Môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 78)

Luật Chứng khoán ra đời năm 2007 nhằm tạo môi trường pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước và nước ngoài; bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2012, nhiều thông tư, nghị định ra đời nhằm tạo khung pháp lý hoạt động trong ngành chứng khoán. Và đến ngày 06/12/2012, TTCK Việt Nam đã đón nhận một sự kiện rất quan trọng, đánh dấu một cột mốc cho sự cải tổ toàn diện TTCK Việt Nam, đó là việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 1826/2012/QĐ-TTg ngày 06/12/2012.

Đối với TTCK, Đề án đã xác định các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và hoạch định các giải pháp để tái cấu trúc TTCK trên tất cả các phương diện từ cơ sở hàng hóa trên thị trường, tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán bao gồm:

- Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường: dù đã vận hành được hơn 12 năm nhưng hàng hóa trên TTCK Việt Nam còn đơn điệu. Ngoài cổ phiếu, trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai SGDCK, chưa có các loại hàng hóa mới như chứng khoán phái sinh, các loại chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại cổ phiếu niêm yết chất lượng chưa cao... Vì thế, việc xây dựng định hướng để hoàn thiện các vấn đề này đã được xác định rõ trong Đề án với những nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường; Tăng cường tính minh bạch trên TTCK; Nâng cao chất lượng quản trị công ty (QT công ty ), quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hoạt động liên quan đến phát hành, niêm yết, công bố thông tin, QT

công ty trên TTCK.

- Tái cấu trúc thị trường TPCP và trái phiếu doanh nghiệp: là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vì hiện nay các giao dịch trái phiếu ít được các nhà đầu tư quan tâm thực sự. Việc phát triển cơ sở hàng hóa cho thị trường trái phiếu sẽ gắn liền với chủ trương sáp nhập hai SGDCK, trong đó sẽ tập trung xây dựng một sàn chuyên giao dịch trái phiếu.

- Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: Với một TTCK còn non trẻ, chúng ta rất cần sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường để làm tăng sức cầu cho thị trường. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện nay vẫn thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp, một phần nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, một phần vì Việt Nam chưa có cơ chế phát triển các nhà đầu tư tổ chức. Theo đó, quy mô giao dịch trên thị trường của các nhà đầu tư tổ chức chưa cao. Vì thế, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư sẽ được triển khai theo hướng: đẩy mạnh đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp, nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững; củng cố lòng tin và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường, tăng thanh khoản cho thị trường, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

- Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán: TTCK Việt Nam hiện đang tồn tại số lượng lớn các CTCK hoạt động kém hiệu quả, do đó việc tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán càng cần phải tiếp tục được thực hiện. Điều quan trọng là Đề án tái cấu trúc TTCK vẫn xác định việc phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán thành 4 nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường để có biện pháp xử lý thích hợp, bao gồm: (i) Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%; (ii) Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%; (iii) Nhóm bị kiểm soát gồm các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%; (iv) Nhóm bị kiểm soát đặc biệt gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%. Dựa trên việc phân nhóm các công ty như vậy, UBCK sẽ đưa ra các biện

pháp xử lý cụ thể đối với từng nhóm công ty này.

- Tái cấu trúc các SGDCK và TTLKCK: Nghiên cứu thành lập SGDCK Việt Nam theo nguyên tắc: (i) Thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành; (ii) Thống nhất về nền tảng công nghệ; (iii) Thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch...; (iv) Phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch, bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu và một sàn giao dịch trái phiếu, chứng khoán phái sinh. Đồng thời củng cố mô hình hoạt động độc lập của TTLKCK trên cơ sở đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và bổ sung các dịch vụ gia tăng khác liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm...

Với đề án mới được ban hành, đặc biệt là mục tiêu tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán sẽ cạnh tranh gay gắt hơn trong việc vận hành, quản trị công ty để đảm bảo những yêu cầu và điều kiện và UBCK đưa ra. Đặc biêt hiện nay công ty chứng khoán Quốc Gia còn gặp nhiều hạn chế trong đáp ứng các yêu cầu về của UBCK về quản trị rủi ro khi chưa xây dựng được bộ máy cũng như quy trình vận hành theo yêu cầu về quản trị rủi ro. Đặc biệt khi NSI được đánh giá theo chuẩn CAMEL của UBCK thì sẽ còn bộc lộ nhiều yếu điểm và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty.

