Đặc điểm Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 40)

2.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông những năm qua thể hiện quá trình đô thị hóa cao. GDP bình quân thu nhập đầu người giai đoạn 2005-2011 tăng trưởng đều. Trước khi sát nhập với thành phố Hà Nội, GDP bình quân trên đầu người của thành phố Hà Đông cũ khoảng 1.450-1.670 USD/người (năm 2006- 2007), theo ước tính sau khi sát nhập, GDP bình quân đầu người của quận Hà Đông tăng lên khoảng 500USD/người.

Bảng 2.3 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của thị xã Hà Đông cũ với cả nước và Hà Tây, Hà Nội năm 2004

Đơn vị Hà Đông

Hà Tây Hà Nội Quốc Toàn Mật độ Người /km2 4083 1140 3164 312

41

Tốc độ tăng GDP bình quân % 13,4 9,5 10,3 7,5 Cơ cấu GDP

Nông nghiệp % 5,7 33,6 2,3 38,2

Công nghiệp - Xây Dựng % 53,1 37,1 42,1 40

Dịch Vụ % 41,2 29,3 55,6 21,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005, Niên giám thống kê 2005

Theo kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về khả năng thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh của 42 tỉnh thành phố trong cả nước công bố tháng 5/2005 thì của tỉnh Hà Tây xếp thứ 42/42, thị xã Hà Đông nằm trung trong thực trạng đó. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách chưa hợp lý thiếu minh bạch, thủ tục hành chính rườm rà, cơ sở hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp chưa phát triển, hoặc phát triển không đồng bộ đó chính là những rào cản đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện nay, kinh tế quận Hà Đông có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 12,8%. GDP bình quân đầu người tăng qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo quá trình đô thị hóa. Cơ cấu nông nghiệp giảm, tăng công nghiệp- tiểu thủ CN và thương mại – dịch vụ.

Bảng 2.4 : Tổng GDP hàng năm của quận Hà Đông (2005-2012)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP bình quân đầu người (usd) 1.082 1.452 1.698 1.987 2.288 2.762 3.015 3.145 Tổng sản phẩm GDP (tỷ đồng) (tính theo giá cố định 1994) 2.879,684 3.077,249 3.406,397 4.139,31 5.142 6.280,42 7.944,7 9.454,193 Tốc độ tăng trưởng 6,9 10,7 21,5 24,2 22,1 26,5 19

42 (%)

Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội hàng năm của quận Hà Đông (2005-2012)

Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế Hà Đông (giai đoạn 2005-2012)

% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Công nghiệp- tiểu thủ CN 53,25 52,8 53,7 53,60 53,55 53,74 53,75 52,71 Thương mại- dịch vụ 42 43 43,1 45,01 43,53 43,75 44,12 45,54 Nông nghiệp 4,75 4,2 3,71 3,3 2,92 2,51 2,13 1,75

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội Hà Đông hàng năm (2005-2012)

2.2.2 Dân cư và lao động

Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 61,66% tổng dân số. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đó ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, dân số trung bình khoảng 208.900 người.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và dân số trung bình là 221300 người. Mật độ dân số trung bình trên toàn quận là 3617,7 người/km2 ; khu vực trung tâm quận lên tới 9700 người/km2.

Dân cư Hà Đông phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực gần Quốc lộ số 6, tỉnh lộ số 70, đường Vạn Phúc và 21B. Khu vực trung tâm cũ thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu và phường Văn Mỗ, Vạn Phúc mật độ đạt từ 140-250 người/ha xây dựng đô thị.

Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số quận Hà Đông còn cao do gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên cao. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm giai đoạn 2003 – 2005 tăng cao hơn so với giai đoạn trước 2,93%. Mức độ gia tăng dân số khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn, khu vực thành thị có tỷ lệ gia tăng dân số lớn hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực nông thôn

Bảng 2.6: Dân số trung bình qua các năm (2005-2011).

(Đơn vị: 1000 người)

43 Dân số TB 201,2 208,9 215,1 221,3 231,9 241,9 252,8 Tốc độ tăng dân số TB so với năm trước đó (%) 2,93 3,8 2,96 2,9 4,8 4,3 4,5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,75 1,04 0,98 0,99 1,4

Nguồn: Theo niên giám thống kê thành phố Hà Nội

Lao động và việc làm:

Hà Đông được sát nhập vào thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/2008, theo đó quận Hà Đông gồm 17 phường (7 phường mới thành lập từ các xã). Theo số liệu thống kê cho thấy 7 xã của Hà Đông (năm 2008) có tới 60% là đất nông nghiệp. Lực lượng lao động xuất phát từ nông nghiệp rất cao. Theo số liệu điều tra lao động, việc làm của cục thống kê tỉnh Hà Tây cũ, tổng số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân khu vực thị xã Hà Đông cũ năm năm 2003 là 36.534 người, chiếm 18,2% dân số; trong đó lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 17,8%, lao động nông nghiệp chiếm 24,3%, lao động khu vực dịch vụ khoảng 58,0%. Đến nay, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại quận Hà Đông chỉ chiếm khoảng 2,5%. Lực lượng lao động này giảm một cách đáng kể là do việc thu hồi đất giai đoạn 2005-2011 khoảng hơn 54% diện tích đất nông nghiệp. Số lượng người dân bị thu hồi đất chuyển sang các ngành kinh tế khác hoặc thất nghiệp. Nhưng về cơ bản, lực lượng lao động xuất phát từ nông dân là khá lớn.

- Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây cũ và phòng thống kê thành phố Hà Nội, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 68,5% tổng dân số của quận, tức khoảng 136100 người (năm 2011).

Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động quận Hà Đông năm 2005 và năm 2011

2005 2011

Người % Người %

1.Tổng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế

36.534 (73,5%

100 136100 100

-Lao động khu vực nông nghiệp 1.735 4,7 3.403 2,5

44

-Lao động trong khu vực dịch vụ 28.278 76,8 14660 76,9

2.Thất nghiệp 3.000 1.827

Nguồn: Theo Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2005 và năm 2011

Trình độ lao động: Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là quận đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 28,5% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (theo số liệu thống kê của Cục thống kê quận Hà Đông).

2.2.3 Cơ sở hạ tầng

Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Về nông nghiệp cũng được chú trọng đầu tư với việc rót nhiều chục tỷ đồng vào xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp;cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh; hệ thống thu mua, chế biến nông sản và giao thông chuyển tới các chợ đầu mối lớn được nâng cấp thuận tiện …

Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:

Các khu dân cư nông thôn (tại các phường vẫn còn đất nông nghiệp) được hình thành từ rất lâu đời, tập trung thành làng, thôn xóm với tính cộng đồng cao. Những năm gần đây, các khu dân cư nông thôn có sự đầu tư, quản lý chặt chẽ đã

45

làm bộ mặt nông thôn thực sự thay đổi. Hệ thống giao thông nông thôn đang dần được bê tông, cứng hóa, vệ sinh môi trường được chủ trọng. Hình thành khu sản xuất, làng nghề, khu ở riêng biệt, tránh ô nhiễm môi trường. Việc phát triển mở rộng các khu dân cư nông thôn hầu hết là sử dụng vào đất nông nghiệp xung quanh làng, xóm. Do vậy, để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có định hướng quy hoạch cụ thể.

Giao thông: Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối Hà Đông với bên ngoài được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện cho phát triển và giao lưu kinh tế. Bước đầu đã mở rộng, nâng cấp một số tuyến trục chính: Mở rộng nâng cấp quốc lộ 6 qua trung tâm quận (quy mô mặt cắt 47m), nâng cấp đường 21B và đường 70 đi qua quận.

Mạng lưới tuyến đường trục chính đều gắn liền với hệ thống đường của thành phố Hà Nội, phải đi xuyên qua trung tâm quận, lại là cửa ngõ thủ đô, có nhiều tuyến trục đường chính của cả nước, nên mạng lưới giao thông phải chịu tải rất lớn (cường độ, lưu lượng xe, ô nhiễm môi trường).

Mạng lưới giao thông nội thị đã được cải tạo từng phần (đoạn đường Quang Trung…), song nhìn chung còn chưa đồng bộ, năng lực giao thông thấp mang tính chắp vá.

Hiện có tuyến đường sắt vành đai (Hà Nội- Lào Cai) qua quận (chiều dài 5km) và ga Hà Đông (Bala) với năng lực vận tải còn chưa phát triển (100.000 tấn và 22.000 lượt khách/năm).

Bến xe khách Hà Đông cũ là bến ô tô liên tỉnh, do bến xe hoạt động quá tải, không có điều kiện mở rộng nên nay bến xe Yên Nghĩa là bến ô tô lớn nhất thuộc quận. Tuy nhiên bến xe Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lượng khác càng ngày càng tăng tại thành phố Hà Nội.

Thủy lợi: Hiện trạng các công trình thủy lợi: Quy mô, công suất, năng lực tưới tiêu, hệ thống kênh mương tưới tiêu của thành phố cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số công trình trạm bơm đầu tư từ những năm 1970 nên đã xuống cấp, hạn chế khả năng cung cấp nuwocs và tiêu úng. Tính đến năm 2005 quận Hà Đông có 10 trạm bơm tiêu gồm 25 máy với tổng công suất là 5.3040 m3 /h với năng lực tiêu cho 1050 ha với các kênh cấp 2 có tổng chiều dài 13,3km. Các hợp tác xã nông nghiệp quản lý 6 trạm và công ty môi trường đô thị Hà Đông quản lý 4 trạm.

46

Đối với hệ thống tưới của quận có 16 trạm bao gồm 21 máy bơm có tổng công suất là 20.000 m3

/h. Năng lực tưới của 16 trạm này là 1053ha với các kênh cấp 2 có chiều dài 27,7km.

