Giải pháp về thực hiện tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phát triển bền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 74)

- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai cả về số lượng và chất lượng với nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập cũng như các điều kiện sống và làm việc tốt cho mọi người làm nông nghiệp trực tiếp.

- Giảm số lượng người lao động trực tiếp trong nông nghiệp mà không làm giảm sản lượng, chất lượng sản xuất nông nghiệp. Lượng lao động này có thể từng bước dần chuyển đổi sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ. Tránh tình trạng biến đổi lớn dẫn tới thất nghiệp ảnh hưởng xấu tới xã hội của quận.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông dân.

3.6.6 Định hướng hiệu quả sinh thái bền vững

Duy trì, tăng cường khả năng sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không gây những nhiễm độc môi trường.

Định hướng sản xuất các sản phẩm có chất lượn, năng suất cao với công nghệ cao mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái vùng sản xuất.

3.6.7 Các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

3.6.7.1 Giải pháp về thực hiện tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phát triển bền vững vững

Trong những năm tới, quận Hà Đông cần phải tập trung thực hiện quy hoạch quy mô sử dụng đất nông nghiệp: Giữ tỷ lệ đất nông nghiệp đủ để phát triển bền vững nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực; quy hoạch hiệu quả sử dụng đất vào trồng trọt và chăn nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế, môi trường cao nhất.

Tác giả xin đề xuất một số hướng quy hoạch sau:

Phương án 1: Quy hoạch quận Hà Đông dựa trên tiêu chí chính: Tận dụng và phát huy tối đa các vùng đất nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế cao còn lại của quận Hà Đông, chuyên canh hóa giống cây trồng, vật nuôi.

75

- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa: Dự kiến diện tích trồng lúa của Hà Đông có xu hướng giảm nhanh. Theo xu hướng đó chỉ còn giữ lại chủ yếu là diện tích sản xuất lúa giống, lúa đặc sản chất lượng cao. Dự kiến diện tích trồng lúa năm 2015 là 600 ha đến năm 2020 chỉ còn khoảng 390 ha. Vùng lúa chất lượng cao được bố trí tập trung ở các phường: HTX La Dương của Dương Nội với diện tích 30ha (năng suất đạt khoảng 6,5 tấn/ha),HTX Mậu Lương của Kiến Hưng với diện tích trồng lúa là 20ha, HTX Do Lộ (Yên Nghĩa) diện tích 30ha năng suất đạt khoảng 6,2 tấn/ha , Phú Lương (70ha) năng suất đạt 5,7 tấn/ha, giữ nguyên diện tích trồng lúa nước của Phú Lãm (80ha) với năng suất cao đạt 7,5 tấn/ha.

- Phát triển hoàn thiện vùng chuyên môn RAT ở phường Yên Nghĩa (phía tây quận Hà Đông). Từ đây nhân rộng ra các HTX có điều kiện thuận lợi cho phát triển RAT là HTX Hòa Bình (phường Yên Nghĩa), Biên Giang ,Đồng Mai… mở rộng diện tích tại phường Biên Giang (3 ha), Đồng Mai (3 ha) đảm bảo sản

76

phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn rau an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Hỗ trợ các địa phương mở các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau an toàn tại các chợ trên địa bàn. Thực hiện đầu tư hạ tầng vùng bãi ven sông Đáy theo dự án được duyệt. Tập trung các vùng trồng rau chất lượng, hướng tới giảm diện tích các vùng trồng rau đạt năng suất kém, chất lượng chưa cao.

Quy hoạch tới năm 2020 diện tích RAT là 200ha phân bố chủ yếu ở: 45ha ở HTX Hòa Bình, 30ha ở HTX Do Lộ (phường Yên Nghĩa), phường Đồng Mai 50ha, phường Biên Giang 30ha.

- Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả: Dự kiến diện tích trồng cây ăn quả của quận năm 2015 là 70 ha và ổn định quy mô diện tích đến năm 2020 đạt khoảng 50 ha được bố trí ở phường Đồng Mai, Biên Giang, Yên Nghĩa.

- Quy hoạch phát triển hoa cây cảnh: Phát triển hoa cây cảnh cũng là lợi thế của các quận huyện ngoại thành Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng. Dự kiến diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Đông đến năm 2015 là 26 ha và đến năm 2020 là 20 ha.Vùng hoa cây cảnh tập trung của Hà Đông được bố trí ở các HTX: Ỷ La (Dương Nội) diện tích 13ha, Nghĩa Lộ, Yên Lộ (Yên Nghĩa) diện tích 5ha, Văn Quán (Văn Quán) diện tích 2ha.