3.8.1.3 Đối thủ cạnh tranh

Thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm 2010 tới 105 công ty chứng khoán khác nhau. Các công ty này đều có những sản phẩm dịch vụ giống nhau, cơ sở hạ tầng công nghệ đều có thể đáp ứng những nhu cầu căn bản của nhà đầu tư. Hơn nữa, với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia ước tình có từ 30 đến 40 công ty chứng khoán là đủ hoạt động. Chính vì thế, với 105 công ty chứng khoán hoạt động, sự cạnh tranh sẽ gay gắt và sẽ có nhiều công ty chứng khoán phá sản hoặc giải thể. Hiện nay, thị phần chứng khoán của 20-30 công ty chứng khoán hàng đầu đã chiếm từ 70% đến 80% thị phần của cả thị trường, còn lại 70-80 công ty chứng khoán nhỏ phải cạnh tranh nhau để dành lấy 20%-30% thị phần.

Trong khi các công ty chứng khoán lớn cạnh tranh nhau bằng chất lượng, thì các công ty chứng khoán nhỏ chủ yếu cạnh tranh bằng các sản phẩm có tỉ lệ đòn bẩy cao hơn so với các công ty lớn. Tuy nhiên các sản phẩm này chứa đựng những rủi ro cao và với việc kiểm soát ngày một chặt chẽ hơn của UBCK thì các sản phẩm này cũng sớm bị hạn chế và loại bỏ. Do đó, với một công ty nhỏ như NSI, việc cạnh tranh ở thời điểm này là hết sức khó khăn.

3.8.1.4 Khách hàng

Khách hàng của công chứng khoán có thể chia làm 04 loại: cá nhân, tổ chức, trong nước, nước ngoài. Giai đoạn 2006-2009, trong giai đoạn này đặc biệt là năm 2006-2007, các công ty chứng khoán ít, số lượng khách hàng quá nhiều, có thể coi là tình cảnh “một người bán, vạn người mua”. Lúc này các công ty chứng khoán làm ăn rất có lãi, và việc quan tâm đến chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng là yếu tố thứ yếu. Nhưng từ 2008 đến nay, số lượng công ty chứng khoán đã lên đến 105 công ty, trong khi, các công ty chứng khoán đã tập trung nhiều vào việc quan tâm chăm sóc và lôi kéo khách hàng của nhau. Các khách hàng nước ngoài, và tổ chức trong nước thường chọn những công ty chứng khoán uy tín, có tiềm lực tài chính, có năng lực quản trị và thương hiệu tốt để giao dịch. Vì thế, các công ty chứng khoán lớn như HSC, SSI, VCBS, BVSC… thưởng đẩy mạnh nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của loại khách hàng này, còn các công ty chứng khoán có quy mô nhỏ thường không tìm kiếm được khách hàng loại này. Khách hàng cá nhân trong nước chính là đối tượng để các công ty chứng khoán có quy mô nhỏ như NSI tìm đến. Tuy nhiên, các khách hàng đến với công ty nhỏ thường chủ yếu đặt yêu cầu cao về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ với đòn bẩy tài chính lớn, cho nên các công ty chứng khoán nhỏ như NSI gặp nhiều rủi ro hoạt động môi giới.

3.8.1.5 Các sản phẩm thay thế

Vàng, chứng khoán, bất động sản, tín dụng là những kênh đầu tư được dòng tiền di chuyển đến và đi trong thời gian trước đây.

toàn cho nguồn vốn. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay thì thị trường vàng vô cùng ảm đạm, thị trường ngoại tệ cũng không rõ ràng.

- Thị trường tín dụng hiện nay đang chững lại do thời gian vừa qua, các ngân hàng thương mại đã chủ động đưa lãi suất huy động về dưới 7%/năm đã làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn trong dân cư của các ngân hàng so với thời điểm 2011, 2012.

- Thị trường bất động sản vẫn ở giai đoạn đóng băng trầm trọng. Sau giai đoạn phát triển bong bóng, hiện giờ, số lượng bất động sản tồn khó còn rất lớn trong khi người có nhu cầu mua thì không đủ tiền mua, các doanh nghiệp bất động sản một thời “tay không bắt giặc”, bán nhà trên giấy hiện nay đang phải gánh chịu khoản nợ không nhỏ từ ngân hàng và luôn trực chờ trạng thái phá sản.

- Sự dịch chuyển của dòng tiền từ các kênh bất động sản, vàng, tín dụng đến kênh chứng khoán hay sự dịch chuyển đi cũng sẽ ảnh hưởng lớn thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Khi dòng tiền rời khỏi kênh chứng khoán, các công ty chứng khoán có vốn nhỏ như NSI sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt khi công ty năng lực tài chính có tận dụng vốn nhàn rỗi của khách hàng để kinh doanh chứng khoán. Và ngược lại, khi dòng tiền lớn tập trung vào ngành chứng khoán, NSI lại gặp vấn đề trong dịch vụ hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Quốc Gia giai đoạn 2013 đến 2016 (Trang 78)