Hiện trạng môi trường quận Hà Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 48)

- Đối với môi trường không khí: Hiện nay chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn quận vẫn còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng và suy thoái. Tuy nhiên tại một số khu vực làng nghề, các khu đô thị, dọc các tuyến đường giao thông đã có hiện tượng bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Điển hình của các hiện tượng này là các làng nghề như Vạn Phúc, Dương Nội…Tại các làng nghề mức độ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng cho nhiều khu vực lân cận. Tại các khu đô thị hiện tượng ô nhiễm không khí mang tính cục bộ, tập trung tại các khu vực tập trung mật độ phương tiện tham gia giao thông cao hoặc công trình sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng….Tại các khu vực cạnh các tuyến đường giao thông chủ yếu bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn, đặc biệt là các tuyến đường đang trong giai đoạn hoàn thiện, nâng cấp. Tại các khu vực, cụm điểm công nghiệp hiện nay những biểu hiện ô nhiễm do các hoạt động chưa rõ ràng do nhiều khu công nghiệp còn đang trong giai đoạn xây dựng hoặc đổi mới bắt đầu hoạt động.

- Đối với môi trường nước: + Môi trường nước mặt

Trên địa bàn thành phố Hà Đông có một số con sông lớn chảy qua như sông Đáy, sông Nhuệ…Bên cạnh các con sông trên địa bàn, thành phố Hà Đông thì nguồn tài nguyên nước mặt còn tập trung một lượng rất lớn tại các ao, hồ. Hiện nay, nguồn tài nguyên nước mặt đang sử dụng cho rất nhiều các mục đích khác nhau như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, điều hòa vi khí hậu, tạo cảnh quan. Hàng

49

năm các con sông này còn có tác dụng bồi đắp một lượng lớn phù sa góp phần làm tăng độ phì nhiêu của đất cho các khu vực đồng bằng hai bên bờ sông.

Tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên nước mặt của thành phố Hà Đông đang đứng trước những nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng về chất lượng do các nguồn ô nhiễm gây ra. Hiện tại các nguồn gây ô nhiễm cho các thủy vực rất đa dạng, tập trung chủ yếu là các loại chất thải rắn, nước thải, các loại hóa chất bảo vệ thực vật…Với thực tế như vậy nên trong những năm qua các nguồn gây ô nhiễm này đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của nguồn tài nguyên nước mặt thành phố.

+ Chất lượng nước tại các con sông chảy trong nội thành thành phố

Cũng như các loại thủy vực nước mặt khác, hiện nau chất lượng nước các con sông trong thành phố đang chịu nhiều áp lực di các nguồn và các chất ô nhiễm gây ra. Các nguồn và các chất ô nhiễm rất đa dạng tuy nhiên một trong những nguồn gây ảnh hưởng đáng kể là các loại các chất thải sinh ra từ các làng nghề truyền thống trên lưu vực hai bên bờ sông của các con sông.

Chất lượng nước sông Nhuệ: Sông Nhuệ là một trong những con sông chảy

trong nội thành thành phố Hà Đông. Đây là con sông chảy qua 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây và Hà Nam với chiều dài khoảng 74 km. Với đặc điểm như vậy nên nó có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống kinh tế, văn hóa của các công đồng dân cư của lưu vực nó chảy qua.

Trên địa bàn thành phố Hà Đông, sông Nhuệ chảy qua nhiều các xã, phường nên hiện nay dọc chiều dài sông này có khá nhiều các khu dân cư, khu đô thị và làng nghề như làng nghề Vạn Phúc, Đa Sỹ…với thực tế như vậy nên hiện nay sông Nhuệ đang chịu nhiều áp lực từ quá trình xả thải các loại chất thải khác nhau như nước thải, chất rắn từ các khu dân cư, khu đô thị và làng nghề. Điển hình là nước thải từ thành phố Hà Đông và các làng nghề. Do những áp lực như vậy nên hiện nay chất lượng nước sông Nhuệ đã có biểu hiện bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và một số thành phần khác. Điển hình của những biểu hiện này là hàm lượng COD lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần, BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần; hàm lượng các kim loại nặng nhữ Cu2+

, Zn2+, Fe tổng đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 – 1,9 lần; số lượng vi sinh vật lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,32 lần. Như vậy, với kết quả phân tích cho thấy hiện nay chất lượng nước sông Nhuệ đang biểu hiện sự suy thoái rõ rệt.

50

Trong thời gian tới, với sự phát triển nhanh của các khu đô thị, các nhà máy, công ty, khu công nghiệp và sự mở rộng các làng nghề truyền thống sẽ là áp lực rất lớn đối với chất lượng nước tại sông Nhuệ.

Chất lượng nước sông Đáy: Sông Đáy là con sông bắt nguồn từ sông Hồng

tại Hát Môn (Phú Thọ). Từ đây sông này chảy qua rất nhiều xã của thành phố Hà Đông nên những tác động từ các cộng đồng dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông đến chất lượng và kích thước của sông cũng rất lớn. Điều này làm cho sông Đáy có sự biến đổi về mọi mặt theo thời gian trong đó có sự biến đổi của chất lượng nước.

