Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 85)

Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền phường, quận và các cơ quan quản lý chuyên môn phải có sự phối hợp chặt chẽ để tăng cường công tác quản lý nhà

86

nước về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi để sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng liều lượng, thời gian cách ly không đảm bảo; vứt vỏ bao bì nhãn mác bừa bãi ra môi trường xung quanh; SXKD giống không đảm bảo chất lượng, đưa giống vào sản xuất không qua kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật.

Thực hiện cam kết giữa người sản xuất với các cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm mình tạo ra. Qua đó nâng cao ý thức về chất lượng sản phẩm của người dân.

Đầu tư giống chất lượng cao, quy trình sản xuất tiên tiến, cũng như đầu ra đảm bảo là một yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

87

Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận

Quá trình phát triển SXNN đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi các nguồn lực ngày càng khan hiếm, dân số ngày càng đông, nhu cầu về nông sản ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Trong bối cảnh trên, việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững đã và đang là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Nông nghiệp bền vững của Hà Đông có những đặc điểm, nội dung và tiêu chí khác biệt với các vùng SXNN khác. Vì vậyphải nắm chắc các vấn đề lý luận và thực tiễn, những cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu chí và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn có vị trí hết sức quan trọng như Hà Đông đối với Thủ đô.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của quận Hà Đông trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, đặc biệt là quận ủy và chính quyền các cấp của quận Hà Đông. Đây là một trong những yếu tố tiền đề có tính chất định hướng cơ bản để tiếp tục giúp nông nghiệp của quận Hà Đông trong giai đoạn tới có những bước tiến vựơt bậc hình thành nhiều mô hình sản xuất, nhiều trang trại sản xuất theo hướng bền vững, nhằm sản xuất ra sản phẩm an toàn có chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người dân Thủ đô. Đi đôi với việc phát triển SXNN sẽ hình thành một hệ thống dịch vụ, du lịch cảnh quan môi trường hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, tạo thêm thu nhập cho người dân Hà Đông...

- Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cũng là xu hướng vận động mới, xuất phát từ những đòi hỏi tất yếu khách quan, nhưng làm gì? và làm như thế nào để phát triển nông nghiệp bền vững? thì chưa được đánh giá phân tích cụ thể để đưa ra giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng bền vững.

- Quá trình phát triển nông nghiệp của quận Hà Đông bước đầu đã phát triển theo hướng bền vững song vẫn còn một số hạn chế cần tập trung giải quyết trong thời gian tới đó là:

88

ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn còn nhiều khó khăn vững mắc chưa được tháo gỡ.

+ Chăn nuôi vẫn còn phân tán trong khu dân cư nhất là chăn nuôi bò đã làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất, môi trường bị ô nhiễm.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chuyên môn trong chỉ đạo, giám sát sản xuất.

+ Công tác kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng nông sản thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp: thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi; quản lý mức độ ô nhiễm môi trường sản xuất chưa được thường xuyên, chặt chẽ.

+ Ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân chưa cao chỉ vì lợi ích trước mắt của mình mà bỏ qua những yêu cầu về chất lượng và VSATTP, làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng sự phát triển cả về kinh tế, xã hội, môi trường của quận Hà Đông.

- Phát triển nông nghiệp tại quận Hà Đông nếu được duy trì phát triển theo định hướng quy hoạch tại phương án 1 (đã nêu ở chương 4) thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả Kinh tế- Xã hội – Môi trường.

2. Kiến nghị

- Nhà nước cần có cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai, hình thành các trang trại tập trung để mở rộng đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả, RAT và nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư như chính sách miễn giảm thuế cho các trang tại thực hiện mô hình chuyển đổi lúa - cá - cây ăn quả trong 5 năm đầu hoặc cho vay với lãi suất thấp từ nguồn vốn quĩ khuyến nông thành phố đối với các hộ nông dân, HTX dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kém hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng rất cần cho kinh tế của huyện phát triển; như: phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản…

Ngoài ra, việc thành lập quỹ bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó thể hiện sự ràng buộc giữa trách nhiệm và lợi ích của người nông dân trong SXNN, tạo sự an tâm cho người dân trong đầu tư phát triển sản xuất.

