Trong quá trình công nghiệp hoá và thị trường hoá, nông nghiệp các nước chuyển dần từ chế độ thâm canh truyền thống lên thâm canh hiện đại. Với áp lực về dân số tăng quá nhanh (1,2%/năm, theo thống kê năm 2009), với động lực thuận lợi trong cơ chế thị trường, nhất là động lực lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp đã phát triển theo kiểu khai thác tuỳ tiện, thiếu định hướng các nguồn thiên nhiên dẫn tới những hiện tượng phổ biến đang trở thành nỗi lo cho xã hội như: Lấy vùng đất mầu mỡ thuận tiện cho SXNN, là nguồn thu nhập thường xuyên ổn định của hàng triệu người nông dân đã có nhiều thế hệ gắn bó với đất đai và cây trồng để phát triển công nghiệp theo hướng mạnh ai lấy làm; tốc độ phá rừng lấy đất trồng trọt vượt quá tốc độ tái sinh của nó. Việc áp dụng cơ giới hoá, hóa học hoá và thuỷ lợi hoá chưa lấy công nghệ sinh học và cải thiện tầng thổ nhưỡng làm trung tâm. Những hành động khai thác mang tính huỷ hoại thiên nhiên trong nông nghiệp cùng với quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên quá lớn, quá nhanh, lượng chất thải quá nhiều trong công nghiệp hoá đang làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Cụ thể là:
Theo báo cáo của FAO: Hàng năm, diện tích rừng trên thế giới bị giảm 16,1 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới giảm 15,2 triệu ha và trồng mới 3,1 triệu ha, trong đó vùng nhiệt đới trồng 1,9 triệu ha...Diện tích rừng giảm nhanh và mạnh đã gây lũ lớn, làm lở đất, xói mòn nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng chắn gió, bão và năng lực thanh lọc không khí.
Đất đai nông nghiệp bị sa mạc hoá, bán sa mạc và ô nhiễm nghiêm trọng, 10% diện tích đất trên thế giới có khả năng trồng trọt đã bị sa mạc hoá và còn khoảng 25% đang bị đe doạ. Hàng năm có 8,5 triệu ha và 20 tỷ tấn đất trồng trọt bị mất do xói mòn. Việc sử dụng quá nhiều các vật tư hoá học như các loại phân N,P,K, các chất diệt cỏ, trừ sâu làm cho dư lượng chất hoá học đọng lại trong đất ngày càng nhiều. Chất thải công nghiệp thải bừa bãi ra sông, ra đầm cũng góp phần làm ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng. Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng
29
sản phẩm cây trồng, đe doạ sự sống của các sinh vật và cây trồng trong khu vực bị ô nhiễm.
Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đang ở mức báo động. Do kết quả tiến hoá hàng tỷ năm trong thiên nhiên có 5 đến 10 triệu loài sinh vật được phân bố theo quần thể loài đặc trưng trong từng hệ sinh thái. Sự dịch chuyển sinh loài thường là do biến đổi của môi trường mà môi trường thay đổi lại chịu tác động của các hiện tượng bất thường trong thiên nhiên như động đất, bão, lụt, biến đổi khí hậu và sự khai thác tàn bạo của con người. Nếu không có biến động lớn của các yếu tố tự nhiên thì tốc độ diệt chủng các loài do con người gây ra cao gấp 1.000 lần so với thiên nhiên. Chỉ trong thế kỷ 20 đã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng và khoảng 30% trong số 4.500 loài gia súc và gia cầm đã biết trên trái đất có nguy cơ bị biến mất. Sự mất đi các loài, sự suy giảm đa dạng sinh học đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái của nhiều vùng, mất đi nguồn gen quý giá và tính đa dạng của gen- vốn quý nhất của sự sống.
Nguồn nước ngọt sạch ngày càng khan hiếm. Nước là nguồn tài nguyên có hạn lại phân bố không đều. Khoảng 96% nước trên trái đất là nước mặn chứa trong các đại dương, chỉ có 2,5% nguồn nước ngọt có thể dùng cho trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp và sinh hoạt cho con người. Thế nhưng dân số đang tăng nhanh, nông nghiệp và công nghiệp phát triển với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi cần có nhiều nước sạch trong khi đó diệntích chứa đựng nước bị ô nhiễmngày càng tăng lên. Hiện nay, khoảng 40% lưu lượng các sông trên thế giới bị ô nhiễm. Theo ước tính của Liên hiệp quốc, mức độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng lên 10 lần trong vòng 25 năm tới. Nạn thiếu nước hiện nay xảy ra trên diện tích lớn, hơn 100 nước trong số 213 nước bị thiếu nước nghiêm trọng. Hiện tượng mua nước ở vùng khô cằn, hạn hán là chuyện thường, giá nước có nơi còn cao hơn giá dầu hoả, thậm chí phảitranh nhau nguồn nước là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh giữa một số nước.
