Thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 43)

7. Khung lý thuyết

2.2.Thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo

2.2. Thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ. chỉ.

Hoạt động học tập của sinh viên gắn liền với những yếu tố chỉ trạng thái, cảm xúc, thái độ. Những yếu tố này không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập mà còn là yếu tố chịu sự chi phối của các yếu tố khác chẳng hạn như: Phương pháp giảng dạy của giáo viên, cơ sở vật chất của trường, đặc thù môn học... Tuy nhiên, nếu sinh viên có thái độ tích cực với một phương pháp học tập mới họ sẽ dễ dàng tiếp nhận và triển khai phương pháp học tập đó có hiệu quả cao và ngược lại. Chính vì vậy, tìm hiểu thái độ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ là một nghiên cứu cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của trường.

Từ góc độ xã hội học, có những nghiên cứu chỉ ra, thái độ là một cấu trúc thuần nhất nhưng cũng có nghiên cứu chỉ rõ thái độ là là cấu trúc đa thành tố.

Chính vì sự phức tạp của nó mà trong đề tài này, chúng tôi không thực hiện nghiên cứu sâu về thái độ mà chỉ nghiên cứu, phân tích thái độ của sinh viên với 2 ngưỡng cảm xúc: thích và không thích phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ.

Vì vậy, nghiên cứu về thái độ của sinh viên với phương pháp học tập này, chúng tôi chỉ đưa ra một câu hỏi: Bạn có thích phương pháp học tập trong hình thức đào tạo tín chỉ hay không? với 2 phương án trả lời: Có, Không.

Tiến hành xử lí thống kê những phương án nhận được trong câu hỏi này chúng tôi nhận thấy: Có 56.8% số sinh viên thích phương pháp học tập trong hệ thống thống đào tạo tín chỉ, đây là một chỉ số trung bình. Nó phản ánh một hiện thực cho thấy sinh viên phải chịu khá nhiều áp lực và căng thẳng trong học tập. Sự căng thẳng và áp lực trong học tập phần nhiều là do phương pháp học tập mang lại. Tỉ lệ không thích phương pháp này khá cao, có tới 43.2% số sinh viên không thích phương pháp học tập này.

Mặc dù, phương pháp học tập trong hệ thống tín chỉ được coi là tiến bộ, tiên tiến nhưng số lượng sinh viên thích phương pháp này còn chiếm một tỉ lệ chưa cao. Tỉ lệ này cũng khá tương đồng với tỉ lệ sinh viên trong số 10 phỏng vấn mà chúng tôi đã thực hiện. Chỉ có 5/10 sinh viên được phỏng vấn sâu thích phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ. “Học theo tín chỉ các thầy cô cung cấp đề cương từ trước khi vào năm học nên chúng em dễ theo dõi và có thể tự tìm các tài liệu theo những gợi ý của thầy nên đến lớp học dễ dàng hơn” (Phỏng vấn sâu số 2- nữ sinh viên k13 – xã hội học – Khoa Khoa học xã hội)

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến không thích phương pháp học tập theo hình thức tín chỉ như:

“Em không thích hình thức đào tạo tín chỉ vì học theo niên chế quen rồi, bây giờ học theo tín chỉ không quen. Mà chị thấy xem, học tín chỉ là tự học, tự nghiên cứu mà thư viện thì làm gì có sách mà đọc, thời gian học thì cả ngày 10 tiết, đêm về chả muốn học nữa, thế thì đào tạo tín chỉ làm gì” (Phỏng vấn sâu số 3 – nam sinh viên – K12 Tâm lí – Bộ môn Tâm lí)

Tóm lại, phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ là một phương pháp học tập mới, nó nhận được những phản ứng tích cực cũng như trái chiều từ phía người học.

