Cơ sở vật chất của nhà trường

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 87)

7. Khung lý thuyết

3.3.3. Cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất là một phần hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên. Nếu cơ sở vật chất tốt, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên thì dẫn đến việc sinh viên có cơ hội để thực hiện tốt các hành vi học tập của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ cơ sở vật chất càng trở nên quan trọng để sinh viên có thể thực hiện các hành vi tự học của mình, đáp ứng những yêu cầu căn bản của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đưa ra những thang đo để sinh viên đánh giá về cơ sở vật chất của trường và nhận được kết quả như sau:

Bảng 3.13: Đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất trong trường

Các yếu tố

Mức đánh giá về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất so với yêu cầu phục vụ

học tập và giảng dạy Dưới 20% 20- 40% 40- 60% 60- 80% 80- 100% Trang thiết bị, máy móc phục vụ học tập và giảng dạy 19.5 28.5 32.5 16.5 3.2 Hệ thống tư liệu trong thư viện 24.2 28.2 26.4 15.5 5.8 Điều kiện phòng học (diện tích, cách âm, bàn ghế ) 13.7 25.3 32.1 20.6 8.3 Điều kiện để học nhóm (phòng học, ghế đá...) 14.1 19.1 31.0 24.2 11.6

Đại học Hồng Đức là một trường đại học địa phương mặc dù đã được tỉnh đầu tư về cơ sở vật chất khá lớn nhưng còn nhiều thiếu thốn và đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Trong tất cả 4 yếu tố đưa ra để đánh giá về mức độ phục vụ học tập thì mức độ đáp ứng dưới 40% chiếm tỉ lệ khá cao. Mức độ thiếu thốn lớn nhất là hệ thống tư liệu trong thư viện chiếm tới: 52.4%. Như vậy, hơn một nửa số sinh viên cho rằng: hệ thống tư liệu mới chỉ đáp ứng được 40% trở xuống nhu cầu của sinh viên. Trong khi đó chỉ có 5.8% số sinh viên cho rằng: hệ thống tư liệu trong thư viện đáp ứng được khoảng 80 -100% nhu cầu của sinh viên. Rất nhiều ý kiến phỏng vấn sâu của sinh viên khẳng định sự thiếu thốn của thư viện mà chúng tôi đã nêu ra và phân tích trong phần tìm hiểu về hành vi học tập tích cực của sinh viên. Sinh viên mặc dù rất thích và rất thường xuyên lên thư viện nhưng sự đáp ứng nhu cầu của họ chưa thực sự đầy đủ.

Tỉ lệ sinh viên cho rằng: trang thiết bị phục vụ cho học tập và giảng mới chỉ đáp ứng được 40% trở xuống chiếm khá cao: 48% (chiếm gần một nửa số nhận định của sinh viên). Tương tự, tỉ lệ cho thấy trang thiết bị này đáp ứng 80- 100% nhu cầu học tập và giảng dạy khá ít: 3.2%

Một yếu tố khác là điều kiện phòng học, cũng có tới 39% số sinh viên cho biết chưa đáp ứng được 40% trở xuống nhu cầu học tập của sinh viên và tỉ lệ này trong việc đáp ứng 80- 100% cũng chỉ là 8.3%.

Yếu tố cuối cùng chúng tôi đưa ra để sinh viên đánh giá về mức độ cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên là: Điều kiện để học nhóm (phòng học, ghế đá). Đưa tiêu chí này, bởi lẽ như chúng tôi đã khẳng định ở trên: học nhóm là một hành vi phổ biến và bắt buộc trong quy định học theo hệ thống đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Hồng Đức. Ở tiêu chí này cũng có 33.2% số sinh viên cho biết nó mới đáp ứng được khoảng 40% trở xuống nhu cầu học tập của sinh viên và 11.6% số sinh viên cho rằng: Nó đã đáp ứng được khoảng 80 -100% nhu cầu học nhóm của sinh viên.

Tóm lại, hầu hết các cơ sở vật chất của trường Đại học Hồng Đức đều chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Nhóm cơ sở vật chất thiếu thốn nhất theo đánh giá của chính những người học chính là: hệ thống tư liệu trên thư việc, nhóm cơ sở vật chất khá hơn cả là: hệ thống phòng học, ghế đá dành cho việc học nhóm. Với điều kiện vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của việc học tập thì có lẽ các hành vi học tập đúng với tinh thần của hệ thống đào tạo tín chỉ sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn.

Tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính chúng tôi đã tìm hiểu về vấn đề này và nhận thấy như sau:

Hộp 4: Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên

bạn T cho rằng: “Trong quá trình tự học bạn gặp phải khá nhiều khó khăn như: bạn chưa có máy tính để học vì thế mỗi khi cần tìm tài liệu trên mạng hay đánh máy thì đều phải lên thư viện mà lên thì không phải lúc nào cũng có máy để học vì cả phòng có 38 cái máy thì chỉ có 8 -12 máy là dùng được mà có cái lại không cắm được USB, còn ở KLF thì máy tính lại không nối mạng nên muốn tìm thông tin cũng khó. Bạn nói rằng: bạn học Xã hội học mà nguồn tư liệu dành cho ngành bạn trên thư viện rất ít, muốn mượn về nhà cũng không mượn được mà chỉ được đọc tại chỗ thôi. Lịch học khá dày chỉ có buổi tối lên được thư viện thì thư viện đóng cửa” (phỏng vấn sâu số 2 – nữ sinh viên K13 Xã hội học – Khoa khoa học xã hội)

“Trường mình (cơ sỏ 1) thì quy mô tương đối nhỏ có 4 toà nhà giảng đường (A1,A2,A3,A4 và khu B). Những phòng giảng đường chỉ mở cửa và thời gian học thôi, hết giờ thì bác bảo vệ đóng cửa. Vậy nên, những bạn ở kí túc xá như em muốn lên giảng đường học không có phòng. Mà em thấy vào mùa hè thì quạt điện ở nhiều phòng bị hỏng, bóng điện thì nhiều cái cháy, không đủ ánh sáng để học, phòng máy tính thì số máy hoạt động được ít nên nếu em đi muộn

thế là cũng không mượn được sách luôn” (Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên – k12 xã hội học - Khoa khoa học xã hội)

Bạn L nói về cơ sở vật chất của trường như sau: “Thường thì tôi thấy các bác bảo vệ chỉ mở của vào thời gian có lớp học thôi. Nếu phòng học buổi chiều thì khoảng buổi trưa các bác ấy mới mở cửa, có hôm phải đi gọi bác bảo vệ đến mới mở cửa ấy. Còn nếu lớp nào buổi sáng mà buổi chiều không có lớp học phòng đó thì các cô làm vệ sinh, quét rác đóng cửa luôn nên tìm được phòng để học nhóm hay tự học là rất khó.” (Phỏng vấn sâu số 6 – Nữ sinh viên K12 sư phạm sinh- Khoa khoa học tự nhiên)

Bạn N nói rằng: “Bọn em hay học ở ghế đá, vì ghế đá trường mình cũng nhiều, nhưng mà chỉ tập trung ở 2 khu nhà A1 và A2. Những hôm trời mưa thì khó khăn hơn để tìm được phòng học. Vì ngồi ở ghế đá thì mưa mà phòng học thì hay đóng cửa”(Phỏng vấn sâu số 3 – nam sinh viên – k12 quản trị nhân sự - bộ môn Tâm lí)

Tóm lại, cơ sở vật chất của trường đang còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên trong trường, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của sinh viên trước những yêu cầu mới mẻ của hệ thống đào tạo theo tín chỉ.

Tiểu kết: Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ là một phương thức tăng cường các hành vi học tập đúng theo tinh thần của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ. Qua các phép kiểm định T.test, Anova và những ý kiến của nghiên cứu định tính chúng tôi nhận thấy: yếu tố đặc điểm cá nhân, phương pháp giảng dạy của giáo viên và cơ sở vật chất là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi học tập trong phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ của trường Đại học Hồng Đức.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Nghiên cứu “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ” đã chứng minh được thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với phương pháp học tập này. Đồng thời, chúng tôi cũng đã chỉ ra độ chênh của các yếu tố này và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Trên cơ sở phân tích những kết quả của đề tài chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất về thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ:

Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức khá cao. Tương ứng với mức độ nhận thức chung này là các nhóm nhận thức riêng như: Nhận thức về phương pháp học tập trên lớp, nhận thức về hoạt động tự học trong phương pháp học tập ở nhà và trên thư viện, nhận thức về các hoạt động biểu hiện tính tích cực đều có tỉ lệ nhận thức đúng cao, đặc biệt là nhóm nhận thức về các hoạt động biểu hiện tính tích cực học tập của sinh viên có tỉ lệ nhận thức đúng cao nhất.

Thái độ tích cực của sinh viên với phương pháp học tập chiếm một tỉ lệ trung bình, thấp hơn khá nhiều so với nhận thức đúng về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rất nhiều sinh viên căng thẳng và không thích phương pháp học tập này vì thời gian học tập trên lớp quá dày đặc và nhiều. Trong khi đó, phần lớn sinh viên rất thích các phương pháp giảng dạy của giảng viên và cách thức kiểm tra, đánh giá trong hình thức đào tạo mới mẻ này.

Tỉ lệ sinh viên thực hành đúng phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ tương đối cao, thấp hơn so với nhận thức đúng không đáng kể và cao hơn nhiều so với thái độ tích cực của sinh viên với phương pháp học tập này Hành vi học nhóm là một hành vi tiêu biểu trong phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ của trường Đại học Hồng Đức. Vì thế, gần như tất cả các sinh viên đều tham gia vào hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động học nhóm không nhận được nhiều sự yêu thích của sinh viên và nó diễn ra chủ yếu là do các chế tài của quá trình học tập mang lại.

