Hiệu quả về môi trường của phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 32)

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với việc nâng cao hiệu quả về môi trường. Muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì chất lượng môi trường phải cao (chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất, không khí…). Ngược lại: Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ dẫn tới việc bảo vệ môi trường tốt hơn, điều này thể hiện ở những điểm nổi bật sau:

- Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định sẽ làm ô nhiễm môi trường nước và đất. Một trong những động thái của phát triển nông nghiệp bền vững là việc sử dụng đúng quy định thuốc bảo vệ thực vật, không làm ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

- Canh tác sử dụng đất một cách khoa học, không làm thoái hóa đất

- Làm tăng lượng cây xanh, góp phần làm không khí trong lành, tạo môi trường xanh cho cảnh quan.

33

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hà Đông 2.1Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên, gồm 17 đơn vị hành chính (17 phường) và 198.687 nhân khẩu. Mật độ dân số trung bình trên toàn quận là 3617,7 người/km2 ; khu vực trung tâm quận lên tới 9700 người/km2.

Địa giới hành chính: phía bắc giáp huyện Từ Liêm, huyện Hoài Đức, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai.

Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh Bình. Quận này cũng nằm trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê.

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của thành phố Hà Đông cũ cũng đã xác định rõ Hà Đông cùng với chuỗi các đô thị Miếu Môn- Xuân Mai- Hòa Lạc- Sơn Tây sẽ là vành đai vệ tinh phát triển không gian của Hà Nội, là một điểm nhấn của Hà Nội trong định hướng phát triển không gian vùng đô thị Hà Nội mở rộng, tác động lan tỏa ra các vùng lân cận thành các trục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng không làm mất đi cảnh quan, môi trường sinh thái, Hà Đông hướng tới là một đô thị xanh.

34

2.1.2 Địa hình

Hà Đông nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có địa hình khá bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5-7 m so với mặt biển. Địa hình vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, mang đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ với nhiều ô trũng đê viền, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m- 6,8m. Đất đai màu mỡ, có điều kiện thâm canh cây lúa nước cho năng suất cao, phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Chia ra làm 4 khu vực chính:

-Bắc và Đông sông Nhuệ: Đất đai cao thấp không đều nhau. Các khu đất thuộc sông Nhuệ cao dần ra phía sông Đáy, sông Hồng: cao trình mặt đất ở phía bắc >+8m ; phía nam từ +0,5 đến +1m.

-Phía Bắc sông La Khê: cao trình ruộng trung bình +5m đến +6m và cao nhất từ +7 đến +7,5m.

-Phía Nam sông La Khê có xu thế dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Cao độ trung bình (+4m đến +4,8m) và cao nhất +6m.

35

-Phía Tây trong đê sông Đáy có cao độ trung bình từ +7,25m đến 8,42m.

2.1.3 Tài nguyên khí hậu

Khí hậu thời tiết của Hà Đông mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Mưa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sauthời tiết lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo ra 4 mùa khá rõ rệt: Xuân- Hạ- Thu- Đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 – 24oC, biên độ trong năm khoảng 12- 13oC , biên độ giao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6-7 oC .

Độ ẩm trung bình hàng năm của quận khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong 78-87%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-1.800mm, số ngày mưa trung bình 140 ngày/năm và mưa tập trung vào tháng 8 với lượng mưa trung bình 300-5.000mm.

- Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80

C, lượng mưa trung bình 1700mm-1800mm. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1-23,30 C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60

C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230 C có tháng nóng nhất là tháng 7.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80-81%).

- Chế độ bức xạ: Hàng năm có khoảng 120- 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của thành phố là 1617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2- 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp- hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè.

- Chế độ mưa: Lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lượng mưa cả nước và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất

36 là tháng 12, 1 và tháng 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để quận phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau cao cấp- súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.