Các kết quả phân tích chất lượng nước sông Đáy cho thấy, hiện nay nguồn nước của con sông này bị ô nhiễm bởi nhiều thành phần khác nhau như chất hữu cơ, kim loại nặng, vi sinh vật, các anion của các muối…hầu hết các kết quả phân tích chất lượng nước của sông Đáy đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 lần (hàm lượng Coliform) đến 8,0 lần (hàm lượng As3+), trong đó: COD lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,54 lần; BOD5 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,2 lần; Cu2+ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2,68 lần, Zn2+

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,6 lần; Fe lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 lần; CN lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 3,0 lần và TSS lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,5 lần. Như vậy có thể thấy rằng mức độ “thu nhận” chất ô nhiễm mà con sông này phải chịu là rất lớn. Trong tương lai nếu như không có những định hướng cụ thể trong việc cải tạo chất lượng nước thì sông Đáy rất có thể sẽ trở thành một con sông dẫn nước thải như sông Tô Lịch.

+ Nước ngầm:

Qua các kết quả phân tích cho thấy hiện nay trên địa bàn thành phố chất lượng nước ngầm và nước mặt tại các thủy vực đã có biểu hiện bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Đối với các túi nước ngầm, mức độ ô nhiễm khá nghiêm trọng tại các làng nghề truyền thống, đặc biệt là các làng nghề sản xuất có làm phát sinh nước thải như các làng nghề nhuộm vải tại Vạn Phúc, Dương Nội,…tại các thủy vực nước mặt dso ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như rác thải, chất thải rắn,…nên sự suy giảm chất lượng nước mặt do các chất ô nhiễm đã xảy ra tại một số sông như sông Đáy, sông Nhuệ.

Môi trường tại các làng nghề:

Làng nghề Vạn Phúc: Là làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài

nước với các mặt hàng về lụa tơ tằm. Làng Vạn Phúc có vị trí nằm sát thành phố Hà Đông. Hiện nay phường Vạn Phúc có 785 hộ nghề dệt/nhuộm (chiếm 63,5% tổng

51

số hộ), có hơn 35 hộ nhuộm vải. Do số hộ sản xuất lớn nên toàn phường có khoảng 1000 máy dệt các loại vải với công suất 2,4 – 2,5 triệu mét lụa mỗi năm. Với thực tế như vậy nên hàng năm lượng nước thải sinh ra từ quá trình nhuộm các sản phẩm dệt này là rất lớn (hàng chục nghìn m3). Do đặc điểm của loại nước phải nhuộm này có chứa các thành phần hóa chất, thuốc nhuộm dư thừa do đó quá trình xả thải trực tiếp chúng ra môi trường đã gây ô nhiễm nghiêm trọng do chất lượng của các nguồn tiếp nhận. Hiện này, trong nguồn nước mặt tại Vạn Phúc đoạn sông nối ra sông Nhuệ có hàm lượng COD lớn hơn TCCP 33,4 lần; BOD5 lớn hơn TCCP 31,6 lần; CN lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,5 lần’ AS3+

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,5 lần; Cu2+ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,48 lần, Zn2+

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,77 lần, coliform lớn hơn TCCP 2,43 lần. Ngoài ra các thông số khác như PO4

3+

, H2S cũng ở mức độ rất cao.

Làng nghề Dương Nội: hiện có 25 cơ sở in nhuộm lớn và hàng trăm hộ sản

xuất nhỏ khác. Do đặc điểm của nghề sản xuất như vậy nên cũng như làng nghề Vạn Phúc, tại làng nghề Dương Nội nguồn nước thải cũng chứa nhiều các loại hóa chất từ quá trình tẩy và nhuộm sinh ra. Do không được xử lý nên toàn bộ nguồn nước thải này đều được xả trực tiếp ra các thủy vực có trên địa bàn. Mặt khác do lượng nước thải tại các thủy vực không được lưu thông, luôn tù đọng do quá trình tích lũy phải theo thời gian đã làm giảm đáng kể khả năng tự làm sạch của các thủy vực này và gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước mặt rất nghiêm trọng. Nguồn nước mặt tại làng nghề này đang bị ô nhiễm bởi các yếu tố như chất hữu cơ, kim loại nặng trong đó hàm lượng COD lớn hơn TCCP 14,4 lần; BOD5 lớn hơn TCCP 15,52 lần; Fe lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,19 lần; Cu2+

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần, Zn2+

lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 1,25 lần. Như vậy có thể cho thấy so với làng nghề Vạn Phúc thì mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt tại Dương Nội có thấp hơn song mức độ ô nhiễm của một số yếu tố như COD, BOD5 vẫn ở mức cao.

Tóm lại, hiện nay môi trường nước mặt của hầu hết các làng nghề tại thành phố Hà Đông đều đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó đặc biệt là chất hữu cơ và kim loại nặng.

Đối với môi trường đất:

Hiện nay cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Hà Đông đã có những thay đổi đáng kể, diện tích đất chuyên dùng đã gia tăng. Tuy nhiên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, chất lượng môi trường đất của thành phố Hà Đông chưa có các

52

biểu hiện bị suy thoái, bạc màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho sự phát triển cây trồng tốt.

- Hiện trạng quản lý chất thải rắn:

Công tác thu gom, xử lý các loại chất thải rắn đã được quan tâm thực hiện. Công tác này không còn chỉ tập trung bởi các công ty môi trường đô thị do UBND Thành phố thực hiện mà đã phát triển theo nhiều tổ chức khác nhau như Công ty TNHH, các tổ chức đoàn thể,…Tuy nhiên, địa điểm các bãi rác cũng như công tác xử lý rác thải sau khi thu gom vẫn còn là vấn đề rất cấp bách.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)