Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 25)

7. Khung lý thuyết

1.5. Các khái niệm công cụ

1.5.1. Nhận thức

Từ góc độ xã hội học, nhận thức là những hiểu biết mà mỗi cá nhân lĩnh hội được trong quá trình tương tác xã hội với những cá nhân khác trong xã hội. Khi tham gia tương tác xã hội, cá nhân sẽ học được những giá trị, chuẩn mực hay những kinh nghiệm sống…Quá trình tích lũy kiến thức đó chính là quá trình học hỏi xã hội.

Trong đề tài này, khái niệm “Nhận thức” được phân tích là những quan điểm, sự nhìn nhận và đánh giá của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ:

+ Nhận thức chung của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ.

+ Nhận thức về mục tiêu của phương pháp học tập theo tín chỉ của sinh viên Đại học Hồng Đức.

+ Nhận thức về cách tham gia bài giảng trên lớp, về hoạt động chuẩn bị bài, về hoạt động lên thư viện… của sinh viên học theo hình thức đào tạo tín chỉ.

1.5.2. Thái độ

Từ góc độ của xã hội học, thái độ là một tâm thế ủng hộ hay phản đối với một nhóm đối tượng nhất định. Trong việc đánh giá, nhìn nhận các sự vật, hiện tượng nhất định các cá nhân thường bộc lộ thái độ của mình ở 2 cực hoặc là ủng hộ hoặc là

phản đối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cá nhân có thể có tâm trạng nước đôi, tức là cá nhân sẽ tồn tại cả hai thái độ ủng hộ và phản đối.

Trong nghiên cứu này, khái niệm “thái độ” được phân tích là tâm thế thích hay không thích của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ.

+ Sinh viên trường Đại học Hồng Đức có thái độ thích hay không thích với phương pháp học tập theo tín chỉ.

+ Sinh viên có thái độ thích hay không thích với thời gian học tập trên lớp, ở nhà theo học chế tín chỉ.

+ Sinh viên có thái độ thích hay không thích với phương pháp dạy học của giáo viên theo học chế tín chỉ.

+ Sinh viên có thái độ thích hay không thích với phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo học chế tín chỉ.

1.5.3. Hành vi

Dưới góc độ tâm lí học và xã hội học, theo cách hiểu của lí thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người là những phản ứng (máy móc) quan sát được sau những tác nhân.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm hành vi để phân tích những phản ứng của sinh viên trường Đại học Hồng Đức trước phương pháp học tập theo học chế tín chỉ. Tìm hiểu về hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ ở đề tài này tìm hiểu qua những góc độ sau:

+ Hành vi học tập tích cực. + Hành vi học tập thụ động. + Hành vi học tập lệch chuẩn.

1.5.4. Hành vi lệch chuẩn:

Hành vi lệch chuẩn là hành vi không chính quy, chệch khỏi những gì được coi là bình thường. Trong xã hội học, thuật ngữ này ngụ ý rằng hành vi nói đến được thực hiện một cách bí mật và chủ yếu vì lợi ích cá nhân. [1, tr. 217]

Sai lệch xã hội hay hành vi lệch chuẩn có thể được hiểu đơn giản là những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông hay sự vi phạm các chuẩn mực xã hội.

Sai lệch xã hội là “sự vi phạm các chuẩn mực được chấp nhận hoặc các quy tắc xã hội của một nhóm hay của xã hội hay về một người lệch lạc như một kẻ vi phạm các tiêu chuẩn đã được coi là được thừa nhận” [12, tr. 394]

Trong nghiên cứu này, hành vi lệch chuẩn là những hành vi không được thực hiện trong hoạt động học tập của sinh viên, nhưng vì lợi ích cá nhân những hành vi này vẫn được thực hiện một cách cố tình và bí mật như: sử dụng tài liệu trong khi thi mà chưa được phép, nghỉ học quá thời gian cho phép...

1.5.5. Sinh viên

Theo quy chế công tác học sinh sinh viên trong các trường đào tạo: sinh viên là những người đang học trong các trường hệ đại học và cao đẳng.

Trong đề tài này, sinh viên là những người đang theo học tại trường Đại học Hồng Đức

1.5.6. Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ: 1.5.6.1. Phương pháp học tập:

Phương pháp học tập là: phương pháp tự điều khiển hoạt động nhận thức và

rèn luyện khả năng thu thập thông tin để hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách của người học và thành đạt mục tiêu học tập. [8, tr. 3]

1.5.6.2 Học chế tín chỉ:

Học chế tín chỉ: là phương thức đào tạo linh hoạt và mềm dẻo, trong đó sinh

viên được chủ động lập kế hoạch và đăng kí học tập, tích lũy từng học phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường nhằm hoàn tất chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp. [6, tr. 15]. Sau khi quy chế 43 của bộ giáo dục ban hành khái niệm học chế tín chỉ còn có một tên gọi khác nữa là hệ thống tín chỉ. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi sẽ đồng nhất 2 khái niệm học chế tín chỉ hệ thống tín chỉ, 2 khái niệm này sẽ được hiểu theo nghĩa giống nhau.

Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ là: phương pháp học tập mà người

học chủ động lựa chọn kế hoạch học tập và tích cực thực hiện kế hoạch đó. Đây là phương pháp mà người học phát huy cao độ tính tự học của mình và học nội dung cốt lõi là chính.

Trong đề tài này, phương pháp học tập theo học chế tín chỉ có thể được hiểu theo những khía cạnh sau:

+ Cần phải có phương pháp lập kế hoạch cho cả khóa học.

+Phương pháp học tập trong giờ lí thuyết là nghe, viết, suy ngẫm còn giờ thảo luận là nói và tranh luận nhiều hơn.

+ Tăng cường thời lượng học trên thư viện và ở nhà.

+ Tăng cường thời gian học nhóm

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC

VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ 2.1. Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập theo tín chỉ

Nhận thức là những hiểu biết mà mỗi cá nhân lĩnh hội được trong quá trình tương tác xã hội với những cá nhân khác trong xã hội. Hiểu theo một cách khác, nhận thức là quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của một cá nhân, một nhóm xã hội về một đối tượng hay vấn đề nào đó. Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ chúng tôi đã đưa ra 15 nhận định về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ với các nhóm hoạt động như: hoạt động học tập trên lớp, ở nhà, trên thư viện và một số hoạt động khác liên quan đến học tập.

Trong từng hoạt động chúng tôi đưa ra 3 phương án trả lời là: đúng, sai và phân vân. Tuy nhiên, để tính chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ chúng tôi quan niệm phương án trả lời chỉ có phương án đúng và chưa đúng, tức là những sinh viên có nhận thức sai và chưa rõ về bản chất của phương pháp học tập theo học chế tín chỉ sẽ được nhóm chung vào một nhóm.

Trong tổng số 15 nhận định về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ có 12 nhận định đúng và 3 nhận định sai về phương pháp học tập.

12 nhận định đúng là:

- Nhận định đúng về phương pháp học tập trên lớp: “Dám tranh luận với giáo viên khi có ý kiến khác”, “Mạnh dạn tranh luận với các bạn trong lớp, trong nhóm khi có ý kiến khác nhau về một vấn đề”, “Tham gia phát biểu ý kiến trên lớp”, “Biết nghe giảng một cách phê phán”, “Tăng cường học nhóm”.

- Nhận định đúng về hoạt động tự học ở nhà và trên thư viện: “Tăng thời lượng học trên thư viện và và nhà”, “Biết đọc tài liệu một cách phê phán”, “Tự đọc các tài liệu liên quan đến nội dung môn học”

- Nhận định đúng về các hoạt động biểu hiện tính tích cực học tập: “Phải xây dựng kế hoạch học tập cho từng môn học”, “ luôn tìm tòi sáng tạo về môn học”, “sinh viên được lựa chọn môn học, giáo viên”

3 nhận định sai là: “Dành nhiều thời gian học tập trên lớp”, “học thuộc lòng bài giảng hay tài liệu”, “coi ý kiến của giáo viên là luôn đúng”

Để tính toán chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ, chúng tôi đã lấy tổng điểm trung bình của các biểu hiện của nhận thức (15 biểu hiện) chia cho số lượng các biểu hiện của nhận thức và nhân với 100%. Kết quả nhận được là chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ.

Bằng cách tính như vậy, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Mức độ nhận thức đúng về phươg pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

Mẫu điều tra 281

Chỉ số mức độ nhận thức về phương pháp

học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 78.6/100

Độ lệch tiêu chuẩn 14

Giá trị lớn nhất 100

Giá trị nhỏ nhất 40

Chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức khá cao: 78,6 điểm phần trăm. Chỉ số này cho thấy phần đông sinh viên của trường có cách hiểu đúng đắn về phương pháp học tập trên lớp, ở nhà, trên thư viện và một số phương pháp liên quan đến học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

Chúng tôi đã thực hiện 10 phỏng vấn sâu sinh viên các khoa trong trường Đại học Hồng Đức và trong 10 phỏng vấn sâu đó mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả các ý kiến đều thể hiện một nhận thức rất rõ ràng: “Học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ là tăng cường thời gian tự học và sinh viên được chủ động với thời gian học tập”(Phỏng vấn sâu số 9 – nữ sinh viên K13 sư phạm mầm non – Khoa Mầm non)

“Phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ là thời gian tự học nhiều hơn, thời gian học tập trên lớp ít hơn, rút ngắn thời gian trên lớp, giảng viên nhàn hơn và sinh

viên phải học tập tích cực hơn” (Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên K12 – Xã hội học – Khoa Khoa học xã hội)

Như vậy, đa số sinh viên có nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ. Để nghiên cứu rõ hơn nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ, chúng tôi phân tích trên từng nhóm phương pháp học tập: Trên lớp, trên thư viện, ở nhà và một số hoạt động liên quan đến học tập.