2.1.4 Tài nguyên nước

- Chế độ thủy văn: Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực thành phố. Theo tính toán của Viện quy hoạch thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và kết quả tính toán mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thủy lợi thì tương lai mực nước sông Nhuệ còn cao hơn nhiều so với mực nước hiện tại. Kết quả tính toán và thực đo như sau:

- Nguồn nước mặt: Nằm trong tổng thể hệ thống sông Nhuệ: Nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua địa phận Hà Tây cũ dài 49km, trong đó đoạn chảy qua quận Hà Đông có chiều dài 7km, sông Nhuệ lấy nước phù sa sông Đáy cho 107. 530 ha, trong đó tỉnh Hà Tây cũ nói chung và quận Hà Đông khoảng 70.000 ha. Vì vậy tác động của sông Nhuệ đến công tác thủy lợi của quận Hà Đông là rất lớn.

Hệ thống sông Đáy: Là một phân lưu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ còn là một lạch nhỏ vì cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dòng sông Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và quận nói riêng.

Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt >= 5,600m, luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0-5,6m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư.

- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu thuyết minh địa chất thủy văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên- trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung

37

tâm địa lý Tài nguyên) thì quận Hà Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nước ngầm dồi dào và ở nông, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá.

Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt -9m đến -11m; mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ - 10m đến -13m. Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1- 1,5m.

- Các tầng chứa nước hố hổng gồm: không áp Haloxen có độ giầu nước trung bình đến rất giầu nước q = 0,2l/s.m. Tầng áp Pleitoxen dưới thuộc loại rất giầu nước với q>111l/s.m có quan hệ mật thiết với sông Hồng

2.1.5 Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy.

Nằm trong vùng đồng bằng của thành phố Hà Nội, quận Hà Đông có các loại đất chính như sau:

- Đất phù sa được bồi (Pb)

Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích là 261 ha chiếm khoảng 10,03% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các xã Biên Giang và Đồng Mai.

Bảng 2.4. Kết quả phân tích Đất phù sa được bồi Pbe

Tầng đất (cm) PH KCl OM (%) Tổng số ( % ) Dễ tiêu (mg/100g )

Cation trao đổi

( lđl/100g ) Thành phần cơ giới (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++ CEC 2 - 0.02 0,02- 0,002 < 0,002 0-20 4,70 0,39 0,056 0,168 1,38 32,8 12,9 7,36 1,44 13,04 12,46 68,78 18,76 20-55 6,13 0,26 0,033 0,194 1,44 29,9 10,5 22,33 1,60 26,57 23,01 55,17 21,82 55- 110 6,47 0,26 0,033 0,186 1,64 28,1 11,2 21,49 3,20 25,56 16,33 61,82 21,85

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Hà Đông)

Đất có màu nâu tươi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phản ứng gần trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét <0,002mm, ở tầng mặt dưới 10%. Hàm lượng mùn nghèo (0,56% và 1,03%) và có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện. Đạm lân tổng số đều ở mức nghèo, kali tổng số giàu (đạm 0,075%, lân 0,08%, Kali1,12%), lân dễ tiêu thấp (dưới 3mg/100g đất) kali dễ tiêu khá (trên 10g/100g đất). Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lượng

38

Ca++ cao (>12mg/100g đất), magiê thấp (<2,5mg/100g đất).

Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp (cây ăn quả, rau xanh..). Hiện nay mới bước đầu thực hiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số khu vực.

- Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1049 ha chiếm 37,4% diện tích đất nông nghiệp (tính theo năm 2007) phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các xã Dương Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phường Phúc La, Vạn Phúc, Văn Mỗ và các xã Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lãm.

Bảng 2.1 Kết quả phân tích đất phù sa không được bồi pb

Tần g đất (cm) pH KCl OM % Tổng số ( % ) Dễ tiêu (mg/100g )

Cation trao đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( lđl/100g ) Thành phần cơ giới (%) N P2O5 K2O P2O 5 K2O Ca + + Mg+ + CEC 2 – 0,02 0,02- 0,002 < 0,002 0-18 5,73 3,17 0,218 0,156 1,56 12,7 14,5 6,88 1,12 11,76 15,10 58,90 26,00 18- 32 6,10 0,59 0,072 0,104 1,44 6,6 9,4 7,20 2,40 10,77 7,24 45,44 47,32 32- 65 6,11 0,22 0,039 0,061 1,53 5,7 9,8 9,20 2,88 14,13 5,15 50,31 44,54 65- 120 5,93 0,19 0,022 0,056 1,43 5,2 10,3 8,00 2,72 13,04 10,14 39,13 50,73

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Hà Đông)

Đất có màu nâu tươi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất. Theo số liệu phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dưới sâu pHKCl càng tăng. Hàm lượng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao (1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất).

