Hành vi học nhóm

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 59)

7. Khung lý thuyết

2.3.4.Hành vi học nhóm

Học nhóm là một hành vi học tập rất phổ biến trong hình thức đào tạo tín chỉ. Tại trường Đại học Hồng Đức hành vi học nhóm càng thể hiện được vai trò của mình. Ở tất cả các hình thức học tập: trên lớp hay ở nhà đều yêu cầu sinh viên phải học nhóm. Chẳng hạn như một môn có 2 tín chỉ thì thời gian học lí thuyết trên lớp: 18 tiết nhưng thời gian học thảo luận phải là 24 tiết. Trong thời gian thảo luận này các giáo viên rất chú trọng đến việc để các cá nhân tham gia học nhóm, không những thế để hoàn thiện bài thảo luận (thường làm theo nhóm) các bạn sinh viên cũng phải tham

gia học nhóm cùng với nhau vào một buổi nhất định nào đó trước ngày môn học tiếp tục.

Chính vì đặc trưng đào tạo của hình thức tín chỉ và đặc trưng khá riêng biệt của trường Hồng Đức, mà hiện nay hành vi học nhóm trở thành một hành vi rất đặc trưng của sinh viên trường Đại học Hồng Đức trong phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ.

Vì vậy, nghiên cứu hành vi học tập của sinh viên trường Đại học Hồng Đức chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến hành vi học nhóm này. Trong thời lượng học thảo luận trên lớp mặc dù giáo viên rất chú trọng đến việc học nhóm nhưng trong đề tài này chúng tôi chỉ phân tích hoạt động học nhóm ngoài giờ lên lớp của sinh viên

Tiến hành tìm hiểu thời lượng học nhóm ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học Hồng Đức chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13 : Thời lượng học nhóm sau giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học Hồng Đức Số buổi Tần suất 0 buổi 0 1 buổi 22.9 2 buổi 24.4 3 buổi 26.5 Trên 3 buổi 26.2

Như vậy, tất cả mọi sinh viên trường Đại học Hồng Đức đều tham gia học nhóm, thời lượng này dao động trong khoảng từ 1 buổi đến trên 3 buổi, không có sinh viên nào không tham gia học nhóm sau giờ lên lớp. Những số liệu này chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động học nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Hồng Đức. “Học nhóm thực sự rất quan trọng vì có thể trao đổi ý kiến với nhau, cái gì mình không biết thì có thể hỏi bạn bè” (Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên K12 – Xã hội học – Khoa học xã hội).

Số lượng những bạn tham gia học nhóm từ 3 buổi trở lên chiếm tới: 52.7% - đây là một tỉ lệ tương đối cao, đánh giá sự quan tâm và việc dành thời gian cho hoạt động học nhóm của sinh viên. Chỉ có 22.9% số sinh viên tham gia học nhóm 1 lần/1tuần.

Thời gian học nhóm khá nhiều khiến các bạn sinh viên phải bố trí cho mình những khoảng thời gian học nhóm phù hợp với rất nhiều yếu tố. Học nhóm đòi hỏi một sự tâm huyết, nhiệt tình của tất cả các bạn trong nhóm. Vì vậy, muốn hoạt động học nhóm được diễn ra thì thời gian học nhóm phải thực sự hợp lí với thời gian học tập, sinh hoạt của các thành viên. Tìm hiểu về khoảng thời gian học nhóm của các bạn chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.14: Thời gian học nhóm của sinh viên

