Năng lực quản trị công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 34)

Về mặt khái niệm, quản trị công ty chính là “một tập hợp các quy trình, thông lệ, chính sách, quy tắc và thể chế chi phối cách thức điều hành, quản lý và kiểm soát một công ty”. Quản trị công ty có hai mục tiêu chính: Tối đa hóa giá trị cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông nhỏ và người có quyền lợi liên quan. Mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông đòi hỏi các nguyên tắc quản trị công ty phải được thực hiện sao cho công ty hoạt động sinh lời và giá trị đầu tư của cổ đông liên tục tăng trưởng, thể hiện ở giá cổ phiếu trên thị trường. Mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông nhỏ và người có quyền lợi liên quan yêu cầu công ty thực hiện các nguyên tắc về đảm bảo thực thi quyền cổ đông một cách công bằng thông qua hoạt động của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, tránh xung đột lợi ích và công bố thông tin đầy đủ trên thị trường chứng khoán.

Theo thông lệ quốc tế, có 04 nhóm nguyên tắc quản trị công ty chính được áp dụng với mọi công ty cổ phần, trong đó có công ty chứng khoán, bao gồm:

• Nhóm nguyên tắc về cơ cấu, tổ chức của công ty đại chúng, bao gồm các nguyên tắc về cơ cấu hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, cơ chế hoạt động, phối hợp và chế độ thù lao của các bộ máy này.

• Nhóm nguyên tắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc trước cổ đông.

• Nhóm nguyên tắc về thực hiện quyền của cổ đông và đại hội đồng cổ đông.

• Nhóm nguyên tắc về minh bạch và công bố thông tin. Đây là nhóm các nguyên tắc nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của công ty cổ phần thông qua việc thực hiện công bố thông tin, lập báo cáo tài chính và kiểm toán các báo cáo tài chính.

Bốn nhóm nguyên tắc trên bao gồm nhiều nguyên tắc tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung phân tích 03 nguyên tắc quan trọng nhất trong quản trị công ty đối với công ty chứng khoán với tư cách là một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Ba nguyên tắc này bao gồm:

Kiểm soát rủi ro. Mục tiêu của nguyên tắc về kiểm soát rủi ro là nhằm đảm bảo công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh, giá trị cổ đông tăng trưởng liên tục. Kiểm soát rủi ro hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại nhất của các công ty chứng khoán Việt Nam. Lạm dụng đòn bẩy tài chính, cung cấp tín dụng cho nhà đầu tư mua chứng khoán một cách bất hợp pháp và vượt quá ngưỡng kiểm soát rủi ro của công ty chứng khoán đã trở thành chuyện hàng ngày của thị trường.

Tránh xung đột lợi ích. Với tư cách là tổ chức cung cấp dịch vụ, tránh xung đột lợi ích là nhằm đảm bảo rằng công ty chứng khoán tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, cung cấp tốt dịch vụ, duy trì cũng như phát triển được cơ sở khách hàng bền vững. Tránh xung đột lợi ích thể hiện ở hai lĩnh vực chủ yếu: Tách biệt tài sản của công ty chứng khoán và tài sản khách hàng, tách biệt tài sản của các khách hàng với nhau; Thực hiện đúng các nguyên tắc ưu tiên trong thực hiện lệnh của khách hàng.

Thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo rằng công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng và giảm thiểu rủi ro đạo đức. Hầu hết các công ty chứng khoán đều xây dựng những quy chế quản trị nội bộ hay bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp để áp dụng trong công ty.

2.3.7 Sự ưu việt về sản phẩm dịch vụ

Để công ty chứng khoán có năng lực cạnh tranh tốt thì sản phẩm dịch vụ do công ty đó cung cấp cũng phải có năng lực cạnh tranh tốt. Các sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán là các sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất cho khách hàng khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các sản phẩm dịch vụ này được phát triển tùy theo tính chất các nghiệp vụ của công ty. Ví dụ hoạt động môi giới sẽ có các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ ứng trước, cầm cố,

shortsell; hoạt động tư vấn sẽ cso các dịch vụ tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp… Sự ưu việt trong mỗi sản phẩm dịch vụ này sẽ đem lại những lợi thế nhất đinh cho công ty chứng khoán trong việc cạnh tranh với đối thủ khi có cùng những sản phẩm dịch vụ giống nhau.

2.3.8 Thương hiệu và uy tín

Thương hiệu của một doanh nghiệp là tên tuổi của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thương hiệu là một lợi thế cạnh tranh, là một tài sản mà công ty không thể nào ước tính hết được giá trị thực của nó. Thương hiệu càng nổi tiếng có nghĩa là công ty chứng khoán có được sự ưu ái của khách hàng, sự công nhận của đối tác và đó là một lợi thế lớn trong cạnh tranh. Nhưng ngược lại, để có thương hiệu đồng nghĩa với việc công ty đó đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một công ty có vị thế trên thị trường. Để có được điều này thì công ty phải xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp nhằm quảng bá sản phầm dịch vụ cũng như thương hiệu của công ty đến những khách hàng tiềm năng, đồng thời tập trung xây dựng hình ảnh của công ty mình thông qua số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà công ty đưa ra cho khách hàng.