89

việc củng cố, xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN như hệ thống kênh mươngcấp III và đường nội đồng, sớm xây dựng cơ sở chế biến nông sản thực phẩm để không ngừng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy nhanh tiến độ đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư.

- Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, uốn ắn phát hiện những tổ chức cá nhân có vi phạm trong hoạt động SXNN và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất cố tình gây ô nhiễm môi trường; sử dụng phâm bón, thuốc trừ sâu ngoài danh mục, kém chất lượng; đưa chất kháng sinh, hoóc môn tăng trưởng vào sản xuất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong SXNN.

- Các ngành và các doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương cũng như có sự hỗ trợ tích cực hơn để thực hiện đúng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đã được xây dựng và những mục tiêu, yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn quận Hà Đông.

- Các hộ nông dân, các chủ trang trại phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, các quy trình kỹ thuật trong sản xuất nhất là trong sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng nguồn nước tưới … để sản xuất ra những sản phẩm an toàn./.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Cường (2000), Nghiên cứu hiện trạng và khả năng phát triển cây ăn quả tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Phạm Ngọc Đăng, Phạm Thị Hải Hà. Bàn về xây dựng đô thị sinh thái ở

nước ta. Tạp chí “Kiến trúc Việt Nam”, số 4/2002.

3. Phạm Ngọc Đăng. Phát triển đô thị Việt Nam bền vững về mặt môi trường. Tạp chí “Quy hoạch xây dựng”, số 32(7), năm 2008.

4. Phạm Ngọc Đăng. Phát triển đô thị bền vững và thích nghi với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí “Bảo vệ Môi trường” số 8/2009.

5. Phạm Ngọc Đăng. Bàn về các giải pháp phát triển giao thông đô thị xanh ở nước ta, Tạp chí “Người xây dựng”, số 11/2010.

6. Lê Hữu Đốc (2003), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp phát triển, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.

7. Trương Quang Hải, Nguyễn Thị Hải (2006), Kinh tế môi trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Trương Hiệp, Nguyễn Quang Thái, Hoàng Trần Củng (1990), Bài giảng kinh tế tài nguyên và tổ chức lãnh thổ, NXB Giáo dục Hà Nội.

9. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Đoàn Duy Khương (2002), Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp (ứng dụng ở Hải Phòng), Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

11. Đỗ Tú Lan. Phát triển những màu xanh của thành phố. Tạp chí “Quy hoạch xây dựng”, số 46/2010.

12. Vũ Tự Lập (1999). Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

13. Vũ Tiến Lương (1994), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản vùng Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê.

15. Hoàng Ngọc Phòng (1993), Tổ chức lãnh thổ sản xuất công ngiệp vùng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Quang (1981), Phân vùng kinh tế, NXB Giáo dục.

17. Trịnh Thanh Sơn (2004), Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến sắn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

18. Văn Thái (2003), Địa lý kinh tế Việt Nam, NXB Thống Kê.

19. Đinh Văn Thanh (2005). Quy hoạch vùng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 20. Ông Thị Đan Thanh (1995), Một số vấn đề về tổ chức lãnh thổ sản xuất cao su ở Việt Nam (lấy ví dụ ở vùng Đông Nam Bộ), Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội.

91

21. Lê Bá Thảo (1977). Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội.

22. Lê Thông (1986), Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới, NXB Giáo dục Hà Nội.

23. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXB Giáo Dục Hà Nội.

24. Lê Văn Trưởng (2005). Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.

25. Phạm Quang Tuấn (2004), Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực hữu lũng, tỉnh Lạng sơn, Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên.

