Bài học kinh nghiệm của các công ty chứng khoán trong việc nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 38)

nâng cao năng lực cạnh tranh

Kinh nghiệm từ công ty chứng khoán MB

Công ty chứng khoán MB tiền thân là công ty chứng khoán Thăng Long, một công ty đã rất nổi tiếng với sàn giao dịch chứng khoán OTC MB tại Hà Nội.

Chứng khoán MB có lịch sử về chiếm thị phần môi giới chứng khoán rất tốt vào những năm 2009, 2010,2011. Năm 2009, chứng khoán MB đã từng được Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiếm vị trí số 1 về thị phần môi giới với 9,13% tổng thị phần., năm 2010, chứng khoán MB cũng đạt vị trí số 1 với 10.04% tổng thị phần, đến năm 2011, chứng khoán MB đạt vị trí thứ 4 với 5.4% tổng thị phần, năm 2012, chứng khoán MB đạt vị trí thứ 5 với 4,806% tổng thị phần. Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính của công ty chứng khoán MB thì lợi nhuận của công ty lại không đạt thành quả như mong muốn. Năm 2009, công ty báo cáo lãi hơn 97 tỷ đồng, nợ phải trả là hơn 3,670 tỷ; năm 2010, công ty lãi 43 tỷ đồng, nợ phải trả là 5,120 tỷ đồng; năm 2011, công ty lỗ 556 tỷ đồng, nợ phải trả là 2,239 tỷ đồng; năm 2012, công ty lãi 11 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 545 tỷ đồng, nợ phải trả là 1,966 tỷ đồng. Tình hình thị phần môi giới của chứng khoán MB vẫn khá tốt, tuy là giảm thị phần đi nhưng vẫn thuộc top 10 công ty chứng khoán trên sàn HSX.

Tuy nhiên nhìn vào lợi nhuận của công ty, ta có thể thấy công ty đã có thay đổi lớn giai đoạn từ 2010-2011, đang từ một công ty lãi 43 tỷ đồng chuyển sang lỗ 556 tỷ vào năm sau, tiếp tục lỗ lũy kế 545 tỷ vào năm sau nữa. Qua tìm hiểu, nguyên nhân thực tế ở đây là năm 2009, 2010, công ty chứng khoán MB đã phát triển thị phần môi giới rất rộng, đạt hiểu quả về thị phần cao nhưng khả năng kiểm soát rủi ro khi cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tài chính là còn kém. Và khi thị trường chứng khoán suy giảm, yếu điểm này bộc lộ ra và làm cho công ty mất rất nhiều vốn do khách hàng không trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán. Từ một công ty có quy mô lớn với vốn điều lệ lên tới 1,200 tỷ đồng, chứng khoán MB năm 2011 đang vẫn lỗ lũy kế lên tới 556 tỷ đồng. Ban lãnh đạo chứng khoán MB đã nhận ra điều này và đã tiến hành công cuộc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho chứng khoán MB vào giao đoạn 2011-2012. Các sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư bị xem xét lại, đánh giá rủi ro, các hoạt động có khả năng rủi ro đều bị cắt giảm, các công cụ quản lý rủi ro được đẩy mạng nghiên cứu và phát triển. Kết quả của việc này là rất nhiều nhân viên môi giới cũng như khách hàng của chứng khoán MB đã ra đi do không còn không còn được ưu đãi nhiều về phí, về vốn, nhưng chứng khoán MB đã hồi phục và có lợi nhuận lại vào năm 2012. Con số này tuy ít nhưng sẽ tạo tiền đề cho công ty duy trì hoạt động, tiếp tục xử lý các khoản nợ vào những năm trước, phát triển một cách an toàn và bền vững vào những năm tiếp theo.

Bài học ở đây được rút ra là: bên cạnh các sản phẩm đa dạng, các hình thức hỗ trợ cho nhà đầu tư, công ty chứng khoán cần phải tiến hành quản lý rủi ro thật hiệu quả để không phải gánh những khoản nợ xấu khi thị trường chứng khoán suy giảm và nhà đâu tư mất khả năng thanh toán.

Kinh nghiệm từ công ty chứng khoán Hồ Chí Minh

“2012 là một năm đặc biệt khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc từ đại bộ phận nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính nói riêng. Đó là một năm vật lộn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh, rồi lại tìm kiếm các nguồn lực tài chính khác để trang trải cho các khoản nợ đã vay trước đó. Hàng trăm công ty có tầm cỡ cũng hoạt động

kém hiệu quả, phải chịu thua lỗ trong năm nay, hàng chục ngàn doanh nhiệp tư nhân đã đóng cửa vì phá sản.

