Khi nhận định về vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại địa phương và tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, chúng ta có thể đưa ra các vai trò như sau:
- Vai trò là ngƣời tham vấn: Khi hỏi 100 em học sinh thì 94 em (chiếm 94%) có nhu cầu được trợ giúp tâm lý, trong đó 81% mong muốn được hỗ trợ dưới hình thức tư vấn trực tiếp, gián tiếp. Như vậy, nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là rất lớn, đó là nhu cầu tham vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề về gia đình, các quan hệ ứng xử trong trường, vấn đề ăn uống sinh hoạt, các kiến thức sức khỏe tình dục, định hướng nghề nghiệp và sự chấp nhận của cộng đồng khi các em trở về. Đặc biệt, những học sinh mới vào trường và những em sắp ra trường có nhu cầu trợ giúp cao để giải quyết những khó khăn này. Như vậy, vai trò của người Nhân viên công tác xã hội ở đây là đóng vai trò là người tham vấn, trợ giúp các em các vấn đề thuộc về tâm lý, tình cảm, có thể dưới các hình thức như: tham vấn trực tiếp, tham vấn qua thư… giúp trẻ có thể định hướng về tương lai, định hướng nghề nghiệp, giải tỏa tâm lý tiêu cực… cũng như tư vấn kiến thức pháp luật.
NVCTXH cần chú ý một vài những yếu tố sau khi làm việc với trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình:
+ Nhân viên Công tác xã hội cần có sự chuẩn bị trước khi tiếp cận, làm việc với trẻ có hành vi lệch chuẩn như: hoàn cảnh gia đình, hành vi vi
phạm pháp luật đã thực hiện, những vấn đề tâm lý ban đầu trẻ gặp phải… Điều này giúp chúng ta có tâm lý tốt, định hình hành vi, ứng xử phù hợp với từng đối tượng.
+ Trẻ thường có tâm lý phòng vệ và bất hợp tác khá cao bởi trẻ có thể chưa hiểu về hoạt động này và lo sợ nhà tham vấn đứng về phía nhà trường, gia đình hay thầy cô để lấy thông tin hoặc dùng những thông tin đó đánh giá các em; hoặc một số em lo ngại NTV không thể giúp giải quyết được vấn đề đặc biệt của mình … vì vậy, NTV cần cố gắng tạo mối quan hệ thân thiện, đồng cảm, cho các em thấy rằng NTV không đánh giá hoặc đối đầu với các em mà lắng nghe tất cả những gì trẻ nói và giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn, giải quyết những vấn đề trẻ đang gặp phải
+ Cần sử dụng đa dạng các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình tham vấn cho HS bởi mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ mang lại những tác động khác nhau.
▪ Cách tiếp cận thân chủ trọng tâm giúp NTV có thể thiết lập mối quan hệ với thân chủ dựa trên sự thấu hiểu, cảm thông.
▪ Cách tiếp cận cấu trúc giúp thân chủ tăng cường nhận thức để có thể cân bằng hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá về con người và cuộc sống.
▪ Cách tiếp cận nhận thức hành vi giúp thân chủ đối đầu với những mâu thuẫn của chính mình, giữa nhận thức – hành vi, giữa nhận thức – nhận thức
▪ Cách tiếp cận Phân tâm giúp NTV phân tích và liên tưởng vấn đề của thân chủ với các yếu tố về gia đình và giới tính.
+ Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn thường thiếu kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng thương lượng… và sai lệch nhận thức về các giá trị sống. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ mà NTV cần chú trọng trong quá trình tham vấn là giúp các em có được những kỹ năng sống cần thiết để cải thiện vấn đề của mình và thích nghi với cuộc sống.
+ Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn thường có đời sống tâm lý rất phức tạp, liên quan đến bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô… đòi hỏi các NTV cần có kiến thức về tâm lý, khả năng đánh giá vấn đề, khả năng phân tích - tổng hợp,…để xác định đúng vấn đề trọng tâm. Ngoài ra, NTV cần phải kiên nhẫn và đồng cảm với thân chủ của mình bởi việc tham vấn cho các em mất rất nhiều thời gian. NTV cần linh hoạt và đơn giản hóa vấn đề, giúp các em giải tỏa cảm xúc tiêu cực, thay đổi nhận thức và hành vi theo hướng tích cực.
- Vai trò là ngƣời tƣ vấn và tổ chức: Nhân viên công tác xã hội có thể tham mưu, tư vấn cho nhà trường kết hợp là người tổ chức các buổi tập huấn cho học sinh về sức khỏe sinh sản, về kỹ năng sống (cách ứng xử, giao tiếp; cách từ chối nhóm bạn xấu…); tổ chức các cuộc thi tìm hiểu giữa các học sinh, … tổ chức các nhóm Công tác xã hội như: nhóm trẻ mới vào trường, nhóm trẻ hay bắt nạt, nhóm trẻ trị liệu tâm lý… Qua các buổi sinh hoạt nhóm, lồng ghép với phổ biến, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp các em tự tin vào bản thân, bảo vệ mình trước những định kiến của xã hội và đương đầu với những khó khăn của cuộc sống.