2.4 Một số yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoánchứng khoán chứng khoán

2.4.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển của thị trường chứng khoán ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán ở giai đoạn sơ khai, số lượng các công ty chứng khoán còn ít, các sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán còn ít. Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, số lượng công ty chứng khoán tăng vọt lên tới hơn 100 công ty chứng khoán. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các công ty chứng khoán với nhau. Khi thị trường chứng khoán suy thoái, các công ty chứng khoán lại càng cạnh tranh quyết liệt hơn để đảm bảo sự tồn tại của mình. Vì thế tùy theo mỗi thời điểm mà công ty chứng khoán cần quan tâm đến năng lực cạnh tranh của mình trên những yếu tố khác nhau để thích nghi với môi trường và tồn tại, phát triển được bền vững.

2.4.2 Môi trường pháp lý và sự điều tiết của Nhà nước

Vai trò của Nhà nước là một yếu tố mang tính xúc tác quan trong đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán – thị trường vốn. Nhà nước tác động đến sự phát triển của ngành chứng khoán nói chung, các công ty chứng khoán nói riêng trước hết với vài trò của người quản lý, người giám sát thông qua Ủy ban chứng khoán và Bộ tài chính. Do đó các công ty chứng khoán phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua hành lang pháp lý liên quan từ những việc thành lập, hoạt động, quản lý rủi ro…nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành chứng khoán. Hơn nữa, Nhà nước cũng có những chính sách tác động đến hoạt động cung cầu, đến các điều kiện kinh doanh, đến các ngành phụ trợ liên quan nhằm tạo sự thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành chứng khoán. Do đó, năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán phụ thuộc nhiều vào chính sách điều tiết của Nhà nước cũng như môi trường pháp lý mà Nhà nước đưa ra.

2.4.3 Đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực chứng khoán là mảnh đất kinh doanh màu mỡ, đi kèm với đó cũng là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán. Sự cạnh tranh này xảy ra giữa những công ty chứng khoán đang hoạt động với nhau, giữa các công ty khoán đang hoạt động với các công ty khoán mới thành lập, giữa các công ty chứng khoán với các công ty tài chính có những sản phẩm dịch vụ liên quan.

Ngành chứng khoán đã từng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt với sự ra đời ồ ạt của rất nhiều các công ty chứng khoán vào những năm 2007. Và hiện nay khi trong bối cảnh suy thoái, các công ty chứng khoán cũng lại cạnh tranh quyết liệt nhằm tìm cơ hội sống sót, tồn tại.

2.4.4 Khách hàng

Khách hàng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Trình độ và sự chuyên nghiệp của khách hàng là yếu tố quan trọng giúp họ tiếp cận thị trường cũng như góp phần quyết định xu hướng phát triển của ngành chứng khoán. Trình độ và năng lực của khách hàng sẽ ngày càng được nâng cao vì thế các công ty chứng khoán cần phải đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa mong muốn của khách hàng.

2.4.5 Các sản phẩm thay thế

Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn, và chính nó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Một doanh nghiệp có thể hoạt động thu được nhiều lợi nhuận khi trong ngành kinh doanh đó có các cản trở xâm nhập cao, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có là thấp, không có sản phẩm thay thế, thế lực khách hàng yếu và thế lực nhà cung cấp cũng yếu. Ngược lại, một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong một ngành hàng có các cản trở xâm nhập thấp, cạnh tranh mạnh mẽ, có một số sản phẩm thay thế, thế lực và của khách hàng và nhà cung cấp mạnh thì kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chật vật và lợi nhuận thấp.

2.5 Bài học kinh nghiệm của các công ty chứng khoán trong việc nâng cao năng lực cạnh tranhnâng cao năng lực cạnh tranh nâng cao năng lực cạnh tranh

Kinh nghiệm từ công ty chứng khoán MB

Công ty chứng khoán MB tiền thân là công ty chứng khoán Thăng Long, một công ty đã rất nổi tiếng với sàn giao dịch chứng khoán OTC MB tại Hà Nội.