Thời gian học nhóm Tần suất

Sau buổi học của môn đó 16.1

Vào những tiết học cả nhóm được nghỉ 77.1

Vào buổi tối 11.1

Như vậy, thời gian học nhóm của sinh viên khá phong phú. Các bạn tranh thủ được mọi khoảng thời gian: sau buổi học, vào những tiết học cả nhóm được nghỉ, vào buổi tối. Tuy nhiên, khoảng thời gian vào những tiết học cả nhóm được nghỉ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (77.1%). Nhìn nhận những khoảng thời gian này, chúng ta có thể nhận thấy sự hợp lí của nó. Vào những tiết học cả nhóm được nghỉ là khoảng thời điểm khá tích cực để thực hiện hành vi học nhóm. Chúng ta đã biết: học nhóm là một hoạt động đòi hỏi sự đoàn kết, tham gia và đóng góp ý kiến của nhóm. Vì vậy, không có thời điểm nào thích hợp hơn là một buổi hay một tiết học mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể tham gia. Thời gian sau buổi học của môn đó, thực sự cũng là một khoảng thời gian hợp lí nếu sinh viên đã nắm vững những vấn đề cần thảo luận và học nhóm nhưng nếu mới chỉ học xong bài, kiến thức chưa kịp bổ sung thì việc tham gia học nhóm lại trở thành một điều khá khó khăn với sinh viên. Có chăng các bạn cũng chỉ có thể học nhóm để chỉ ra những tài liệu cần tìm hay phân chia các công việc sẽ phải làm để chuẩn bị mà thôi. Tuy nhiên, thời gian học đó cũng chỉ triển khai được với điều kiện sau tiết học không có bất kì tiết học nào thêm, hoặc thời gian kết thúc tiết học không quá muộn. Vì những lí do đó mà khoảng thời gian này rất ít được sử dụng để tiến hành học nhóm: 16.1%. Thời gian học nhóm vào buổi tối cũng là một

thời điểm khá thuận lợi, vì đây là khoảng thời gian mà các cá nhân không phải tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Tuy nhiên, khoảng cách địa lí giữa các thành viên trong nhóm, hay những hoạt động khác vào buổi tối thường chiếm đi những khoảng thời gian nhất định và khiến cho rất ít sinh viên (11.1%) lựa chọn buổi tối là thời điểm học nhóm của mình. Ý kiến phỏng vấn sâu một bạn sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm mầm non về thời gian học nhóm sẽ nhấn mạnh thêm những số liệu trên: “Bọn em thường thảo luận trước ở nhà với những môn nhiều vấn đề hay cô cho thảo luận trước. Thường thì cả nhóm đi thảo luận vào một buổi mà lớp được nghỉ học hoặc buổi tối đến nhà một bạn thành viên trong nhóm để thảo luận rồi tổng hợp ý kiến” (phỏng vấn sâu số 9 – nữ sinh viên k13 – sư phạm mầm non – Khoa Mầm non)

Những con số trên đã khẳng định hành vi học nhóm của sinh viên khá tích cực. Để hiểu rõ thêm điều này chúng tôi tiến hành nghiên cứu mức độ tham gia các hoạt động học nhóm của sinh viên để hình thành một nhãn quan khoa học về vấn đề này và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15: Mức độ tham gia các hoạt động học nhóm (đơn vị: %) Nhận định Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm 76.3 22.9 0 0.7 Phản biện ý kiến của mọi người trong nhóm 18.7 66.2 10.1 5.0 Tổng kết ý kiến của mọi người trong nhóm 40.5 41.2 11.8 6.5 Đưa ra những ý tưởng mới lạ cho vấn đề thảo

luận 23.7 58.3 15.5 2.5

Không có ý kiến gì trước những vấn đề thảo

luận 2.2 28.3 34.1 35.5

Là người trình bày ý tưởng của nhóm 18.3 56.8 17.6 7.2 Là người trả lời các câu hỏi của thầy cô và

các bạn 17.6 60.2 14.0 8.2

Để tìm hiểu về hoạt động học nhóm, chúng tôi đã đưa ra 7 nhận định về các hành vi thường diễn ra trong quá trình học nhóm trong đó có 6 nhận định về các hành vi học nhóm tích cực: Lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, Phản biện ý kiến

của mọi người trong nhóm, Tổng kết ý kiến của mọi người trong nhóm, Đưa ra những ý tưởng mới lạ cho vấn đề thảo luận, Là người trình bày ý tưởng của nhóm, Là người trả lời các câu hỏi của thầy cô và các bạn và 1 nhận định về hành vi học nhóm tiêu cực: Không có ý kiến gì trước những vấn đề thảo luận. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tất cả các hành vi tích cực trong học nhóm các bạn đều thực hiện ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên tương đối cao. Như hành vi: lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm: 76.3% số sinh viên luôn lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, chỉ số hiếm khi và không bao giờ chỉ chiếm: 0.7%. Tương tự như vậy, ở hành vi: Đưa ra những ý tưởng mới lạ cho vấn đề thảo luận: 23.7% số sinh viên cho biết mình thường có hành vi này, chỉ số 58.3% sinh viên thỉnh thoảng cũng có hành vi này. Như vậy, việc học nhóm thực sự phát huy được cao độ khả năng sáng tạo, tinh thần ham học của sinh viên. Ở nhận định về hành vi học nhóm tiêu cực số lượng sinh viên thường xuyên có hành động: không có ý kiến gì trước vấn đề thảo luận là: 2.2%, trong khi đó số sinh viên không bao giờ có hành vi này là: 35.5% và 34.1% số sinh viên cũng rất hiếm khi mới có hành động này.