Ngoài ra, Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người tư vấn về định hướng nghề nghiệp cho trẻ vị thành niên. Định hướng nghề nghiệp trước hết phải phụ thuộc vào nguyện vọng và năng lực của cá nhân học sinh đó. Sau đó, ta cùng với trẻ đưa ra những phương án, những ưu, nhược của những phương án và trẻ là người đóng vai trò quyết định trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tại trường, hiện đang có các lớp học về cơ khí, sửa chữa điện gia dụng, cắt tóc, may mặc… các em hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một lớp học phù hợp với năng lực và định hướng tương lai.
- Vai trò là ngƣời biện hộ: Trong trường giáo dưỡng, các học sinh đều là những trẻ có hành vi lệch chuẩn, vì vậy, khi ở chung với nhau dưới một mái trường, rất khó tránh khỏi việc trẻ lười học, ý thức lao động chưa cao, còn chưa lễ phép, đánh nhau, chửi bậy… cần có hình thức xử lý, răn đe. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của vấn đề, có những lúc trẻ có những nguyên nhân
riêng, có những nhu cầu riêng mà những người xung quanh không thể hiểu và thông cảm cho trẻ. Lúc này, người nhân viên công tác xã hội cần biện hộ cho trẻ, giúp trẻ nói lên mong muốn, nguyện vọng của mình, từ đó mang lại hiệu quả cao nhất trong trợ giúp trẻ.
Trong lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên:Nhân viên công tác xã hội được quyền hạn trong việc cung cấp sự hỗ trợ về tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên trước tòa án, cho dù trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo. Họ có thể đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên thay cho cha mẹ và người giám hộ. Các nhân viên công tác xã hội cũng góp phần giáo dục định hướng, hỗ trợ tâm lý xã hội cho trẻ em và người chưa thành niên phạm tội phục hồi nhân phẩm sau khi ra khỏi trường giáo dưỡng hoặc tìm việc làm phù hợp cho các em.
- Vai trò là ngƣời kết nối nguồn lực: Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình là môi trường giáo dục đặc biệt, trường rất cần được sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần từ các nguồn lực. Nhân viên công tác xã hội cần nhìn nhận rõ các thế mạnh của nhà trường, những nguồn lực vốn có, kết hợp với những nguồn lực bên ngoài để giúp nhà trường trợ giúp đến các đối tượng hiệu quả nhất.
Ngoài việc kết nối nguồn lực đến với nhà trường, nhân viên công tác xã hội còn là người kết nối nguồn lực đối với trẻ. Đây là một trong những vai trò và công việc quan trọng của nhân viên công tác xã hội. Hiện nay, việc trợ giúp và kết nối các nguồn lực cho trẻ tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình còn gặp nhiều hạn chế. Các hoạt động của Nhà trường trợ giúp trẻ sau khi ra khỏi trường chủ yếu là hỗ trợ một phần kinh phí tàu xe khi trở về địa phương; hàng năm các cán bộ nhà trường có về địa phương nơi trẻ sinh sống để thăm hỏi và thống kê số liệu chứ chưa thực sự có các hoạt động để trợ giúp các em sau khi trở về. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội tại trường có vai trò quan trọng trong việc:
- Liên lạc với gia đình và địa phương nơi trẻ cư trú trước khi trẻ hết thời gian học. Cùng với trẻ và gia đình, địa phương lên kế hoạch thực hiện trợ
giúp trẻ sau khi trở về. Quy trình lên kế hoạch cần phải được thực hiện đầu tiên với trẻ, sau đó là với gia đình và địa phương. Quan trọng nhất là kế hoạch đó phải phù hợp với nhu cầu của trẻ và cũng phù hợp với nguồn lực mà gia đình, địa phương có. Sau khi xây dựng, bản kế hoạch cần có xác nhận của trẻ, trường giáo dưỡng, gia đình và địa phương, làm căn cứ để trợ giúp và lượng giá kết quả.
- Nhân viên công tác xã hội cùng với cán bộ nhà trường thường xuyên phối hợp kiểm tra, khảo sát tại địa phương nơi trẻ sinh sống; cần xem xét mức độ tái hòa nhập, kiểm tra việc tái vi phạm, kịp thời trợ giúp các em nếu gặp khó khăn. Việc trợ giúp này được tiến hành và kết thúc sau từ 1-2 năm trẻ ra trường.