- Quy hoạch các trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn:

+ Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm: Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, và vấn đề ô nhiễm khi phát triển chăn nuôi trong đô thị đông dân nên quận Hà Đông chỉ nên phát triển quy mô đàn gia cầm ổn định như hiện nay và phát triển hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Công tác giống và thú y cần đặc biệt coi trọng trong phát triển chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2012, quy mô đàn gia cầm đạt 71.000 con và ước tính đến năm 2020 quy mô đàn gia cầm ổn định ở 100.000 con. Quy hoạch các trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn tại Phú Lương, Đồng Mai và Biên Giang với tổng số lượng gia cầm đạt khoảng 80.000 con, diện tích đất cho chăn nuôi gia cầm khoảng 5ha.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là dịch LMLM gia súc, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn ở lợn không để phát sinh thành dịch lớn. Lập thủ tục đầu tư khu chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch tại Phỳ Lương, Đồng Mai và Biên Giang, thực hiện đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư.

77

+ Chăn nuôi trâu, bò với số lượng khoảng 1200 con được tập trung tại phường Dương Nội ở phía bắc giáp Hoài Đức.

- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước. Đẩy mạnh đầu tư để cải tạo diện tích nuôi trồng hiện có và tăng cường con giống có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Hà Đông năm 2015 là 20 ha và năm 2020 ổn định khoảng 16 ha.

Như vậy tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của quận Hà Đông năm 2020 được quy hoạch còn lại khoảng 700ha (giảm 40% so với năm 2012), trong đó: Trồng lúa nước là 350ha chiếm 50%; trồng RAT khoảng 200ha chiếm 29%; Trồng cây ăn quả, hoa diện tích 70ha chiếm 10%; còn lại 50ha (chiếm 11%) cho chăn nuôi và đất nông nghiệp khác.(Bản đồ Quy hoạch tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đến năm 2020)

- Thực hiện tốt chương trình số 01/CTr-UBND ngày 13/01/2010 của UBND quận về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến năm 2015".

- Củng cố hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá các kênh mương nội đồng theo kế hoạch. Triển khai tốt công tác phòng chống lụt bão úng, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển mạnh HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2003, vận động xã viên góp thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động HTXNN sang dịch vụ tổng hợp.

Phương án 2: Quy hoạch phát triển nông nghiệp quận Hà Đông dựa trên tiêu chí chính: Đặt tiêu chí quận Hà Đông đến năm 2020 luôn là một đô thị xanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí đô thị xanh tại Việt Nam:

a, Phát triển xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững môi trường là xu hướng chung ở tất cả các nước trên thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ gần đây, đặc biệt là từ khi cần phải xây dựng đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, ở rất nhiều nước trên thế giới đều đã rất sôi động bàn luận, tiến hành nghiên cứu và triển khai quy hoạch và xây dựng các đô thị/khu đô thị mới và cải tạo các đô thị cũ theo hướng đô thị xanh (Green Cities), đô thị sinh thái (Eco Cities) hay đô thị bền vững về mặt môi trường (Environmentally

78 Sustainable Cities).

Trên thế giới không những đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mô hình và các tiêu chí của một đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường, mà trong thực tế ở một số nước đã xây dựng thành công các đô thị được thừa nhận là các đô thị xanh, đô thị sinh thái, như là: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ) v.v.... Những thành tựu nghiên cứu về đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường và các tiêu chí của loại đô thị này đã được hình thành trên thế giới là những kinh nghiệm rất quý báu và là mẫu hình cho Việt Nam học tập.

Ngày nay người ta quan tâm rất lớn đến quy hoạch và xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái và đô thị bền vững về môi trường là vì [1, 3, 4]:

[1]. Từ khi loài người bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, đi theo là quá trình đô thị hóa, với nét đặc trưng là sự tập trung dân số sản xuất phi nông nghiệp trong một không gian chật hẹp ngày càng lớn, mật độ dân số đô thị hiện nay đã lên tới hàng chục nghìn người trên 1 km2, khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, hình thành môi trường sống nhân tạo và thải ra quá nhiều các loại chất thải, làm cho môi trường ở đô thị (môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh thái) ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, làm mất cân bằng nhiều hệ thống sinh thái thiên nhiên, sức khỏe người dân đô thị ngày càng bị ảnh hưởng mạnh hơn và hậu quả cuối cùng là đô thị phát triển thiếu bền vững.

[2]. Dân số đô thị chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Theo số liệu của Văn phòng dân số thế giới (PRB) của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2004: tổng dân số thế giới là 6.396 triệu người, trong đó tỷ lệ dân đô thị trung bình của các nước phát triển là 76%, trung bình của các nước còn lại là 41%. Theo số liệu của ADB năm 2007, tỷ lệ dân số đô thị trung bình của các nước châu Á đã chiếm 50%, tỷ lệ dân số đô thị của Malaysia: 69,3%, của Indonesia: 50,4%, của Trung Quốc: 44%, của Thailand: 32,9%, của Việt Nam 27,7%.

[3]. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đô thị. Thí dụ, riêng Metro Bangkok (2005) đóng góp 44% GDP của Thái Lan, Metro Manila (2006) đóng

79

góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam. Do đó năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, nguồn thải chất ô nhiễm và khí “nhà kính” từ hoạt động đô thị càng lớn và các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị.