26. Lờ Thị Bớch Thuận. Các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới. Tạp chí “Xây dựng và Đô thị”. Số 11/2010

27. Viện chiến lược (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Viện chiến lược (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

29. Viện chiến lược (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

30. Từ Thị Xuyến (2001), Những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ vùng gò đồi tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu trên internet:

31. http://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-10/8433-dia-ly-nong-nghiep-cac- hinh-thuc-to-chuc-lanh-tho-nong-nghiep.html 32. http://www.vacvina.org.vn/Story/vn/home/Kinhtetrangtrai/2010/6/365.html 33. http://kenhdaihoc.com/forum/archive/index.php/t-5185.html 34. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNa m/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId =10038377 35. http://www.gopfp.gov.vn/home;jsessionid=366C8D59C529694825958207A 5BFD247?p_p_id=47_INSTANCE_Tw1f&p_p_lifecycle=0&p_p_state=exclusive &p_p_mode=view&_47_INSTANCE_Tw1f_struts_action=%2FCMS_NEWS_LIS T%2Fview_category&_47_INSTANCE_Tw1f_ArticleID=3185&_47_INSTANCE _Tw1f_TypeID=NC-TD 36. 310.245.80.182/.../Download.aspx?fileid=380

92 37. http://baobinhduong.org.vn/newsdetails/1D3FE18B7C8/Nong_nghiep_do_ thi_Huong_di_ben_vung_cho_kinh_te_ho_gia_dinh_thoi_do_thi_hoa.aspx 38. http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/vnexpress.net/Ha-Dong-tro-thanh- quan-lon-nhat-Ha-Noi/3264873.epi 39. http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/569535/ha-noi-san-xuat-nong- nghiep-chua-dap-ung-du-nhu-cau-luong-thuc-thuc-pham

Tài liệu do Ủy ban nhân dân quận Hà Đông cung cấp:

40. Báo cáo Kinh tế - xã hội hàng năm của quận Hà Đông.

41. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thành phố Hà Đông.

42. Báo cáo về tình hình phát triển nông nghiệp hàng năm của phòng Nông nghiệp quận Hà Đông

93 PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp 2 HTX Hợp tác xã 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 KT-XH Kinh tế- xã hội

5 NNĐT Nông nghiệp đô thị

6 NTQD Nông trường quốc doanh

7 RAT Rau an toàn

8 SXKD Sản xuất kinh doanh

9 SXNN Sản xuất nông nghiệp

10 TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

11 TDTT Thể dục thể thao

12 TTHSX-LTNN Thể tổng hợp sản xuất – Lãnh thổ sản xuất

13 UBND Ủy ban nhân dân

14 VAC Vườn-ao-chuồng

94

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Họ và tên người được hỏi: 2. Tuổi:

3. Địa chỉ: Số điện thoại (nếu có): 4. Giới tính:

5. Trình độ học vấn: 6. Bán mặt hàng:

7. Nông sản do gia đình sản xuất ra hay thu mua từ nơi khác: 8. Nguồn gốc xuất sứ:

9. Tỷ lệ % nông sản xuất sứ tại quận Hà Đông (ghi rõ địa chỉ):

10. Câu hỏi mở rộng: Theo cô/chú, lý do nông sản của quận Hà Đông lại chỉ chiếm …% như vậy (gợi ý: do giá cả chênh lệch, do nguồn cung cấp không đáp ứng đủ, do người nông dân tại quận chưa thương mại hóa sản phẩm,…?)

11. Gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi không: Có: Không:

Nếu có: -Diện tích bao nhiêu:

-Trước kia khi sản xuất nông nghiệp, bạn đã qua 1 lớp tập huấn nào về sử --dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách chưa:

-Trong quá trình sản xuất cô/chú sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo sự hướng dẫn ở đâu, của ai, hay tự ý sử dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Sau khi bị thu hồi đất, gia đình chuyển sang làm nghề gì để kiếm sống: -So với thu nhập làm nông nghiệp trước kia, thu nhập có cao hơn không:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 85)