Thực trạng trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 30)

hiện nay

Trong những năm gần đây, vấn đề Trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao là phạm tội đã gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đáng báo động. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an (http://mps.gov.vn)

chỉ tính riêng trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án. Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%; từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng. Trong đó, tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Tuy nhiên, khi xét xử một số vụ án do người chưa thành niên gây ra (nhất là một số vụ trọng án) trong thời gian gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng hình phạt dành cho các bị cáo là người chưa thành niên chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Điều này đặt ra vấn đề là: Vậy thế nào là người chưa thành niên, có nên giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội hay không?

Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công An), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Trong năm 2011, tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện [25]. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Sau đây xin được đưa ra một vài ví dụ cụ thể về các vụ án do người chưa thành niên gây ra trong thời gian vừa qua.

Vụ án thứ nhất: Ngày 27-5-2011, VKSND thành phố Hà Nội đã hoàn

tất cáo trạng truy tố Đào Thị Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn về tội "hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản". Cùng bị truy tố với My sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng (sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội; Lê Quang Vinh (sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm 1992) ở quận Long Biên, Hà Nội. Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương và Trịnh Thăng Long (là người tình của Hương) nảy ra ý định lừa các phụ nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp tài sản. Để thực hiện, nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái rồi rủ họ đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ lực ép đi theo, sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp dâm tập thể, cướp tài sản. Liên tục lên mạng chat và tìm các cô gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn đã gây ra năm vụ. Khi cướp điện thoại của hai cô bé sinh năm 1995 và đưa vào nhà nghỉ thì nhóm của My sói bị Công an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày 16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5

vụ cướp tài sản, tổng giá trị trên 30 triệu đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ em. Tổng hợp hình phạt trong vụ án lên đến 160 năm tù cho 8 bị cáo.

Vụ án thứ hai: Vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích

Khoảng 3h ngày 24/8/2011, đối tượng Lê Văn Luyện leo lên ban công tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một số phòng nhưng không phát hiện được gì. Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ gây tiếng động, bị lộ nên quay lên tầng 3. Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà, sau đó giết chết đôi vợ chồng này. Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng đang học lớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa trẻ. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi của chủ nhà đang nằm trên giường ngủ. Sau đó đối tượng phá tủ kính lấy toàn bộ số vàng, gọi anh họ đến đón. Luyện bỏ trốn tới Lạng Sơn, ngày 31/8 thì bị bắt giữ. Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng. Với hành vi giết chết vợ chồng anh Ngọc, cùng con gái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích, Luyện bị đề nghị truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra xác định, Luyện là thủ phạm duy nhất gây án giết người. Khi phạm tội Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi.

Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụ giết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường, hành vi giết người hết sức dã man. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầu năm 2011, trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượng thanh niên vi phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với năm ngoái. Nạn tự tử, hút, lắc, và “bay”, bỏ học, bỏ nhà đi hoang, tập hợp thành băng nhóm, gây án lấy tiền thỏa mãn những cuộc vui, cơn nghiện ngày càng phổ biến. Những đối tượng này phần lớn đều ở độ

tuổi… học sinh. chỉ vì những xích mích nhỏ, lòng tham, tính hiếu thắng mà sẵn sàng đánh nhau, uy hiếp, cướp giật.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tiêu cực tác động, một bộ phận (ngày càng gia tăng) trẻ em đang trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho thấy, năm 2012, cả nước phát hiện 8.820 vụ việc vi phạm pháp luật do 13.289 đối tượng là người chưa thành niên gây ra. So với năm 2011 tăng 231 vụ (2,6%), trong đó nam giới chiếm 12.781 người (96,1%), nữ giới chiếm 508 người (3,9%). Phân tích các đối tượng nói trên, có tới 5.514 đối tượng là trẻ em bỏ học (41,4%) và số vụ vi phạm pháp luật gây ra ở hầu hết các tội danh, tập trung ở các tội danh: trộm cắp tài sản (3.314 vụ, chiếm 37,5%), giết người (126 vụ, chiếm 1,4%), cướp tài sản (498 vụ, chiếm 5,6%), gây rối trật tự công cộng (1.105 vụ, chiếm 12,5%). Cục Cảnh sát hình sự nhận định, thời gian tới, tình hình phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng, manh động, với đối tượng cầm đầu các băng nhóm có tuổi đời từ 16 đến 25 tuổi, sử dụng nhiều loại vũ khí để gây ra các loại án như: giết người, buôn bán ma túy, cướp giật, cố ý gây thương tích...

Theo tác giả Trần Đức Châm (2002) trong cuốn Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật – Thực trạng và giải pháp, trình độ học vấn của người chưa thành niên vi phạm pháp luật chủ yếu là thấp do bị đuổi học, bỏ học, thôi học giữa chừng. Hoàn cảnh gia đình em cũng rất éo le, có em không có gia đình, có em thì có cha, có mẹ nhưng không hoặc ít được cha mẹ quan tâm đúng mức. Phần lớn người chưa thành niên phạm tội có gia đình bình thường, đủ ăn chiếm 40,7%; gia đình nghèo, đói chiếm 32,2%; gia đình khá giả, giàu có chiếm 24,6%.

Qua những số liệu nêu trên, chúng ta có thể thấy tình hình trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn ở mức độ làm trái pháp luật hiện nay đang ở con số đáng báo động. Thực trạng vấn đề ngày càng phức tạp, có xu hướng xuất hiện thêm nhiều tội phạm và hình thức phạm tội mới, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Một phần của tài liệu Trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn tiếp cận dưới góc độ công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)