7. Khung lý thuyết
3.2.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Phương pháp giảng dạy của giáo viên là nhân tố được chúng tôi giả định có ảnh hưởng tới thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ. Vì phương pháp giảng dạy của giáo viên là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo hứng thú cho sinh viên học tập. Không chỉ đến đào tạo tín chỉ giáo viên mới có sự thay đổi về phương pháp dạy học mà trong đào tạo niên chế bản thân mỗi
giáo viên cũng đã có những nỗ lực đổi mới những cách dạy cũ. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng: khi chuyển đổi hoàn toàn từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ thì sự thay đổi phương pháp dạy học không chỉ là nỗ lực của giáo viên nữa mà còn là yêu cầu bắt buộc của một hệ thống giáo dục mới. Vậy phương pháp giảng dạy vốn đã có tầm ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập của sinh viên thì trong tiến trình thay đổi phương pháp giảng dạy sức ảnh hưởng của nó đến thái độ này như thế nào.
Phân tích mối quan hệ giữa hai biến số này chúng tôi lựa chọn phương pháp truyền thống: giáo viên đọc cho sinh viên chép (10.7% thầy cô vẫn áp dụng) và phương pháp mới rất phổ biến trong cách giảng dạy theo hệ thống tín chỉ của giáo viên trường Đại học Hồng Đức hiện nay là giáo viên gợi mở, đặt câu hỏi định hướng: 68.6%, (theo đánh giá của sinh viên) để xem xét mối quan hệ giữa thái độ của sinh viên với phương pháp giảng dạy theo hệ thống đào tạo tín chỉ và thu được kết quả sau:
Bảng 3.6: Tương quan giữa phương pháp giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép với thái độ với phương pháp học tập (%) Phương pháp giáo viên chỉ
đọc cho sinh viên chép
Thái độ Tổng
Thích Không thích
Có sử dụng 43.3 56.7 100
Không sử dụng 58.6 41.4 100
Giảng dạy bằng hình thức giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép là một cách dạy truyền thống, tồn tại khá nhiều trong hệ thống đào tạo niên chế trước kia. Vì vậy, lựa chọn phương pháp giảng dạy này để tìm hiểu mối liên hệ với thái độ của sinh viên là hoàn toàn hợp lí, đặc biệt là trong điều kiện vẫn còn 10.8% số giáo viên trong trường vẫn thường sử dụng phương pháp này.
Tiến hành xử lí thống kê tương quan giữa hai biến số này chúng tôi đã thu được những dữ kiện trong bảng số liệu trên.
Phân tích bảng số liệu này chúng ta có thể nhận thấy phương pháp giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng nhất định đến thái độ của sinh viên với phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ. Nếu như giáo viên sử dụng phương pháp chỉ đọc cho sinh
viên chép thì số lượng sinh viên không thích phương pháp này là 56.7% và số lượng sinh viên thích chỉ là 43.3%. Sự chênh lệch khá lớn (13,4%) chứng tỏ việc giáo viên sử dụng phương pháp này làm giảm hứng thú học tập của sinh viên.
Tồn tại bên cạnh phương pháp truyền thống là: giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép là một phương pháp rất hiện đại thường được áp dụng khá nhiều trong các trường đại học những nước đang phát triển như: Mĩ, Anh....là phương pháp giáo viên gợi mở, đặt câu hỏi cho sinh viên, đây cũng là phương pháp mà rất nhiều thầy cô ở trường Đại học Hồng Đức đang cố gắng áp dụng và triển khai. Tìm hiểu mối quan hệ giữa phương pháp này với thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống tín chỉ chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.7 : Tương quan giữa phương pháp giáo viên gợi mở, đặt câu hỏi định hướng với thái độ của sinh viên với phương pháp học tập theo tín chỉ (%)
Phương pháp giáo viên gợi mở, đặt câu hỏi định hướng
Thái độ Tổng
Thích Không thích
Có sử dụng 61.5 38.5 100
Không sử dụng 47.1 52.9 100
Như vậy, nếu giáo viên sử dụng phương pháp này thì sẽ có tới 61.5% sinh viên thích phương pháp học tập này trong khi đó nếu không sử dụng thì số liệu này sẽ giảm đi chỉ còn 47.1% (giảm 16.4%). Độ chênh lệch này thực sự là đáng kể, nó cho chúng ta hình dung được việc giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở vấn đề và đặt câu hỏi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ.