Như vậy, sinh viên trường đại học Hồng Đức tham gia vào hoạt động học nhóm khá tích cực. Vậy thái độ của họ với hoạt động học nhóm như thế nào, có tích cực như hành vi của họ không. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi nhận thấy như sau:

Bảng 2.16: Thái độ của sinh viên với hoạt động học nhóm

Thái độ Tần suất

Thích 31.1%

Bình thường 57.1% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không thích 11.1%

Như vậy, mặc dù rất tích cực trong hoạt động học nhóm nhưng không nhiều sinh viên có thái độ tích cực với hoạt động này. Chỉ có 31.1% số sinh viên thích hoạt động học nhóm. Điều này hợp lí với nghịch lí La.Pier: có độ chênh trong thái độ và hành vi. Con người ta có thể có thái độ không tích cực khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc nhưng vì những lợi ích của mình hoặc vì sống trong những môi trường mà nó quy định người ta phải thực hiện những quy tắc nhất định mà họ sẽ điều chỉnh hành

vi của mình cho hợp lí. Trong tương quan của thái độ học nhóm với hành vi học nhóm chúng ta hoàn toàn nhận thức rõ điều này. Vì tất cả các sinh viên sống trong một môi trường mà hoạt động học nhóm là một hoạt động thực sự quan trọng, có ảnh hưởng thực sự đến kết quả học tập nên mặc dù chỉ có 33.1% thích học nhóm, thậm chí còn có 11.1% sinh viên không thích hoạt động học tập này nhưng họ vẫn tham gia học nhóm để cá nhân không bị lệch lạc khỏi những quy chuẩn của môi trường học tập và sinh sống. Vì thái độ học tập đó mà các bạn gần như chỉ tham gia học nhóm khi có bài tập của thầy cô yêu cầu, yếu tố này chiếm tới 76.5%, chỉ có 28.8% sinh viên thực hiện việc học nhóm khi một mình không thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến học tập, tỉ lệ này còn thấp hơn rất nhiều (1.8%) sinh viên tham gia học nhóm khi có hứng thú gặp gỡ bạn bè. Những chỉ số tìm hiểu nguyên nhân các bạn học nhóm khá tương đồng với thái độ của sinh viên với hoạt động học nhóm này. Nếu chúng ta làm một việc vì những chế tài của nó hoặc làm một việc vì nhiệm vụ thì ít khi chúng ta thực hiện nó bằng niềm say mê. Vì thế, cần phải đẩy mạnh được thái độ tích cực với hoạt động học nhóm để sinh viên có thể thực hiện đúng tinh thần của học nhóm: mọi người cùng chung sức để tìm hiểu, giải quyết hay khám phá một vấn đề mới mẻ, thú vị.

Tóm lại, sinh viên trường đại học Hồng Đức rất tích cực tham gia vào hoạt động học nhóm, song hoạt động này diễn ra chủ yếu là do sức ép của học tập và các chế tài của quá trình học tập mang lại. Thái độ tích cực của sinh viên với phương pháp học nhóm này chưa cao. Độ chênh về hành vi và thái độ khá rõ rệt.

Tiểu kết: Hành vi học tập trong phương pháp học tập trong hệ thống tín chỉ được sinh viên trường Đại học Hồng Đức thực hiện với mức độ đúng tương đối cao. Các hành vi đúng với tinh thần của hệ thống đào tạo tín chỉ có thể được coi là những hành vi học tập tích cực. Trong khi đó, những hành vi học tập thụ động hay lệch chuẩn trong học tập chính là những hành vi không đúng với tinh thần của học chế tín chỉ. Với mức độ thực hiện đúng phương pháp học tập khá cao, sinh viên cũng thực hiện những hành vi không đúng với tinh thần của hệ thống đào tạo tín chỉ (lệch chuẩn và thụ động) ở mức độ thấp. Chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu thêm về hành vi học nhóm, một dạng hành vi học tập rất tiêu biểu trong hệ thống đào tạo tín chỉ và nhận

thấy sinh viên rất tích cực thực hiện hành vi này với nhiều biểu hiện tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn rất rõ những khoảng trống từ thái độ đến hành vi, đòi hỏi chúng ta cần giải quyết. Dựa trên tinh thần này chúng tôi tiếp tục tiến hành tìm hiểu độ chênh giữa thái độ, nhận thức và hành vi học tập trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở mục sau

