Hạn chế và thách thức

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 56)

-Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, kết quả chưa tương xứng với lợi thế so sánh của quận; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận dịch chuyển chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp còn hạn chế (ví dụ như các công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ khoa học chưa được phổ biến rộng rãi và thường xuyên cho nông dân).

- Tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp hiện nay rất thấp.

-Công nghệ sản xuất nông nghiệp chưa cao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới thiết bị hiện đại vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

-Có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng…cùng với các hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là các làng nghề được phát triển dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là quá trình sản xuất nông sản sạch.

-Tỷ lệ đô thị hóa đang từng bước phát triển, mật độ dân số khu vực, nội thị cao, nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế. Diện tích đất nông nghiệp đang dần bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nhà ở ngày một tăng, trong khi nhu cầu cung cấp nông sản, đặc biệt là nông sản sạch của dân cư quận Hà Đông cũng như dân cư nội thị thành phố Hà Nội lại chưa được đáp ứng đầy đủ. Trong khi đó nguồn cung cấp nông sản tại các huyện khác thuộc thành phố Hà Nội, hoặc các tỉnh lân cận chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng nông sản.

-Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để quận Hà Đông cũng như thành phố Hà Nội phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp, cũng như các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh nhiều sản phẩm chưa cao.

57

-Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với sử dụng đất đai:

Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quận cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại, du lịch. Muốn vậy cần tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hai ngành này nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có của địa phương, đồng thời cần bố trí đất để xây dựng và mở rộng các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, các công trình phục vụ cho hoạt động thương mại và du lịch…Theo dự kiến quỹ đất giành cho các mục đích này tương đối lớn. Sự phát triển này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị…không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp. Đây cũng là một vấn đề tạo sức ép đối với đất đai của thành phố.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là quận Hà Đông cần tính toán kỹ trong việc quy hoạch sử dụng đất. Ngoài những công trình mang tính bắt buộc, việc lấy đất xây dựng các công trình mới phải trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, tiết kiệm, tận dụng triệt để không gian và hạn chế tối đa việc chuyển các vùng đất tốt, thuận lợi để phát triển nông nghiệp sang các mục đích này. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên tiêu trí phát triển bền vững, tiến tới quận Hà Đông thành một quận đạt những tiêu chí của một đô thị xanh.

Việc bố trí đất giãn dân ở khu vực nông thôn cũng là một vấn đề đáng chú ý trong chiến lược sử dụng đất đai của quận. Bố trí một phần quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục giao thông. Vì vậy, trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư tập trung bằng việc xen ghép phát triển mô hình cụm, xã, làng bản để tiết kiệm đất, hạn chế việc giao đất ở phân tán, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến đất sản xuất nông nghiệp tốt.

-Thực trạng cơ sở hạ tầng của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và sinh hoạt cùng các công trình phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục, thể dục thể thao, năng lượng…). Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn của thành phố sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tới. Đây cũng là áp lực lớn trong việc giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây

58

dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn. Dự kiến quỹ đất này cũng không nhỏ.

-Diện tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng giảm do phát triển các khu công nghiệp, đô thị hóa, giao thông…gây nên áp lực lớn trong việc sử dụng quỹ đất để sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải bố trí đất nông nghiệp phù hợp và thuận tiện trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác được hết những lợi thế của quận, bố trí xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tiến tới một nền nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa, đáp ứng được tiêu chí: Cho dù diện tích đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhỏ, nhưng sản lượng và giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nông sản sạch của thành phố Hà Nội.

59

Chương 3: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững và định hướng phát triển nông nghiệp

bền vững tại quận Hà Đông. 3.1Biến động quy mô đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên quận Hà Đông sau khi được điều chỉnh theo nghị định Chính phủ số 107/2003/NĐ-CP và Nghị quyết số 10 NQ/TU năm 2005 là 4832,64ha. So với số liệu kiểm kê năm 2000 thì tổng diện tích của quận tăng 3166,17ha do mở rộng thêm 6 xã.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất qua các năm 2005 -2012 (Đơn vị: ha)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đất phi nông nghiệp 2169,21 2236,16 2435,20 2836,60 3199,32 3493,24 3517,70 3551,23 Đất khác 134,99 127,66 121,23 90,27 46,53 32,36 32,36 32,08 Đất nông nghiệp. Trong đó: 2727,78 2468,82 2276,21 1905,77 1586,79 1308,07 1283,61 1249,33 Đất lúa nước 2077,58 1980,23 1756,62 1470,36 1124,53 818,30 794,35 756,30 Đất trồng cây lâu năm 221,23 190,01 162,22 110,41 106,32 105,25 105,25 105,25 Đất nuôi trồng thủy sản 58,51 50,33 46,36 29,22 27,00 24,53 23,01 23,00 Rau và các loại khác 270,46 248,25 311,01 304,78 338,94 349,99 361,00 364,78