Tóm lại, từ việc phân tích mối quan hệ giữa 2 phương pháp giảng dạy với thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ chúng ta có thể khẳng định: phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng nhất định đến thái độ của sinh viên với phương pháp học tập mới. Ý kiến của một bạn sinh viên năm thứ 2 – Khoa Khoa học xã hội nêu rõ hơn về những nhận định trên:
“Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến hứng thú của sinh viên chứ, vì nếu thầy cô giảng hay thì sinh viên sẽ chăm chú lắng nghe và sinh viên thích, nếu giảng chán thì
ngại học lắm. Nói chung thầy cô có kiến thức, giỏi giang nhưng nếu không nói được cho sinh viên hiểu hay nói mà sinh viên cảm thấy khó hiểu thì cũng làm mất hứng thú học tập của sinh viên”(Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên k12 Xã hội học – Khoa khoa học xã hội)
3.2.3. Quy định của nhà trường.
Những quy định của nhà trường cũng như cách thức triển khai phương pháp học tập mới đến với sinh viên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thái độ học tập của họ. Bởi lẽ, nếu quy chế quá rườm ra, nhiều thủ tục thì dễ dẫn đến chán nản, thất vọng về một phương pháp mới triển khai. Ngay cả những quy định quá chặt chẽ hoặc quá lỏng lẻo cũng đều không phù hợp. Xuất phát từ nguyên nhân đó mà chúng tôi đã triển khai các nguyên nhân thích và không thích phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ theo xu hướng trên trong các phỏng vấn sâu và bảng hỏi. Kết quả giúp chúng tôi nhận thấy đa phần sinh viên thích phương pháp học tập theo đào tạo tín chỉ vì nhà trường đã triển khai phương pháp này khá linh hoạt khiến sinh viên được bộc lộ cá tính nhiều hơn và có nhiều điều kiện để học tập tốt hơn. 83.2% số sinh viên thích phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ này cho biết đây là phương pháp giúp các bạn phát biểu ý kiến được nhiều hơn, bộc lộ ý kiến cá nhân nhiều hơn. 53.5% số sinh viên thích phương pháp học tập này nhận thấy đây là cách giảng dạy linh hoạt và 53.3% số này cũng thích phương pháp kiểm tra đánh giá. Những ý kiến phỏng vấn sâu sẽ làm rõ hơn những điều này.
“Em thích phương pháp học này vì nó là phương pháp rất linh hoạt. Năm ngoái vì hoàn cảnh gia đình em nghỉ học một kì, nhưng năm nay em vẫn được học với các bạn cùng lớp, không phải học lại với khoá sau mà chỉ phải học bù lại những tín chỉ chưa học thôi. Việc đăng kí học lại cũng đơn giản, chỉ cần nộp tiền và đi học, thời khoá biểu cũng được ưu tiên, xếp vào những lớp không trùng với các môn học khác”
(Phỏng vấn sâu số 5- nam K11 kế toán – Khoa Quản trị kinh doanh)
“Em thích cách học này vì nhà trường đưa tất cả các thứ lên mạng, đăng kí môn học cũng trên mạng nên rất thuận tiện, tuy nhiên đôi khi mạng vào cũng chậm, giá mà nhà trường có thể làm cho mạng của nhà trường nhanh hơn thì tốt quá.”
“Học tín chỉ bọn em cảm thấy rất công bằng trong việc thi cuối kì, ai cũng như ai, không ai biết đề trước được, ngân hàng câu hỏi được phát cho tất cả mọi người, ai học thì được điểm cao, ai không học thì điểm thấp” (Phỏng vấn sâu số 3 – nam sinh viên k12 quản trị nhân sự - Bộ môn tâm lí).
Tóm lại, quy chế của nhà trường trong đào tạo tín chỉ khá linh hoạt, đặc biệt là trong một số hoạt động như kiểm tra đánh giá, phương pháp giảng dạy hay những quy chế về việc công khai mọi hoạt động liên quan đến học tập....Chính những hoạt động này đã khiến cho sinh viên thích phương pháp học tập này hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những quy định khiến sinh viên gặp phải những khó khăn trong quá trình học tập và những quy định này ảnh hưởng đến thái độ tích cực của họ làm họ bộc lộ thái độ không tích cực với phương pháp học tập này.
Như trên phần thực trạng đã phân tích, các quy định về thời khoá biểu và thời gian học tập là những quy chế khiến sinh viên gặp phải nhiều khó khăn nhất trong quá trình học tập. Thời khoá biểu quá dày và nhiều khi không hợp lí cùng với tần suất tham gia vào việc học tập gần như ngày nào cũng 9,10 tiết khiến sinh viên mệt mỏi và không phát huy được những ưu thế của học tín chỉ.
“Gần như ngày nào bọn em cũng học 9, 10 tiết nhưng cũng có những hôm chỉ học có 4 tiết. Nhưng học 4 tiết mà lại học 2 tiết cuối của buổi sáng với 2 tiết cuối của buổi chiều nên những hôm học ít cũng chả làm được gì cả. Nếu mà học 4 tiết/ngày như vậy mà lại học hết một buổi còn một buổi cho nghỉ thì sướng hơn không, có thời gian mà tự học ở nhà chứ bài tập thì nhiều” (Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên K12 – xã hội học – Khoa khoa học xã hội)
Bên cạnh quy định về thời khoá biểu thì những quy định của nhà trường về các hoạt động trên thư viện chưa tạo được điều kiện cho sinh viên có thái độ học tập tích cực. Chúng ta đều biết hoạt động học tập trên thư viện là một trong những hoạt động rất quan trọng của sinh viên. Nhưng những quy định về việc đóng, mở cửa thư viện không được triển khai, cũng như chưa có những quy định về thái độ làm việc của những người quản lí thư viện đã làm cho sinh viên không có thái độ tốt với việc học tập trên thư viện.