- Vai trò là Tác viên phát triển cộng đồng tại các khu phố, cụm dân cư, nhận dạng các vấn đề về hành vi của trẻ có hành vi lệch chuẩn nói chung và trẻ có hành vi vi phạm pháp luật nói riêng trong cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề đó:Những nguôn lực này có thể là cơ sở vật chất, ví dụ như địa điểm cho thanh thiếu niên giao lưu, nguồn lực vật chất, con người... Nhân viên công tác xã hội vũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải những vấn đề này đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan.
- Vai trò là ngƣời hòa giải:Đối với các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn khủng hoảng, bạo hành…Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình thông qua việc sử dụng các phương pháp như tham vấn, làm việc với gia đình hoặc liệu pháp gia đình. Trong những tình huống phải can thiệp là bạo lực trong gia đình, xâm hại tình cảm, xao nhãng trẻ em…nhân viên công tác xã hội xác định mục tiêu là để từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.
Muốn vai trò của Nhân viên công tác xã hội được thể hiện hiệu quả như vậy, trước hết các cấp, các ngành và xã hội cần có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác xã hội. Khẳng định công tác xã hội là một nghề chuyên môn với những chức danh nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp ở từng cấp bậc từ thấp đến cao. Cần phải đào tạo nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình độ và xây dựng chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nỗ lực thực hiện, đề tài luận văn: "Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình) đã được hoàn thành và tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
1. Phạm vi của đề tài mới chỉ đề cập đến những vấn đề còn khá hẹp xoay quanh vấn trẻ em có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là làm trái pháp luật. Tuy nhiên qua đó cũng cho thấy được thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp có thể thực hiện để trợ giúp đối tượng là trẻ em có hành vi lệch chuẩn dưới góc độ công tác xã hội
Kết quả khảo sát cho thấy: Trẻ có hành vi lệch chuẩn tăng cả về số lượng và sự đa dạng trong các loại hình lệch chuẩn, trong đó hành vi trộm cắp tài sản là hành vi được thực hiện nhiều nhất. Về trình độ học vấn: Đa số các em có trình độ học vấn thấp, hầu hết đã bỏ học trước khi vào trường, nhận thức còn hạn chế. Các em chủ yếu không thích học, lười học và coi việc học là rất chán ghét, áp lực. Về độ tuổi: Các em thực hiện hành vi lệch chuẩn nhiều nhất là ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi và độ tuổi thực hiện hành vi lệch chuẩn có xu hướng giảm. Về hoàn cảnh gia đình: Các em hầu hết có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như mồ côi, cha mẹ ly dị hoặc đi tù, cha mẹ thường xuyên không quan tâm hoặc luôn là nỗi sợ hãi, áp lực đối với các em...
2. Đề tài ngoài việc cung cấp những thông tin tương đối toàn diện về thực trạng trẻ em làm trái pháp luật trong phạm vi Trường Giáo dưỡng số 2 thì cũng chỉ ra các nguyên nhân của các thực trạng trẻ em làm trái pháp luật và xây dựng các khuyến nghị đối với cán bộ công tác xã hội. Trong những nguyên nhân được kể đến trong luận văn, gia đình – đặc biệt là cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố chính dẫn đến trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như: nhà trường, bạn bè, xã hội và yếu tố chủ quan của chính bản thân em. Nếu trẻ được sống trong môi trường gia đình
thuận lợi, kết hợp với những yếu tố nhà trường, bạn bè... thuận lợi thì sẽ giảm bớt các nguy cơ khiến trẻ có hành vi lệch chuẩn hoặc những hành vi phạm pháp. Do vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần kết hợp và tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để trẻ có thể hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
3. Qua việc phân tích thực trạng và nguyên nhân, tác giả rút ra được các hình thức trợ giúp trẻ có hành vi lệch chuẩn và vai trò của Nhân viên công tác xã hội.
Về hình thức trợ giúp trẻ có hành vi lệch chuẩn, cần trợ giúp các em ở địa phương và ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Ở địa phương, cần trợ giúp các em khi trở về với cộng đồng, hỗ trợ tái hòa nhập, tuyên truyền phổ biến về pháp luật, về đạo đức, lối sống lành mạnh; nâng cao nhận thức của các em về quyền mà mình được hưởng và các phương thức bảo vệ bản thân... Tại trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, cần xây dựng một trung tâm công tác xã hội với các phòng quản lý trường hợp và phòng tham vấn tâm lý, chú trọng xây dựng đội ngũ cộng tác viên có uy tín, ... Qua đó, tác giả đưa ra những vai trò chính của Nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ có hành vi lệch chuẩn như sau: Vai trò là người tham vấn, vai trò là người tư vấn và tổ chức, vai trò là người biện hộ, vai trò là người kết nối nguồn lực, vai trò là tác viên phát triển cộng đồng, vai trò là người hòa giải. Đây là những vai trò chính trong việc trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn, và để thực hiện tốt những vai trò đó cần có sự phối két hợp giữa các cấp, các ngành và toàn xã