Chứng khoán MB có lịch sử về chiếm thị phần môi giới chứng khoán rất tốt vào những năm 2009, 2010,2011. Năm 2009, chứng khoán MB đã từng được Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiếm vị trí số 1 về thị phần môi giới với 9,13% tổng thị phần., năm 2010, chứng khoán MB cũng đạt vị trí số 1 với 10.04% tổng thị phần, đến năm 2011, chứng khoán MB đạt vị trí thứ 4 với 5.4% tổng thị phần, năm 2012, chứng khoán MB đạt vị trí thứ 5 với 4,806% tổng thị phần. Tuy nhiên, nhìn vào báo cáo tài chính của công ty chứng khoán MB thì lợi nhuận của công ty lại không đạt thành quả như mong muốn. Năm 2009, công ty báo cáo lãi hơn 97 tỷ đồng, nợ phải trả là hơn 3,670 tỷ; năm 2010, công ty lãi 43 tỷ đồng, nợ phải trả là 5,120 tỷ đồng; năm 2011, công ty lỗ 556 tỷ đồng, nợ phải trả là 2,239 tỷ đồng; năm 2012, công ty lãi 11 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 545 tỷ đồng, nợ phải trả là 1,966 tỷ đồng. Tình hình thị phần môi giới của chứng khoán MB vẫn khá tốt, tuy là giảm thị phần đi nhưng vẫn thuộc top 10 công ty chứng khoán trên sàn HSX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên nhìn vào lợi nhuận của công ty, ta có thể thấy công ty đã có thay đổi lớn giai đoạn từ 2010-2011, đang từ một công ty lãi 43 tỷ đồng chuyển sang lỗ 556 tỷ vào năm sau, tiếp tục lỗ lũy kế 545 tỷ vào năm sau nữa. Qua tìm hiểu, nguyên nhân thực tế ở đây là năm 2009, 2010, công ty chứng khoán MB đã phát triển thị phần môi giới rất rộng, đạt hiểu quả về thị phần cao nhưng khả năng kiểm soát rủi ro khi cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tài chính là còn kém. Và khi thị trường chứng khoán suy giảm, yếu điểm này bộc lộ ra và làm cho công ty mất rất nhiều vốn do khách hàng không trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán. Từ một công ty có quy mô lớn với vốn điều lệ lên tới 1,200 tỷ đồng, chứng khoán MB năm 2011 đang vẫn lỗ lũy kế lên tới 556 tỷ đồng. Ban lãnh đạo chứng khoán MB đã nhận ra điều này và đã tiến hành công cuộc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho chứng khoán MB vào giao đoạn 2011-2012. Các sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư bị xem xét lại, đánh giá rủi ro, các hoạt động có khả năng rủi ro đều bị cắt giảm, các công cụ quản lý rủi ro được đẩy mạng nghiên cứu và phát triển. Kết quả của việc này là rất nhiều nhân viên môi giới cũng như khách hàng của chứng khoán MB đã ra đi do không còn không còn được ưu đãi nhiều về phí, về vốn, nhưng chứng khoán MB đã hồi phục và có lợi nhuận lại vào năm 2012. Con số này tuy ít nhưng sẽ tạo tiền đề cho công ty duy trì hoạt động, tiếp tục xử lý các khoản nợ vào những năm trước, phát triển một cách an toàn và bền vững vào những năm tiếp theo.

Bài học ở đây được rút ra là: bên cạnh các sản phẩm đa dạng, các hình thức hỗ trợ cho nhà đầu tư, công ty chứng khoán cần phải tiến hành quản lý rủi ro thật hiệu quả để không phải gánh những khoản nợ xấu khi thị trường chứng khoán suy giảm và nhà đâu tư mất khả năng thanh toán.

Kinh nghiệm từ công ty chứng khoán Hồ Chí Minh

“2012 là một năm đặc biệt khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc từ đại bộ phận nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính nói riêng. Đó là một năm vật lộn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động kinh doanh, rồi lại tìm kiếm các nguồn lực tài chính khác để trang trải cho các khoản nợ đã vay trước đó. Hàng trăm công ty có tầm cỡ cũng hoạt động

kém hiệu quả, phải chịu thua lỗ trong năm nay, hàng chục ngàn doanh nhiệp tư nhân đã đóng cửa vì phá sản.

Trong lĩnh vực chứng khoán, 70% các công ty chứng khoán tiếp tục báo lỗ lũy kế, một vài công ty đã cạn kiệt nguồn vốn chủ, một số khác chủ động từ bỏ nghiệp vụ và thậm chí có công ty bị tước giấy phép kinh doanh vì lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong ngành chứng khoán, những diễn biến chao đảo của thị trường bị quy tội cho các nhóm thao túng thị trường, và các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm soát một loạt các hành vi, bao gồm hoạt động vay và cho vay chứng khoán. Việc kiểm tra này đã không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư, những người trực tiếp cho vay và đi vay chứng khoán, nhưng lại phát giác một số nhân viên môi giới trong vai trò trung gian liên quan đến sai phạm này.

Hiển nhiên, HSC cũng đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn trong năm 2012. Tuy nhiên, năm 2012 lại là một năm đắc ý của HSC, một năm mà chúng ta đã thu hoạch được nhiều thành tích trong kinh doanh và kết quả tài chính xuất sắc hơn năm trước, và là một năm mà chúng ta đã cải thiện được nhiều năng lực cạnh tranh mà trước kia có thể chúng ta đã xem thường. Những đặc điểm về mô hình kinh doanh và năng lực phục vụ khách hàng mà HSC gây dựng trong suốt hai năm vừa qua ít nhiều đã trở thành thông dụng trên thị trường và bị sao chép bởi các đối

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 34)