nhưng không ổn định cả về số lượng và hình thức thể hiện. Độ tuổi các em có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là vi phạm pháp luật thực hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi, trong đó nhiều nhất là hành vi trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, lừa đảo tài sản...

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi lệch chuẩn của các em là do hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân từ phía nhà trường, từ phía môi trường xã hội và từ phía bản thân trẻ. Trong đó, nguyên nhân từ phía hoàn cảnh gia đình được coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc giáo dục và hình thành

nhân cách của con trẻ như: cha mẹ không quan tâm đến con cái, cha mẹ không gương mẫu, là hình tượng xấu cho con noi theo, cha mẹ sử dụng bạo lực với con, cuộc sống gia đình không hạnh phúc, cha mẹ ly hôn, đi tù, cai nghiện... Ngoài ra, nguyên nhân từ phía nhà trường (áp lực học tập, buông lỏng trong quản lý học sinh, ...), nguyên nhân từ phía môi trường xã hội (mặt trái của phương tiện truyền thông, thực thi pháp luật chưa nghiêm...) và nguyên nhân từ chính bản thân trẻ (sự biến đổi tâm sinh lý, nông nổi, dễ tự ái, hiếu thắng...) cũng là những nguyên nhân quan trọng góp phần vào sự hình thành hành vi lệch chuẩn cũng như hành vi vi phạm pháp luật của các em.

CHƢƠNG 3: VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)