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ Trong một lớp học ở những giờ học nhất định, chúng ta dễ dàng quan sát thấy rất nhiều dạng hành vi diễn ra trong khuôn khổ giờ học với sự có mặt của giáo viên như sau: có nhóm sinh viên chăm chú nghe giảng, ghi chép, có nhóm lơ đãng nhìn ra ngoài, có nhóm nói chuyện, nhắn tin ... Xuất phát từ những thông tin thu được từ những quan sát không tham dự, tôi thực hiện quan sát tham dự một lớp học trong một tiết học và đã ghi lại được bức tranh sau:

Hộp 1 – Quan sát trường hợp một lớp học

- 9h20’ chuông vào học tiết 4 bắt đầu. Cô giáo chưa vào lớp, 5 sinh viên nam và 3 sinh viên nữ đang còn đứng ngoài nói chuyện và chơi đùa trước của lớp. - 9h25’giảng viên đến lớp, các sinh viên đang đứng ngoài cửa lớp, các sinh viên đang đứng ngoài cửa lớp chạy vào vị trí của mình đứng chào cô. Sau đó, cô ngồi vào bàn và mời các bạn sinh viên ngồi.

- Từ lúc 9h30’, cô và các bạn lấy sách vở, tài liệu môn học ra bàn, sau đó cô giáo yêu cầu các tổ chuẩn bị báo cáo bài thảo luận nhóm ở nhà .

- 9h40’nhóm bắt đầu báo cáo. Cô giáo ngồi trên bàn giáo viên. Ở dưới một số bạn vẫn nói chuyện. Ở bên trái thuộc dãy bàn trong cùng, bàn cuối 2 bạn nữ đang ăn sáng, một bạn đang làm bài tập môn tiếng anh. Từ bàn thứ 3 trở lên các bạn khá chú ý. Ở dãy bàn bên cạnh cửa ra vào 2 bạn nữ đang nói chuyện khá thoải mái, một bạn nam đang nhắn tin.

9h55’ nhóm báo cáo kết thúc, một vài tiếng vỗ tay vang lên. Cô giáo lên tiếng, các sinh viên phía sau có vẻ im lặng hơn. Các bạn sinh viên bàn tán khá sôi nổi về chủ đề báo cáo môn Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Một sinh viên nữ bàn thứ nhất phát biểu ý kiến: nhận xét về bài của nhóm và đưa ra câu hỏi. Nhóm báo cáo phản ứng lại vì cho rằng câu hỏi không hợp lí. Cô giáo phải điều chỉnh lại không khí lớp. Một bạn sinh viên nữ ngồi đầu bàn thứ 4 dãy bàn giáo viên cũng có những ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm.

Một bạn nam ngồi bàn thứ hai dãy gần cửa ra vào đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo. Trong lớp bắt đầu khá ồn ào, nhiều bạn tranh luận về chủ đề báo cáo. Một bạn nữ bàn cuối cùng nhắn tin, có một bạn nam cúi xuống bàn nghe điện thoại.

10h5’ nhóm báo cáo bắt đầu trả lời những câu hỏi băn khoăn của các bạn trong lớp. Trong lớp rất ồn ào, nhiều bạn theo dõi và đặt lại câu hỏi với nhóm. Một số bạn ngồi bàn thứ 3 và 4 gần cửa ra vào nhìn ra ngoài của sổ. Hai bàn cuối các bạn ngồi im, thỉnh thoảng nói với nhau một vài câu không liên quan đến bài giảng.

10h10’ chuông hết tiết, nhưng nhóm báo cáo vẫn tiếp tục trả lời các câu hỏi của các bạn.

...

10h20 cô giáo cho các bạn tiếp tục thảo luận. Một số bạn ra ngoài vẫn chưa

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 59)