Trong lĩnh vực chứng khoán, 70% các công ty chứng khoán tiếp tục báo lỗ lũy kế, một vài công ty đã cạn kiệt nguồn vốn chủ, một số khác chủ động từ bỏ nghiệp vụ và thậm chí có công ty bị tước giấy phép kinh doanh vì lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong ngành chứng khoán, những diễn biến chao đảo của thị trường bị quy tội cho các nhóm thao túng thị trường, và các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm soát một loạt các hành vi, bao gồm hoạt động vay và cho vay chứng khoán. Việc kiểm tra này đã không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, những người trực tiếp cho vay và đi vay chứng khoán, nhưng lại phát giác một số nhân viên môi giới trong vai trò trung gian liên quan đến sai phạm này.

Hiển nhiên, HSC cũng đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn trong năm 2012. Tuy nhiên, năm 2012 lại là một năm đắc ý của HSC, một năm mà chúng ta đã thu hoạch được nhiều thành tích trong kinh doanh và kết quả tài chính xuất sắc hơn năm trước, và là một năm mà chúng ta đã cải thiện được nhiều năng lực cạnh tranh mà trước kia có thể chúng ta đã xem thường. Những đặc điểm về mô hình kinh doanh và năng lực phục vụ khách hàng mà HSC gây dựng trong suốt hai năm vừa qua ít nhiều đã trở thành thông dụng trên thị trường và bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã đánh động chúng tôi nhận ra rằng đây là thời điểm cấp bách để đánh giá lại toàn bộ năng lực, công nghệ, nguồn nhân lực, sản phẩm, cũng như quy trình và thủ tục để khẳng định sự khác biệt và thể hiện vai trò vị trí số 1 mà chúng ta đã đạt được.

Năm 2012 đã chứng minh được thành quả tài chính của HSC khi chúng ta là một trong số ít công ty chứng khoán có lợi thuận và nhất là một mức lợi nhuận đáng nể. Lợi nhuận ròng sau thuế của HSC đạt 246 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước, EPS đạt 2.474 đồng trên một cổ phiếu, mức cao nhất so với các công ty chứng khoán niêm yết khác. Giá cổ phiếu HCM tăng 54% trong năm và dừng lại ở 21.600 đồng ngày 31 tháng 12.

Với mục tiêu trở thành định chế tài chính được tin cậy nhất, nâng cao vị thế và đóng góp vào sự phát triển bền vững của các thị trường vốn tại Việt Nam, HSC luôn hướng tới việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Mặc dù năm 2012 là một năm khó khăn, nhưng HSC vẫn tiếp tục phát triển, vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường chứng khoán cả nước. Với mục tiêu duy trì vị trí hàng đầu của HSC, Ban Điều hành đã chủ động xem xét những khía cạnh phi tài chính trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo đó, Ban Điều hành và Hội đồng quản trị HSC đã tập trung vào việc đẩy mạnh chiến lược quản trị rủi ro. Có sáu loại rủi ro cơ bản đã được HSC xác định và đưa vào kiểm soát bao gồm: Rủi ro về quy trình vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tuân thủ. Trong quý 3 năm 2012, HSC đã triển khai dự án Quản trị Rủi ro Doanh nghiệp - Enterprise Risk Management (ERM) nhằm chuẩn hóa hơn nữa cấu trúc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro, cũng như xem xét các chính sách, thủ tục và quy trình nghiệp vụ hiện hành.”

Trích trong tài liệu “Khởi đầu bền vững với cộng đồng” và “Thông điệp của Tổng Giám Đốc ” năm 2012.

