Trẻ vị thành niên vào trường giáo dưỡng hầu hết đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhiều em bố mẹ ly dị hoặc đi tù, nhiều em sống lang thang phiêu bạt không người thân thích... Cha mẹ các em
thường xuyên không quan tâm hoặc luôn là nỗi sợ hãi, áp lực đối với các em. Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, số trẻ còn cha mẹ và hiện đang chung sống là 75 em (chiếm 75%), số trẻ có cha mẹ ly hôn hoặc bỏ đi là 19 em (chiếm 19%), số trẻ có cha mẹ đi tù hoặc cai nghiện là 3 em (chiếm 3%), số trẻ mồ côi là 3 em (chiếm 3%) trên tổng số 100 học sinh được khảo sát.
Biều đồ 4- Hoàn cảnh gia đình của trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn
Bố mẹ ly hôn hoặc bỏ đi 19% Mồ côi
3%
Bố mẹ đi tù hoặc cai nghiện
3%
Còn bố mẹ và hiện đang chung sống
75%
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn, tháng 7 năm 2013
Về nghề nghiệp của bố mẹ, kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy, các em ở trong gia đình có bố, mẹ làm ruộng, lao động phổ thông hoặc công nhân có nguy cơ thực hiện hành vi trái pháp luật nhiều hơn so với những em có bố mẹ làm các nghề khác. Qua khảo sát thực tế bằng bảng hỏi, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.4 – Nghề nghiệp của bố mẹ trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình
Nghề nghiệp Nghề của Bố Tỷ lệ (%) Nghề của Mẹ Tỷ lệ (%) 1. Làm ruộng 58 59,2 45 46,9 2. Công nhân 11 11,2 13 13,5 3. Buôn bán 7 7,1 13 13,5 4. Cán bộ nhà nước, 8 9
nhân viên doanh nghiệp 8,2 9,4
5. Thất nghiệp 5 5,1 2 2,1
6. Lao động phổ thông 9 9,2 14 14,6
Tổng số trả lời 98 100 96 100
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn, tháng 7 năm 2013
Ngoài ra, 2 học sinh không trả lời về nghề của bố, 4 học sinh không trả lời về nghề của mẹ, do các em này mồ côi cha, mồ côi mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc bố (mẹ) bỏ đi... nên các em không xác định được nghề nghiệp của cha mẹ.
Trước khi vào trường, người thường xuyên gần gũi với trẻ được trẻ trả lời như sau: 32 em (chiếm 32%) cho biết mẹ là thường gần gũi với em nhất, 7 em (chiếm 7%) cho rằng bố là người gần gũi với em hơn, 18 em (chiếm 18%) có anh/chị/em gái quan tâm, 10 em (chiếm 10%) cho rằng ông/bà là người thường xuyên gần gũi với mình, 32 em (chiếm 32%) trả lời không có ai quan tâm, gần gũi với em, 1 em (chiếm 1%) có sự quan tâm, gần gũi từ phía người khác, đó là bác gái.
Khi được hỏi: “Bố mẹ thường xuyên xử sự với em như thế nào?”, có 54 em (chiếm 54%) cho rằng cha mẹ đối xử với mình bình thường; 4 em (chiếm 4%) cho rằng cha mẹ rất chiều chuộng; 31 em (chiếm 31%) cho rằng cha mẹ không quan tâm, bỏ mặc em; 11 em (chiếm 11%) bị cha mẹ mắng chửi, đánh đập.
Về sự quan tâm của gia đình với trẻ vị thành niên làm trái pháp luật sau khi vào trường: 19 em (chiếm 19%) cho rằng gia đình không quan tâm đến em sau khi em vào trường, 45 em (chiếm 45%) cho rằng gia đình ít quan tâm đến mình, 29 em (chiếm 29%) có gia đình quan tâm, 7 em (chiếm 7%) có gia đình rất quan tâm. Trong đó không quan tâm và ít quan tâm chiếm phần lớn là 64%, như vậy gia đình còn phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường khiến trẻ có tâm lý buồn chán, không muốn học tập và lao động, việc trợ giúp các em không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Biều đồ 5 - Mức độ quan tâm của gia đình đối với trẻ VTN có
hành vi lệch chuẩn sau khi vào trƣờng
Không quan tâm 19% Ít quan tâm 45% Rất quan tâm 7% Quan tâm 29%
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn, tháng 7 năm 2013
Người quan tâm và hình thức quan tâm của gia đình đối với các em được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: (Bảng tổng hợp trên 81 em tham gia trả lời câu hỏi)
Bảng 2.5 - Ngƣời quan tâm nhiều nhất và hình thức quan tâm đến trẻ
Ngƣời quan tâm nhiều nhất Tỷ lệ
(%) Hình thức quan tâm (Đƣợc chọn nhiều phƣơng án) Tỷ lệ (%) 1. Bố 11 13,6 1. Viết thư 51 63
2. Mẹ 42 51,9 2. Gọi điện thoại 41 50,6
3. Anh/chị/em gái 20 24,7 3. Gửi bưu phẩm 15 18,5
4. Ông/bà 8 9,9 4. Đến trường thăm 13 16
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn, tháng 7 năm 2013
Như vậy, người quan tâm đến các em nhiều nhất là mẹ (chiếm 42%). Có thể nói, người gần gũi và thân thiết với trẻ hơn cả là mẹ, dù các em có gặp khó khăn hay mắc sai lầm trong cuộc sống, người mẹ vẫn là nơi che chở và là chỗ dựa tinh thần rất lớn. Người quan tâm đến các em còn kể đến là Bố và
anh/chị/em gái, đây đều là những người có mối quan hệ vô cùng thân thiết trong gia đình. Với Ông/bà, do tình trạng tuổi cao, sức khỏe kém, ông/bà rất khó để tiếp cận để quan tâm và thăm hỏi các em thường xuyên. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết, quan tâm và mong muốn trẻ tiến bộ nhiều nhất.
Về hình thức quan tâm đến trẻ, ở trường giáo dưỡng, chỉ có bốn hình thức tiếp cận với trẻ kể trên. Các gia đình thường kết hợp và sử dụng tất cả các hình thức tiếp cận đó, vì vậy nên trẻ chọn nhiều phương án trong bốn phương án kể trên. Do có nhiều gia đình trẻ ở xa, việc đến thăm trẻ trực tiếp gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Các gia đình thường sử dụng hình thức viết thư và gọi điện là phần lớn (chiếm 63% và 50,6%). Việc gửi bưu phẩm thường hạn chế vì các em đã được cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết trong trường, gia đình không cần hoặc ít khi phải gửi đồ cho các em. Nhìn chung, khi vào trường, các em vẫn được gia đình quan tâm và cập nhật tình hình học tập và lao động tại trường. Được gia đình quan tâm sẽ là động lực rất lớn để các em quyết tâm học tập và ra trường trước thời hạn.