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Hà Đông)

60

2027,58ha do mở rộng địa giới hành chính và giảm 138,80ha do chuyển đổi mục đích sử dụng đất so với năm 2000. Sau khi thành lập quận Hà Đông năm 2008, quận có gần 200.000 nhân khẩu, gồm 17 phường (7 phường mới thành lập từ các xã). Đây là quận có diện tích lớn nhất trong số 10 quận của Hà Nội. Theo số liệu thống kê cho thấy 7 xã của Hà Đông (năm 2008) có tới 60% là đất nông nghiệp. [28]

Từ năm 2005 đến 2012 diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm và thay đổi về cơ cấu sử dụng:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đều qua các năm: năm 2005 có 2727,78ha chiếm 56,44% tổng diện tích đất của toàn quận. Tới năm 2010 đất nông nghiệp chỉ còn 1308,07ha chiếm 27,06% tức là giảm hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp. Và năm 2012 diện tích đất nông nghiệp còn 1249,33ha (chiếm 25,85%).

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:

Đất trồng lúa nước giảm khá nhiều qua các năm: Năm 2005 có 2077,58ha chiếm 76,16% thì tới năm 2012 chỉ còn 756,30ha chiếm 60,53% đất nông nghiệp. Diện tích cây trồng lâu năm cũng giảm hơn một nửa từ 221,23ha năm 2005 xuống còn 105,25ha vào năm 2012.

Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ chủ yếu là đất trồng lúa nước và cây lâu năm sang chủ yếu là đất trồng rau màu và chăn nuôi gia súc gia cầm là một hướng chuyển dịch tích cực.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại các phường thuộc quận Hà Đông năm 2005-2010

62

Đơn vị Năm Tổng S

(Ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp Đất phi nông ngiệp

Lúa nước Cây lâu năm Thủy sản Còn lại Mặt nước Thủy lợi Còn lại

Cả quận Hà Đông 2005 4832,64 100 2077,58 112,08 58,51 405,13 135,66 284,05 1759,63

2010 4832,64 100 818,30 105,25 34,53 348,97 166,21 213,92 3145,46

Phường Nguyễn Trãi 2005 42,02 0,87 - - - 2,20 39,82

2010 42,02 0,87 - - - 2,20 39,82

Phường Mộ Lao 2005 - - - -

2010 124,63 2,58 - - - 0,77 5,63 0,63 117,6

Phường Văn Quán 2005 - - - -

2010 137,39 2,84 15,24 - - - 7,5 2,69 111,96

Phường Vạn Phúc 2005 143,97 2,98 41,83 - - - 15,38 - 86,76

2010 143,97 2,98 20,05 - - - 12,12 - 111,8

Phường Yết Kiêu 2005 21,90 0,45 - - - 4,19 17,71

2010 21,90 0,45 - - - 3,45 18,45

Phường Quang Trung 2005 98,58 2,04 - - - - 0,66 4,75 93,17

2010 78,89 1,63 - - - - 0,54 4,60 73,75

Phường La Khê 2005 - - - -

2010 285,35 5,90 - - 2,11 2,42 0,08 10,68 270,06

63

2010 182,78 3,78 - - - 1,00 0,1 5,14 176,54

Phường Hà Cầu 2005 160,32 3,32 63,19 - 12,18 - - 7,54 77,41

2010 152,7 3,16 1,83 - 6,94 - - 7,54 136,39

Phường Yên Nghĩa 2005 703,26 14,55 260,63 48,86 11,10 145,00 27,87 35,35 174,45

2010 661,56 13,69 118,92 48,45 8,77 144.40 28,43 24,27 288,32

Phường Kiến Hưng 2005 444,20 9,19 260,26 - 8,01 2,21 - 32,82 140,9

2010 428,46 8,87 155,76 - 2,71 1,61 6,02 20.99 241,37

Phường Phú Lãm 2005 271,16 5,61 150,10 1,09 4,60 - 5,81 15,59 93,97

2010 266,18 5,51 101,75 1,09 3,15 - 5,81 14,46 139,92

Phường Phú Lương 2005 694,36 14,37 456,68 - - 4,47 17,69 49,16 166,36

2010 671,52 13,90 278,45 - - 4,23 16,92 42,32 329,6

Phường Dương Nội 2005 585,31 12,11 280,89 - - 72,48 45,00 - 175,27

2010 585,43 12,11 60,36 - - 48,32 10,61 - 435,97

Phường Đồng Mai 2005 634,19 13,12 292,56 49,79 7,20 97,23 48,18 - 118,17

2010 634,55 13,13 49,67 42,79 6,40 94,00 11,67 - 378,73

Phường Biên Giang 2005 277,89 5,75 19,68 12,26 0,81 133,72 30,17 5,53 90,27

2010 278,05 5,75 11,79 12,92 0,81 101,56 21,06 5,50 110,1

Phường Phúc La 2005 138,71 2,87 32,95 - 6,62 - 15,20 12,61 84,71

64

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy sự phân bố cây trồng ở quận Hà Đông và sự thay đổi về diện tích trồng trọt giai đoạn 2005-2010:

- Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp ở tất cả các phường trên địa bàn quận đều giảm từ năm 2005 đến 2010.

- Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước là giảm nhiều nhất do khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng cao sang nhà ở cũng như xây dựng công trình công nghiệp, hiệu quả kinh tế trồng lúa nước còn thấp:

+ Ở Đồng Mai, diện tích trồng lúa nước từ 292,56 ha năm 2005 giảm xuống chỉ còn 49,67ha tức giảm gần 6 lần

+ Phường Dương Nội diện tích trồng lúa nước cũng giảm từ 280,89ha năm 2005 xuống còn 60,36ha năm 2010;

+ Các phường khác có diện tích đất trồng lúa năm 2005 lớn như Kiến Hưng, Biên Giang, Phú Hưng đều giảm từ 40-50% diện tích trồng lúa nước.

+ Thậm chí như phường Phúc La, Hà Cầu diện tích trồng lúa nước gần như thu hẹp hoàn toàn từ khoảng 96ha cả 2 phường năm 2005 xuống còn 5,5ha năm 2010.

- Cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng giảm diện tích: Cây lâu năm chủ yếu phân bố ở Đồng Mai, Biên Giang, Yên Nghĩa với tổng diện tích chiếm tới 95% diện tích cây lâu năm trên toàn quận Hà Đông.

- Diện tích trồng rau màu, cây cảnh và hoa có giảm tuy nhiên không nhiều. Rau màu được trồng nhiều ở Yên Nghĩa, Đồng Mai, Biên Giang; hoa được phát triển mạnh ở Ỷ La của Dương Nội (diện tích trồng hoa năm 2005 khoảng 60ha, đến năm 2010 còn khoảng 30ha), mặc dù hiệu quả kinh tế của diện tích trồng hoa ở Dương Nội là khá cao, tuy nhiên việc quy hoạch khu vực Ỷ La phát triển các khu công nghiệp đã làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở đây trong những năm qua.

3.2 Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT-XH, Hà Đông có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Để khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp và nông thôn Hà Đông đang có những chuyển biến tích cực.

Trong điều kiện gặp nhiều bất lợi về thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, chuột phá hại nhiều; phát sinh dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm; giá cả có

65

nhiều biến động thất thường nhất là giá các loại vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi phục vụ SXNN đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư cho sản xuất dẫn đến giảm về số lượng, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người tham gia SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp… nhưng quận đã quan tâm chỉ đạo phát triển SXNN tập trung theo hướng đầu tư mạnh mẽ, đưa những giống cây, con chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc BVTV sinh học vào sản xuất; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: vùng sản xuất rau an toàn, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.... Vì vậy, SXNN trên địa bàn quận Hà Đông vẫn liên tục tăng trưởng và phát triển.

Biểu 3.3. Kết quả phát triển nông nghiệp quận Hà Đông các năm 2005, 2010, 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%) 10/05 12/10 Giá trị NN 136785,3 158010 164851 115,52 104,33 Tỷ lệ % so với GDP cả quận 4,75 2,51 1,75 1. Nông nghiệp Trong đó: 135620 154995 161454 114,28 104,17 - Trồng trọt 80325,6 83123,5 88117,2 103,48 106,00 - Chăn nuôi 55294,4 71871,5 73336,8 129,70 102,04 2. Dịch vụ NN 1165,3 3015,0 3397,0 258,73 112,66

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội hàng năm quận Hà Đông)

Biểu 3.4. Cơ cấu giá trị SXNN và nuôi trồng thuỷ sản quận Hà Đông năm 2005-2012 (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị NN & Thuỷ sản

(theo giá cố định) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 2. Nông nghiệp Trong đó: - Trồng trọt - Chăn nuôi 97,40 59,22 38,18 97,39 58,11 39,28 97,33 56,23 41,10 97,27 54,76 42,51 97,11 54,57 42,54

66

2. Thuỷ sản 2,59 2,61 2,67 2,69 2,89

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 40,77% năm 2005 lên 45,42% năm 2012; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 59,22% năm 2005 xuống còn 54,57% năm 2012 nhưng về giá trị tuyệt đối của ngành trồng trọt vẫn tiếp tục tăng, từ 80325,6 triệu đồng năm 2005 lên 88117,2 triệu đồng năm 2012. Dịch vụ Nông nghiệp cũng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)