Thứ hai, nghiên cứu cũng đã chỉ ra có những độ chênh nhất định giữa nhận thức và hành vi cũng như thái độ và hành vi. Tỉ lệ sinh viên có nhận thức đúng về

thích phương pháp học tập này chiếm tỉ lệ trung bình và số sinh viên có hành học tập đúng với tinh thần của phương pháp học tập theo học chế tín chỉ có tỉ lệ cao hơn tỉ lệ sinh viên thích phương pháp học tập này nhưng thấp hơn không đáng kể so với tỉ lệ sinh viên có nhận thức đúng.

Thứ ba, có một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ:

Đối với nhận thức:

Kết quả phân tích cho thấy: đặc điểm cá nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập này. Trong đặc điểm cá nhân, biến số giới tính và biến số năm học là những biến số có ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Quy định của nhà trường cũng là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập này.

Đối với thái độ:

Đặc điểm của sinh viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên trong phương pháp học tập này. Biến số giới tính, năm học, điểm trung bình học tập và phương pháp giảng của giáo viên là những biến số có ảnh hưởng mạnh nhất thái độ thích phương pháp học tập này của sinh viên. Ngoài ra, quy định của nhà trường, đặc biệt là các quy định về thời khóa biểu ảnh hưởng nhiều đến thái độ của sinh viên với phương pháp học tập này. Rất nhiều sinh viên không thích phương pháp học tập này do thời khóa biểu mà nhà trường bố trí chưa thực sự hợp lí cho sinh viên.

Đối với hành vi:

Đặc điểm của sinh viên vẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên trong phương pháp học tập theo học chế tín chỉ. Tiến hành phân tích anova, chúng tôi nhận thấy những yếu tố: vị trí chỗ ngồi, ngành học, điểm học tập, năm học có những ảnh hưởng mạnh đến hành vi thực hành đúng phương pháp học tập này. Không những thế phương pháp giảng dạy của giáo viên và mức độ đáp ứng cơ sở vật chất với nhu cầu học tập và giảng dạy cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hành vi học tập của sinh viên trong phương pháp học tập này.

2. Khuyến nghị:

Củng cố nhận thức học tập đúng với tinh thần của phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ:

Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động như: hội thảo, các buổi xêmina…giúp sinh viên hiểu thêm về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ để sinh viên có thể thích nghi cũng như tìm ra những cách thức tốt để thực hiện hành vi học tập của mình Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện chức năng cố vấn học tập của mình thực hiện các buổi sinh hoạt lớp giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của phương pháp học tập

này, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để sinh viên có những hành vi học tập tích cực.

Các tổ chức đoàn, hội sinh viên, các câu lạc bộ của sinh viên thường xuyên tổ chức các hội thảo, buổi trao đổi kiến thức cũng như những kinh nghiệm học tập để sinh viên có thể hiểu sâu, hiểu rõ về phương pháp học tập này.

Tăng cường thực hiện các hành vi tích cực trong học tập, giảm độ chênh giữ nhận thức và thực hành

Cần thực hiện hơn nữa việc tuyên truyền hướng nghiệp để học sinh trung học tự mình có thể tự lựa chọn ngành học cho mình, theo sở thích, sự quan tâm và mục đích của mình, không phụ thuộc vào bố mẹ hoặc yếu tố bên ngoài. Việc được học theo đúng ngành nghề mà họ yêu thích sẽ làm cho họ tích cực hơn trong việc học tập

Cần sắp xếp, bố trí các phòng, lớp với không gian nhỏ, hoặc số lượng sinh viên ít để co hẹp sự khác biệt về mức độ tác động giữa giảng viên, các thành viên lớp tới khả năng thực hiện các hành vi học tập tích cực của mỗi sinh viên. Tránh để những sinh viên ngồi ở ngoài tầm kiểm soát của giảng viên, ngoài khu vực ảnh hưởng của giờ học, không khí buổi học.

Cần thực hiện giảng dạy tổng hợp với các phương pháp theo hướng tích cực như gợi mở vấn đề cho sinh viên thảo luận, cho sinh viên thảo luận nhóm, cho sinh viên tài liệu tự nghiên cứu…và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng như khả năng đáp ứng của trang thiết bị với nhận thức đúng về học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ , thì việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sẽ có kết quả ngược lại, nếu không thực hiện đồng thời với sự tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực.

Cần thực hiện đồng bộ việc tăng cường đáp ứng của trang thiết bị vật chất với việc đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trang thiết bị. Nếu không có sự thay đổi trong căn bản cách giảng dạy của giảng viên thì việc sử dụng các công cụ hiện đại có thể lại phản tác dụng.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Khoa Xã hội học

PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)