2.1.1. Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong phương pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ.

Để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ, trong số 15 nhận định về phương pháp học tập, chúng tôi đưa ra 6 nhận định về phương pháp học tập trên lớp với 5 nhận định đúng và 1 nhận định sai, cụ thể là: “Dám tranh luận với giáo viên khi có ý kiến khác”, “Mạnh dạn tranh luận với các bạn trong lớp, trong nhóm khi có ý kiến khác nhau về một vấn đề”, “Tham gia phát biểu ý kiến trên lớp”, “Biết nghe giảng một cách phê phán”, “Tăng cường học nhóm” và “Dành nhiều thời gian học tập trên lớp”. Các nhận định này nhiều khi còn xuất hiện trong các phương pháp học tập khác, tuy nhiên nó được coi là khá phổ biến trong phương pháp học tập trên lớp của sinh viên trường Đại học Hồng Đức. Chẳng hạn như hoạt động học nhóm được tăng cường là một biểu hiện rõ nhất trong đào tạo trong hệ thống tín chỉ của trường Đại học Hồng Đức, ở tất cả các học phần các giờ xemina, thảo luận nhóm được triển khai nhiều hơn giờ lí thuyết.

Tương tự như cách tính điểm cho chỉ số nhận thức đúng của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ, chúng tôi tiến hành tính điểm cho chỉ số nhận thức đúng của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp và kết quả như sau:

Bảng 2.2: Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp

Mẫu điều tra 281

Chỉ số mức độ nhận thức về phương pháp học

tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ 77.3/100

Độ lệch tiêu chuẩn 24,6

Giá trị lớn nhất 100

Giá trị nhỏ nhất 16.6

Chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ xấp xỉ bằng với chỉ số nhận thức chung (77.3 điểm phần trăm so với 78,6 điểm phần trăm). Chỉ số thấp hơn không quá nhiều nhưng nó cũng cho thấy: sinh viên trường Đại học Hồng Đức có nhận thức về phương pháp học tập trên lớp chưa cao bằng so với nhận thức chung về nhóm các phương pháp học tập khác trong hệ thống tín chỉ. Trong khi đó, phương pháp học tập trên lớp không những góp phần nâng cao định hướng cho sinh viên trong quá trình tự học mà nó còn tác động không nhỏ đến kết quả học tập của các cá nhân khi hoạt động kiểm tra, đánh giá được triển khai. Vì thế, nó thực sự quan trọng với người học và người dạy, đặc biệt là với người học.

Tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thông qua thống kê cụ thể các chỉ số tần suất của nhận thức về các hoạt động riêng rẽ trong nhóm phương pháp đánh giá về hoạt động học tập trên lớp là một cách giúp chúng ta hình thành được cái nhìn trực quan về nhận thức của sinh viên với phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ. Nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi thực hiện xử lí thống kê và đưa ra kết quả trong bảng 3 như sau:

Bảng 2.3: Tần suất về nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ (đơn vị %)

Nhận định Đúng Sai Phân

vân

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là dám tranh luận với giáo viên khi có ý kiến khác

89.3 3.9 6.8

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tích cực trình bày vấn đề lại theo cách hiểu của mình trong các giờ học thảo luận, các buổi xemina.

88.2 5.4 6.4

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tham gia phát biểu nhiều ý kiến trên lớp

71.7 16.8 11.5

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là biết cách nghe một cách phê phán (không chấp nhận máy móc mọi thông tin nghe được)

60.1 21.0 18.9

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tăng cường học nhóm 93.1 3.2 4.6 Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là chủ yếu dành thời gian học

tập trên lớp

12.5 76.7 10.8

Bảng số liệu trên đã thống kê nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức về các phương pháp của hoạt động học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ. Số lượng sinh viên nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hoạt động học trên lớp khá cao như: Nhận định “Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tăng cường học nhóm” số lượng sinh viên có nhận thức đúng chiếm tỉ lệ cao gần như tuyệt đối tới 93.1% sinh viên. Ở 4 nhận định đúng tiếp theo: “học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là dám tranh luận với giáo viên khi có ý kiến khác”, “học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tích cực trình bày vấn đề lại theo cách hiểu của mình trong các giờ thảo luận, các buổi xemina”, “học tập trong đào tạo theo

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)