Định hướng xây dựng các vùng chuyên môn hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 72)

a. Vùng chuyên môn hóa

Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùng trong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trong một thời gian tương đối dài.

Chuyên môn hoá sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thị trường thế giới. Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh tế, dân cư, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài vùng là chỉ tiêu chuyên môn hóa quan trọng nhất của vùng về một ngành sản xuất nào đó.

b. Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp

Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt

73

động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...

Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như phân tích ở trên ta thấy cần định hướng vùng chuyên môn hóa nông nghiệp của Hà Đông theo hướng:

- Tập trung vào mũi nhọn là sản xuất RAT cung cấp cho nhu cầu của toàn quận đang ngày tăng cao cũng như đưa ra thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường nội thành Hà Nội. Hiện nay chất lượng lương thực thực phẩm thiết yếu chất lượng còn kém, do đó việc đi trước về công nghệ sản xuất rau sạch là bước đi quan trọng giúp Hà Đông có thể trở thành địa phương cung cấp RAT lớn nhất cho thị trường nội thành Hà Nội.

- Xây dựng các trang trại với mô hình VAC lớn, công nghệ chăn nuôi tiên tiến, quy trình khoa học, tập trung vào một số giống vật nuôi như: lớn thịt, ngan, vịt, gà công nghiệp… tránh việc nuôi quá nhiều con giống với quy mô nhỏ lẻ, chăm sóc lạc hậu dẫn tới chất lượng sản phẩm thấp, hay dịch bệnh, hiệu quả kinh tế không cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 72)