Chủ yếu các em học sinh đều có trình độ học vấn thấp, có em còn không biết chữ. Qua quá trình thu thập dữ liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, trình độ học vấn cấp 1 là 150 em chiếm 18,9%, cấp 2 là 477 em chiếm 60,2 %, cấp 3 là 122 em chiếm 15,4%, mù chữ là 44 em chiếm 5,5% trên tổng số 793 học sinh. Trong số đó, 95% các em trước khi vào trường đã bỏ học. Hầu hết các em khi vào Trường đều không thích học, nhận thức kém.
Biểu đồ 3 - Trình độ học vấn của trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn Cấp 1 18,9% Cấp 2 60,2% Cấp 3 15,4% Mù chữ 5,5%
Nguồn: Tổng kết thực hiện công tác trường giáo dưỡng 6 tháng đầu năm 2013
Khi điều tra bằng bảng hỏi, trình độ học vấn trước khi vào trường được thể hiện như sau: 12 em (chiếm 12%) trả lời trước khi vào trường các em không đi học, 21 em (chiếm 21%) đang học từ lớp 1 đến lớp 5, 52 em (chiếm 52%) đang học từ lớp 6 đến lớp 9; 15 em (chiếm 15%) đang học từ lớp 10 đến lớp 12.
Về kết quả học tập trước khi vào trường giáo dưỡng, trong 88 em trả lời đang đi học thì có 46 em (chiếm 52,3%) có kết quả học tập yếu, kém; 35 em (chiếm 39,8%) có kết quả học tập trung bình; 2 em (chiếm 2,3%) có kết quả học tập khá; 5 em (chiếm 5,7%) có kết quả học tập giỏi. Như vậy, 88% các em trước khi vào trường có đi học nhưng kết quả học tập chủ yếu là yếu, kém và trung bình (chiếm 92,1%).
Ở trường giáo dưỡng, trẻ được học văn hóa và học nghề để tăng trình độ cũng như tay nghề, giúp trẻ có thể có việc làm, tăng thu nhập và nhanh chóng hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, thái độ của trẻ với việc học không phải lúc nào cũng có trạng thái tích cực. Khi được hỏi về cảm giác khi học trên lớp trước và sau khi vào trường, các em trả lời như sau:
Bảng 2.3 - Cảm giác khi học trên lớp trƣớc và sau khi vào trƣờng giáo dƣỡng Cảm giác khi học trên lớp Trƣớc khi vào trƣờng Tỷ lệ (%) Sau khi vào trƣờng Tỷ lệ (%) 1. Thích thú 6 6,8 1 1,0 2. Bình thường 31 35,2 27 27,0 3. Chán nản 35 39,8 63 63,0 4. Sợ và áp lực 16 18,2 9 9,0 Tổng số trả lời 88 100 100 100
Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn, tháng 7 năm 2013
Như vậy, các em chủ yếu không thích học và coi học văn hóa là việc rất chán ghét và áp lực. Việc này có thể lý giải do trước đây các em chưa từng đi học, hoặc có đi học nhưng học kém, bỏ học; thiếu hụt một nền tảng kiến thức quan trọng khiến cho việc dạy học văn hóa trong trường gặp nhiều khó khăn, các thầy cô phải thực sự kiên nhẫn, vừa học vừa ôn tập lại cho các em những kiến thức cũ mới có thể theo kịp được tiến độ dạy học.
Có một điều đáng chú ý, đó là tỷ lệ học sinh thích thú với môn học sau khi vào trường giảm đáng kể (6,8% giảm xuống 1%), đồng thời tỷ lệ học sinh cảm thấy chán nản với việc học tập tăng lên (Từ 39,8% tăng lên 63%). Điều đó chứng tỏ, việc học văn hóa tại trường Giáo dưỡng vẫn chưa thực sự thu hút và tạo cho các em có khí thế học tập như với các trường dạy văn hóa khác. Nhà trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình cần chú trọng hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nội dung dạy học sao cho phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó không chỉ giúp các học sinh có thể tiếp thu bài tốt hơn mà còn tăng cường hứng thú, tạo động lực học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục tại trường nói chung và giáo dục văn hóa, nhân cách nói riêng.