Phần lớn loại đất này có địa hình bằng, chủ yếu là trồng lúa và lúa màu, là loại đất có vị trí quan trọng nhất hiện nay, dần được sử dụng hợp lý và đầu tư cho thâm canh tăng vụ, sản xuất

- Đất phù sa gley (Pg):

Đất phù sa gley (Pg) diện tích chiếm 1472 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của quận (tính theo năm 2007), phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông. Đất phù sa glây tập trung chủ yếu tại 3 xã Phú Lương, Yên Nghĩa, Kiến Hưng và một phần phân bố tại các xã Dương Nội, Phú Lãm, các các phường Hà Cầu, Vạn Phúc. Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong thời gian dài, mực nước ngầm nông, nền đết thường bị gley từ

39

trung bình đến mạnh. Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu phẫu diện, đất có phản ứng chua (pHKCl= 4,3-4,7). Hàm lượng mùn cao (2,5%), đậm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất), Magiê thấp (2,5mg/100g đất), dung tích hấp thu trung bình 10meq/100g đất, độ no bazơ khá (tương đương 70%).

Bảng 2.2 Kết quả phân tích Đất Glây Pg

Tần g đất (cm) pH KCl OM (%) Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g)

Cation trao đổi (lđl/100g) Thành phần cơ giới (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg + + CEC 2 – 0,02 0,02- 0,002 < 0,002 0-10 4,84 3,88 0,257 0,218 1,86 16,4 17,1 8,00 1,12 15,07 9,53 48,50 41,97 10- 25 5,04 2,91 0,224 0,141 1,69 13,7 14,1 8,00 2,40 15,81 8,05 41,70 50,25 25- 80 5,50 0,65 0,084 0,133 1,82 4,7 14,2 6,70 2,88 13,20 2,91 28,18 68,91 80- 105 5,73 0,58 0,067 0,088 1,86 6,0 13,8 8,80 4,00 15,07 9,19 29,40 61,41

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Hà Đông.

Là loại đất chuyên lúa (2 lúa). Ở những chân tương đối cao, dễ thoát nước có thể sản xuất 3 vụ (2 lúa 1 màu). Trên đất này có mật độ dân cư cao, loại đất phù sa Gley phần lớn đã được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực và rau màu của thành phố.

40

2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông những năm qua thể hiện quá trình đô thị hóa cao. GDP bình quân thu nhập đầu người giai đoạn 2005-2011 tăng trưởng đều. Trước khi sát nhập với thành phố Hà Nội, GDP bình quân trên đầu người của thành phố Hà Đông cũ khoảng 1.450-1.670 USD/người (năm 2006- 2007), theo ước tính sau khi sát nhập, GDP bình quân đầu người của quận Hà Đông tăng lên khoảng 500USD/người.

Bảng 2.3 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của thị xã Hà Đông cũ với cả nước và Hà Tây, Hà Nội năm 2004

Đơn vị Hà Đông

Hà Tây Hà Nội Quốc Toàn Mật độ Người /km2 4083 1140 3164 312

41

Tốc độ tăng GDP bình quân % 13,4 9,5 10,3 7,5 Cơ cấu GDP

Nông nghiệp % 5,7 33,6 2,3 38,2

Công nghiệp - Xây Dựng % 53,1 37,1 42,1 40

Dịch Vụ % 41,2 29,3 55,6 21,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005, Niên giám thống kê 2005

Theo kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về khả năng thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh của 42 tỉnh thành phố trong cả nước công bố tháng 5/2005 thì của tỉnh Hà Tây xếp thứ 42/42, thị xã Hà Đông nằm trung trong thực trạng đó. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách chưa hợp lý thiếu minh bạch, thủ tục

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 32)