Với tốc độ khai thác chóng mặt như hiện nay dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và không phục hồi được các loại tài nguyên, khoáng sảnngày càng tăng do đó vấn đề sử dụng các năng lượng sạch, tìm kiếm các vật liệu mới để thay thế các loại năng lượng và vật liệu truyền thống đang được đặt ra cấp thiết trước nhân loại và với từng quốc gia.
30
mức báo động trên nhiều vùng, nhiều nước nhất là trong các thành phố, đô thị. Hiện có đến 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí CO2 vượt quá tiêu chuẩn, hơn 1 tỷ người sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá mức độ cho phép. Nhiều vùng trên thế giới thường xảy ra các trận mưa axit (80% hồ ở Nam Nauy bị axit hoá)
Ô nhiễm tiếng ồn tồn tại thường xuyên trong hầu hết các thành phố nhất là ở các nước đang phát triển - nơi mà máy móc thiết bị phần nhiều thuộc thế hệ cũ, chưa có hệthống xử lý tiếng động, tiếng ồn. Tiếng ồn trực tiếp làm tổn hại hệ thần kinh, sức khoẻ, trí tuệ, tình hình và năng lực làm việc của con người. Sự tác hại của nó đối với con người mang tính day dứt thường ngày nhiều hơn so với bụi và các ô nhiễm không khí khác.
Sự suy giảm tầng ôzôn làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ khí quyển dẫn đến sự mất ổn định khí hậu và gia tăng các tai hoạ thiên nhiên. Hàng năm ngành công nghiệp và giao thông vận tải thải ra hàng trăm triệu tấn khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển, đặc biệt trong đó các chất khí gây hiệu ừng nhà kính chiếm tỷ trọng không nhỏ, chúng làm mỏng tầng ôzôn. Sự suy giảm tầng ôzôn đã làm cho hiện tượng bức xạ vũ trụ, nhất là tia tử ngoại xuyên qua các lớp khí quyển xuống tận mặt đất, trực tiếp uy hiếp sức khoẻ, sự sống của con người và mọi loài sinh vật, đồng thời nó là nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ tái đất ngày càng cao. Trong khoảng 30 năm qua, nhiệt độ trung bình/năm toàn cầu đã tăng 0,6oC, phần lớn giá trị đó là kết quả sự tăng nhiệt độ trong vòng 20 năm gần đây. Theo dự báo, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên từ 1,5 đến 4,50
C vào năm 2030.
Việc tăng dần nhiệt độ làm tan băng ở hai cực từ đó dâng cao mực nước và nhiệt lượng nước ở đại dương. Trong 100 năm qua (từ 1996 về trước mực nước biển dâng cao 21cm). Nhưng với tốc độ tăng gia tốc hiện nay của nhiệt độ thì mực nước biển năm 2020-2030 sẽ dâng cao lên trên 1m làm ngập chìm khoảng trăm triệu ha các vùng ven biển, thu hẹp hàng chục triệu ha đất nông nghiệp tốt, huỷ hoại hàng trăm đô thị lớn, uy hiếp cuộc sống của hàng trăm triệu người. Nhiệt độ không khí và nước biển tăng lênlàm đảo lộn khí quyển trái đất, các dòng khí lưu biến động thất thường, các dòng hải lưu vậnđộng chệch hướng và đổi hướng do đó khí hậu thất thường và đỏng đảnh, gây ra những thiên tai lớn và thường xuyên hơn trên toàn cầu. Các hiện tượng Eninô và Lanina xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn, phạm vi hoạt động ngày càng rộng hơn và sức công phá ngày càng lớn hơn.
31
Trong những năm gần đây, hiện tượng thiên tai trên thế giới đã gây ra những tổn thất chung về vật chất lên tới 93 tỷ USD, tăng gấp rưỡi so với 60 tỷ USD năm 1996. Số người chết hàng năm do thiên tai thường trên hàng chục ngàn người. Tốc độ tăng số người chết và thương vong do thiên tai trong 30 năm qua là 6%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng dân số.
Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên do con người gây ra vượt quá sự chịu đựng và khả năng tái sinh của trái đất đang làm thiên nhiên “nổi giận” và trừng phạt sự uy hiếp sự sống trên trái đất, trong đó có loài người.