Qua đó ta có thể thấy, với định hướng phát triển bền vững thông qua các chuẩn mực quốc tế về quản trị, chuẩn mực về quản trị rủi ro đến mức hình thành văn hóa quản trị rủi ro trong mọi bộ phận chức năng cũng như trong các cấp quản lý. Điều này đã giúp cho HSC trở thành công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam

Kinh nghiệm từ công ty chứng khoán Click&Phone năm 2008

Với sự thăng hoa của thị trường chứng khoán vào năm 2007, các công ty chứng khoán đã đua nhau thành lập. Tuy nhiên việc giao dịch chứng khoán hiện nay vẫn tập trung chủ yếu theo phương thức thủ công tức là mua bán tại sàn giao dịch. Công ty chứng khoán Click&Phone được thành lập vào cuối năm 2007, được chính thức là thành viên với các Sở giao dịch chứng khoán vào tháng 3 năm 2008. Lúc này chiến lược phát triển của Click&Phone là tập trung ở lĩnh vực môi giới chứng khoán. Công ty này đã đầu tư hệ thống công nghệ để triển khai các dịch vụ giao dịch từ xa như Internet, Phone và SMS. Click&Phone là một trong những thành

viên đi đầu cho phép các nhà đầu tư thực hiện từ xa hầu hết các tác vụ như đặt và huỷ lệnh; theo dõi trạng thái lệnh; chuyển tiền và vay ứng trước; quản lý dòng tiền và danh mục đầu tư...Đây cũng là công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng hệ thống tổng đài tự động Call-Center hỗ trợ nhà đầu tư truy vấn tài khoản và giao dịch. Hiện có hơn 80% lượng giao dịch tại Click&Phone được thực hiện từ xa. Với việc tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại lúc đó, chứng khoán Click&Phone đã rất thành công trong việc mở rộng thị phần, lôi kéo khách hàng từ những tiện ích của hệ thống công nghệ thông tin mang lại. Điều này đem lại cho công ty hiểu quả hoạt động tốt với mức lợi nhuận (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần = 27%, Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) = 5% ,Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) = 8%). Năm 2008 có thể coi là năm thành công nhất trong những năm mà công ty hoạt động.

Kinh nghiệm của chính công ty chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2008-2009.

Năm 2008, 2009 đánh dấu một cột mốc khi thị trường chứng khoán bắt đầu thoái trào sau giai đoạn bùng nổ năm 2007. Cũng nằm chung trong bối cảnh khó khăn như những công ty chứng khoản nhỏ khác nhưng công ty chứng khoán Quốc Gia có một vấn đề nghiêm trọng cần xử lý: năng lực Công nghệ thông tin của công ty quá yếu kém. Với tình hình sử dụng hệ thống Công nghệ thông tin Ebos của Malaysia, công ty chứng khoán Quốc Gia rất tin tưởng và hợp tác. Tuy nhiên, hệ thống phần mềm Ebos còn rất lạc hậu, gặp nhiều rủi ro khi áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là khả năng quản trị và xử lý rủi ro của phần mềm còn quá hạn chế. Điều này dẫn đến việc công ty chứng khoán Quốc Gia không có công cụ để chặn các môi giới trong công ty đặt lệnh với số tiền vượt quá mức cho phép của Ban lãnh đạo công ty. Hệ quả là nhiều nhân viên môi giới đã thao túng hệ thống, đặt mua – bán chứng khoán gây lỗ lớn cho mảng tự doanh của công ty. Điều này thể hiện năng lực về công nghệ thông tin của công ty cũng như năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro của công ty còn rất yếu.

Kinh nghiệm của công ty tài chính Merrill Lynch

Merrill Lynch - công ty hàng đầu về chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn và hoạt động trên thị trường vốn của Mỹ và thế giới - cho thấy một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán hàng đầu thế giới: Đặt khách hàng là trung tâm; Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách hàng; không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ một cách thuận tiện nhất; tích cực hoạt động theo nhóm và phát huy chất xám của từng cá nhân; tạo điều kiện và ra sức xây dựng để mỗi nhân lực là một công dân có trách nhiệm; đẩy mạnh hoạt động marketing để thu hút khách hàng và phát triển thương hiệu; luôn đề cao và chú trọng vấn đề hội nhập.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia

Kinh nghiệm từ các công ty trên cho thấy: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cần phù hợp với từng bối cảnh, từng giai đoạn phát triển cụ thể. Có giai đoạn công ty cần mở rộng quy mô, có giai đoạn công ty cần đầu tư công nghệ thông tin, có giai đoạn công ty cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, tuy nhiên, trong bất cứ bối cảnh nào thì việc phát triển cũng cần đảm bảo tính chất an toàn trong quản trị rủi ro vì thực tế đã cho thấy, NSI hoạt động kém hiệu quả chủ yếu do mất vốn từ việc quản trị không an toàn trong quá khứ.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w