Nhìn chúng các trạm bơm tưới tiêu do HTXNN quản lý đều đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp kịp thời, tuy nhiên nguồn nước đều bơm trực tiếp từ sông Nhuệ và kênh La Khê bị ô nhiễm nên ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đối với các trạm ký hợp đồng tưới với công ty thủy nông La Khê, nhìn chung công ty đáp ứng được với nhu cầu mới cho các hợp tác xã nông nghiệp, tuy vậy đôi khi nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất không được cung cấp kịp thời, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Các kênh chính đã được bê tông hóa, tuy vậy hệ thống kênh mương nội đồng cấp 3 vẫn còn chưa được bê tông hóa dẫn tới tình trạng tiêu phí nước lớn, hạn chế hiệu quả kinh doanh.

Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Hệ thống cấp thoát nước:

Hệ thống cung cấp nước của quận được đầu tư tương đối khá, đáp ứng nhu cầu nước của nhân dân. Nhà máy nước Hà Đông được cải tạo, mở rộng lên công suất thiết kế 29.000m3/ ngày đêm được lấy từ nguồn nước ngầm ( trong đó nhà máy nước Hà Đông cơ sở I công suất: 16.000m3

/ ngày đêm và cơ sở II La Khê: 13.000 m3/ ngày đêm) đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất, dịch vụ, nước dân sinh hoạt đạt mức 100-120 lít/người/ngày đêm. Tuy nhiên do hệ thống mạng cấp nước xây dựng còn ít nên tỷ lệ được cấp nước máy chưa đạt 80% số dân.

Hệ thống tiêu nước còn kém ( mới chỉ có hệ thông tiêu thoát nước ra sông Nhuệ), nên tình trạng ngập úng vẫn xảy ra ( khi mưa to) ở một sớ nơi thuộc khu vực nội thị.

Giáo dục - đào tạo:

Hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường đào tạo, dạy nghề: Quy mô 16,2 ha. Trên địa bàn quận có những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn, quan trọng của Thành phố, Tỉnh và quốc gia, gồm có: 6 Học viện và trường Đại học, 4 trường cao đẳng, 3 trung tâm giáo dục và dạy nghề ngoài ra còn có một số cơ sở dạy nghề tư nhân.

- Mạng lưới trường phổ thông các cấp: Tổng diện tích đất trường học hiện có 10,7 ha trong đó:

47

+ Trường phổ thông trung học : 3,7 m2/ học sinh. Toàn quận có 5 trường ( 4 trường công lập: Nguyễn Huệ, Lê Quý Đôn, Quang Trung, Trần Hưng Đạo và 1 trường bán công Lê Quý Đôn), 187 lớp với tổng số 286 học sinh.

+ Trường trung học cơ sở: 2,2 ha, bình quân đạt 3,43m2/học sinh. Gồm có 11 trường, 242 lớp với tổng số 10229 học sinh.

+ Trường tiểu học: 3,06 ha bình quân đạt 4,5 m2/ học sinh. Gồm có 15 trường, 298 lớp với tổng số 11.067 học sinh.

+ Trường mầm non: 1,5 ha đạt bình quần 4,5m2

/học sinh. Chỉ tiêu này rất thấp so với quy định 18 trường, 197 nhóm, lớp với tổng số 511 cháu ( nhà trẻ 51 nhóm, lớp 930; mẫu giáo: 146 lớp, 4.581 cháu)

Hệ thống giáo dục đào tạo tại Hà Đông đã được quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất trong những năm qua. Tuy nhiên quỹ đất dành cho xấy dựng mạng lưới trường phổ thông các cấp cần được bổ sung thêm trong các dự án quy hoạch xây dựng nhằm đảm bảo chỉ tiêu quy định, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường.

Năng lượng:

Mạng lưới điện quận nằm trong hệ thống điện của thành phố Hà Nội ( nối cấp của trạm biến áp nguồn Ba La 220/110/22KV, công suất 2 x 250MVA). Hệ thống cung cấp điện nguồn và phân phối điện cho Hà Đông chủ yếu từ trạm 110/35/22-6 KV Ba La và trạm điện hạ áp 35/6 KV Văn Quán và các đường trục truyền tài.

Bảng 2.8 Số lượng và tổng công suất trạm điện của quận Hà Đông.

Loại trạm Số trạm Tổng KVA

- Trạm 35/0,4KV 35 12.100

- Trạm 22/0,4KV 10 2.800

- Trạm 6/0,4KV 159 46.800

(Nguồn: Theo số liệu thống kê năm 2009)

Lưới điện của Hà Đông bao gồm 2 cấp điện áp 35KV bao ngoài quận và lưới 6KV và các trạm biến áp 35-22-6/0,4KV.

Toàn bộ quận được cung cấp điện áp 6/0,4KV và trạm lưới 6-350/0,4KV cùng các trạm hạ áp. Một phần mạng lưới điện khu vực trung tâm đã được cáp hóa ( đường cáp ngầm).

48

Hiện tại lưới điện vận hành của quận mang tải cao, nên không thể đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải điện trong những năm tới. Do vậy cần cải tạo, nâng cấp trung tâm cao điện 110KV và trạm hạ áp sau 110KV (6/0,4KV). Lưới điện hạ thế, nhất là phần lớn các phường phía rìa ngoài của quận được xây dựng chắp vá, không

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)