Ở nước ta, từ khi “Đổi mới” (1986) đã mở ra một thời kỳ phát triển đô thị hóa nhanh, vào năm 1990 nước ta mới có 500 đô thị, đến năm 2000 tổng số đô thị nước ta đã là 649, đến nay tổng số đô thị ở nước ta đã đạt tới 766 đô thị (bảng 1). Hầu hết các đô thị ở nước ta đều quy hoạch, xây dựng và phát triển theo phương pháp truyền thống, kinh điển. Vì vậy ở nhiều đô thị nước ta, đặc biệt là các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông tắc nghẽn, điều kiện sống xấu hơn, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng mạnh hơn, phát triển đô thị thiếu bền vững và chưa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảng 7.1: Diễn biến đô thị hoá ở nước ta trong ¼ thế kỷ qua và dự báo đến 2020 Năm 1986 1990 1995 2000 2003 2006 2009 Dự báo 2010 2020 Số lượng đô thị (từ loại V trở lên) 480 500 550 649 656 729 754 - - Dân số đô thị (triệu người) 11,87 13,77 14,938 19,47 20,87 22,83 25,38 28,5 40,0 Tỷ lệ dân ĐT (%) 19,3 20,0 20,75 24,7 25,8 27,2 29,6 32,0 45,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Quốc gia và thông tin từ Bộ Xây dựng)

Tuy rằng đô thị xanh, đô thị sinh thái hay đô thị bền vững về mặt môi trường đều có chung một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường đô thị sống tốt (Livability), bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho mọi người dân, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, nhưng chúng cũng có các đặc điểm riêng, cụ thể là:

- Đô thị xanh có đặc điểm nổi bật là đô thị có nhiều không gian xanh, có chất lượng môi trường xanh (môi trường không khí sạch, môi trường nước sạch, môi trường đất (bao gồm cả chất thải rắn) sạch);

- Đô thị sinh thái có đặc điểm nổi bật là đô thị hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và các hệ sinh thái tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của các hệ sinh thái, cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên;

80

phát triển đô thị đảm bảo hài hòa phát triển 3 trụ cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo đô thị phát triển bền vững.

B, Những đề xuất về tiêu chí đô thị xanh tại Việt Nam

Tham khảo các tài liệu đã được công bố trên các tạp chí chuyên môn ở trong nước và trên thế giới, GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng và Th.S.KTS Phạm Thị Hải Hà đã tổng hợp và đề xuất bộ Xây dựng tiêu chí cơ bản của một đô thị xanh, đô thị sinh thái. Trong đó có nêu:

Tiêu chí 1. Quy hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý và bảo đảm không gian xanh là tiêu chí đầu tiên của đô thị xanh, đô thị sinh thái

Quy hoạch đô thị xanh phải tạo ra các không gian xanh và không gian mặt nước sao cho người dân đô thị, khách vãng lai, khách du lịch, khi đi trên các đường phố không bị các mảng bê tông che chắn, có thể nhìn lên thấy bầu trời trong xanh, nhìn xuống thấy các thảm cỏ xanh, mặt nước trong xanh, nhìn ra xung quanh thấy cây lá xanh tươi.

Hiện nay diện tích cây xanh công cộng trong các đô thị nước ta rất nhỏ bé so với QCXD01:2008 của Bộ Xây dựng, cũng như so với các thành phố lớn ở nước ngoài (bảng 7.2).

Bảng 7.2. Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở đô thị nước ta và trên

thế giới

STT Đô thị trong

nước Chỉ tiêu cây xanh (m2/người)

STT Đô thị ngoài nước Chỉ tiêu cây xanh (m2/người) Thực tế QCXD 01:2008 1 TP Hà Nội 2 ≥ 7 1 Paris (Pháp) 10 2 TP. HCM 3,3 ≥ 7 2 Moskva (Nga) 26 3 Huế 3,5 ≥ 6 3 Washington(Mỹ) 40 4 Đà Nẵng 0,9 ≥ 6 4 New York (Mỹ) 29,3

5 Hải Phòng 2,0 ≥ 6 5 Nam Kinh (TQ) 22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 NamĐịnh 1,5 ≥ 6 6 Quế Lâm (TQ) 11

7 Hạ Long 3,1 ≥ 6 7 Hàng Châu (TQ) 7,3 8 Vĩnh Yên 3,2 ≥ 5 8 Luân Đôn (Anh) 26,9 9 Hải Dương 3,7 ≥ 5 9 Berlin (Đức) 27,4

10 Bắc Ninh 2,7 ≥ 5

11 Hưng Yên 3,2 ≥ 5

(Nguồn: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí đô thị xanh tại Việt Nam- GS.Phạm Ngọc Đăng)

Vai trò và tính năng của cây xanh đối với môi trường đô thị Cây xanh có tính năng cải thiện môi trường đô thị rất tốt. a) Đối với môi trường không khí và vi khí hậu

81

Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường đô thị tương tự như là lá phổi hô hấp của con người.

- Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 74)