Để tìm hiểu về thái độ của sinh viên với các hoạt động học tập riêng rẽ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với các lí do khiến sinh viên thích hoặc không thích một số hoạt động của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ, qua đó sẽ kiểm định lại thái độ của sinh viên với một số hoạt động học tập và liên quan đến học tập như: thái độ với thời gian học tập trên lớp, ở nhà trong hệ thống đào tạo tín chỉ, thái độ với phương pháp đánh giá, kiểm tra, thái độ với phương pháp giảng dạy. Tìm hiểu từng khía cạnh trong thái độ của sinh viên chúng tôi thu được những kết quả sau:

2.2.1. Thái độ của sinh viên với thời gian học tập trên lớp, ở nhà trong hệ thống đào tạo tín chỉ.

Điểm khác biệt khá lớn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là thời gian học tập trên lớp giảm đi và tăng cường thời gian tự học ở nhà. Khi triển khai đào tạo theo hình thức tín chỉ, trường Đại học Hồng Đức cũng đã có những thay đổi nhất định về

thời gian học tập. Tuy nhiên, những thay đổi về thời gian học tập này đã mang lại tâm trạng hứng khởi cho sinh viên khi tiếp cận với phương pháp học tập mới hay chưa. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đưa ra nhận định tìm hiểu về thời gian học tập với lí do không thích là: Bạn ít có thời gian rảnh rỗi hơn. Phân tích thống kê tính tần suất lí do này chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ sinh viên không thích phương pháp học theo học chế tín chỉ vì phương pháp này khiến các bạn có ít thời gian rảnh khá cao: 36.9%, trong khi đó chỉ có 16.3% số sinh viên cho rằng: Thích phương pháp này vì có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.

Tiến hành phỏng vấn sâu chúng tôi thu được khá nhiều ý kiến nói về thời gian học tập trên lớp và ở nhà. Ý kiến phỏng vấn sâu một bạn sinh viên năm thứ 2- Khoa Tự nhiên về vấn đề này như sau: “Thời gian học trên lớp bây giờ quá nhiều, trung bình học 9 tiết một ngày, năm ngoái bọn em còn phải học buổi tối nữa. Em không thích cách đào tạo này, học đại học gì mà học cả ngày, thế mà cứ bảo tự học, tự nghiên cứu, làm gì còn thời gian mà nghiên cứu nữa.”(Phỏng vấn sâu số 6 – nữ sinh viên – k13 sư phạm sinh – Khoa Khoa học tự nhiên)

“Trung bình mỗi ngày các em cũng phải học ít nhất là 4 tiết và nhiều nhất là 10 tiết, nhưng phân bố thời khoá biểu rất linh tinh. Ví dụ như cả tuần có mỗi một hôm thứ 4 là học 4 tiết mà lại học vào các tiết 4,5 và 9,10. Cứ đến giờ người ta chuẩn bị ăn cơm thì đi học, cả ngày chả làm được gì chỉ quanh quẩn chuẩn bị đi học”(Phỏng vấn sâu số 1 – nữ sinh viên k12 – Xã hội học – Khoa Khoa học xã hội)

Tóm lại, việc thay đổi phương pháp học tập dẫn đến những thay đổi về thời gian học tập trên lớp và ở nhà của sinh viên. Những ý kiến phỏng vấn sâu cùng với hoạt động quan sát về thời khoá biểu trên lớp của sinh viên cũng như số liệu thống kê về thái độ không thích và thích phương pháp này với lí do ít thời gian rảnh rỗi cho thấy: thời gian học trên lớp quá nhiều và đa số sinh viên có phản ứng rất mạnh khi nói đến thời gian học tập trên lớp. Nhiều ý kiến thẳng thắn nói lên thái độ không thích phương pháp này vì thời gian học tập. Nhiều ý kiến còn cho rằng: thời gian học tập trên lớp không hợp lí làm sinh viên không có thời gian tự học, tự nghiên cứu.

Những số liệu định lượng cũng như các ý kiến định tính trên đã khẳng định: sinh viên trường Đại học Hồng Đức không thích thời gian học tập trên lớp của phương pháp học tập theo hệ thống tín chỉ.

Một phần của tài liệu Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ (Trang 43)