Trước hết, là số liệu về số lượng học sinh qua các năm tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Trong những năm qua, số lượng trẻ vị thành niên làm trái pháp luật được học tập giáo dục tại nhà trường có xu hướng tăng nhưng không ổn định cụ thể: năm 2010 là 789 em; năm 2011 là 800em; năm 2012 là 825 em; tính đến 29/6/2013 là 793 em, trong đó có 26 là nữ và 767 là nam.
Bảng 2.1- Số lƣợng trẻ vị thành niên và hành vi lệch chuẩn qua các năm
Hành vi làm trái pháp luật Số trẻ VTN/ Năm
2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013
Trộm cắp tài sản 620 624 634 610
Liên quan ma túy 21 24 23 22
Cố ý gây thương tích 43 46 44 35
Lừa đảo tài sản 22 24 26 26
Giết người 3 3 4 4
Cướp tài sản 13 14 16 16
Hiếp dâm 23 21 18 19
Cưỡng đoạt tài sản 5 4 6 6
Gây rối trật tự công cộng 21 23 25 24
Hành vi khác 18 17 29 31
Tổng cộng 789 800 825 793
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện công tác trường giáo dưỡng 10 năm (2002-2012) và tổng kết 6 tháng đầu năm 2013
Như vậy, trừ phạm tội chính trị và tham nhũng thì người lớn phạm tội gì, trẻ em cũng có thể phạm những tội tương tự.
Cơ cấu hành vi trái pháp luật được thực hiện cũng rất đa dạng, cụ thể tính đến 6 tháng đầu năm 2013: Trộm cắp tài sản là 610 em (chiếm 77%); Gây rối trật tự công cộng là 24 em (chiếm 3%); Cố ý gây thương tích là 35 em (chiếm 4,4 %); Lừa đảo tài sản là 26 em (chiếm 3,3 %); Cưỡng đoạt tài sản là 6 em (chiếm 0,8 %); Cướp tài sản 16 em (chiếm 2%); Hiếp dâm là 19 em (chiếm 2,4 %); Liên quan đến ma túy là 22 em (chiếm 2,8%); Giết người là 4 em (chiếm 0,5%); Hành vi khác là 31 em (chiếm 3,8%) trên tổng số 793 học sinh tại trường.
Nếu tính riêng đối với từng hành vi trái pháp luật có thể thấy số lượng biến động và tăng theo các năm. Trong đó, tổng số hành vi trái pháp luật tăng từ năm 2010 - 2012, tuy nhiên, đến giữa năm 2013, tổng số hành vi lại giảm. Đây là con số không ổn định vì học sinh nhập học và ra trường liên tục; số liệu thu được chỉ mang tính chất tương đối.
Khi điều tra bằng bảng hỏi về hình thức phạm tội, có kết quả như sau: 94 em (chiếm 94%) đánh dấu trả lời vào các hình thức phạm tội, 6 em (chiếm 6%) không trả lời. Với 6 em không trả lời có thể do các em còn e ngại hoặc gặp những rào cản tâm lý nên không tích vào các phương án trên.
Với 94 em trả lời, có 8 em (chiếm 8,5%) phạm tội gây rối; 2 em (chiếm 2,1%) phạm tội cướp tài sản; 2 em (chiếm 2,1%) phạm tội cưỡng đoạt tài sản; 11 em (chiếm 11,7%) phạm tội cố ý gây thương tích; 2 em (chiếm 2,1%) phạm tội liên quan đến ma túy; 42 em (chiếm 44,7%) phạm tội trộm cắp tài sản; 27 em (chiếm 28,8%) phạm tội hình thức khác, trong đó 26 em (chiếm 27,7%) do bố mẹ gửi vào trường và 1 em (chiếm 1,1%) phạm tội môi giới mại dâm.
Với số liệu trên, chúng ta thấy được hành vi làm trái pháp luật được thực hiện nhiều nhất bởi trẻ VTN là hành vi trộm cắp tài sản và phạm tội hình thức khác. Với hành vi trộm cắp tài sản, trẻ VTN có thể lấy từ những thứ đồ vặt như đồ sinh hoạt gia đình, cá nhân đến những đồ lớn hơn với quy mô và
số lượng lớn (điện thoại di động, máy tính, ti vi, xe máy...) cùng với bạn bè hoặc một mình.
Khi được hỏi: “Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện những hành vi kể trên?” thì 39 trẻ (chiếm 39%) trả lời trẻ rất ân hận khi thực hiện những hành vi đó, 29 trẻ (chiếm 29%) cảm thấy sợ hãi, lo lắng; 18 trẻ (chiếm 18 %) không có cảm giác khi thực hiện hành vi lệch chuẩn, 14 trẻ (chiếm 14 %) trẻ cảm thấy tội lỗi với những hành vi gây ra. Có thể nói, hầu hết trẻ đều biết và phân biệt được những hành vi nào là đúng, những hành vi nào là chưa phù hợp với bản thân; nhưng do hoàn cảnh sống cùng vô vàn những lý do khác nhau mà các em đã làm trái pháp luật và chịu sự quản lý, giáo dục của trường giáo dưỡng. Như vậy, nhà trường cần kết hợp giữa giáo dục với tham vấn tâm lý, giúp các em tìm được sự tự tin, động lực để thay đổi những hành vi còn chưa phù hợp.