Định hướng tổ chức không gian phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 99)

- Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp (0 điểm), thuộc về các cảnh quan mà thành phần thực vật không có loài đặc hữu và quý hiếm.

1 Vị trí phòng hộ Đầu nguồn Sườn núi thấp, đồi cao

3.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều

huyện Đông Triều

91

92

Đặc điểm: diện tích 1.627,7 ha, nằm ở độ cao >700m, trên đỉnh phân thủy của dãy Đông Triều, nằm ở phía tây khu di tích Yên Tử. Địa chất là các đá trầm tích lục nguyên hạt thô của hệ tầng Hòn Gai, độ dốc trung bình trên 250, quá trình trượt lở, xóimòn đất ưu thế. Thảm thực vật tự nhiên rừng kín thường xanh cây lá rộng xen lá kim á nhiệt đới đai núi trung bình bị phá hủy, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh nhân tác, xen rừng trồng, trảng cây bụi và trảng cỏ cao. Thổ nhưỡng là đất feralit mùn trên đá cát bột kết, có độ dày tầng đất 50-70cm, nhiều nơi tầng đất chỉ khoảng 30cm.

I.1 - Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh và bảo tồn rừng tự nhiên: : i) khoanh nuôi và bảo tồn diện tích rừng tự nhiên; ii) bảo vệ đấtchống xói mòn, điều hòa nguồn nước; iii) hoàn thiện và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng khai thác gỗ và lâm sản để bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên khu vực.

I.2 - Không gian ưu tiên trồng kết hợp khoanh nuôi bảo tồn rừng phòng hộ: i) khoanh nuôi, trồng tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; ii) bảo vệ đất, chống xói mòn ảnh hưởng đến nguồn nước tại các hồ trung và hạ lưu; iii) hoàn thiện và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng khai thác gỗ và lâm sản, phá hủy lớp phủ thực vật của rừng phòng hộ đầu nguồn.

3.2.3.2. Tiểu vùng cảnh quan nông, lâm nghiệp đồi núi thấp An Sinh - Bình Khê - Tràng Lương

Đặc điểm: diện tích 13.590,5 ha, nằm ở độ cao <700m. Nền địa chất là các đá trầm tích lục nguyên chứa than và các trầm tích lục nguyên xen phun trào, lớp vỏ phong hóa dày, độ dốc địa hình trung bình >150, các thung lũng xâm thực có độ dốc 8- 150, quá trình bóc mòn - xâm thực xảy ra mạnh. Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi nhiều hồ, đập thủy lợi có dung tích lớn như đập Bến Châu, đập Trại Lốc,... cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã đồng bằng phía nam. Thổ nhưỡng là đất Fq, có độ dày tầng đất trung bình 50-70cm, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh không còn, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh và thảm cây trồng nhân tác (keo, bạch đàn, thông, vải).

II.1 - Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh và bảo tồn rừng tự nhiên: : i) khoanh nuôi và bảo tồn diện tích rừng tự nhiên; ii) bảo vệ đấtchống xói mòn, điều hòa nguồn nước; iii) hoàn thiện và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng khai thác gỗ và lâm sản để bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên khu vực.

93

II.2 - Không gian ưu tiên trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ hồ chứa:đây là khu vực thượng nguồn các hồ chứa nước lớn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của toàn huyện. Hiện nay, hoạt động khai thác than đã và đang gây suy thoái nghiêm trọng lớp phủ thực vật. Với khu vực này cần: i) ưu tiên trồng rừng sản xuất để chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, chống xói mòn bồi lấp và ô nhiễm nước các hồ chứa dưới hạ lưu.

II.3 - Không gian ưu tiên khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng sản xuất: do ảnh hưởng của hoạt động khai thác than, thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh của khu vực không còn, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh và thảm cây trồng nhân tác. Nhiều nơi lộ đất trống làm giảm kết cấu đất, gây xói mòn mạnh. Với khu vực này cần: i) ưu tiên trồng và tái sinh rừng tại các khu vực trảng cỏ cây bụi và đất trống để góp phần chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, phục hồi thảm thực vật tự nhiên của khu vực.

II.4 - Không gian hạn chế mở rộng khai trường khai thác than: đây là khu vực diễn ra hoạt động khai thác than đã nhiều năm với các hoạt động ảnh hưởng lớn đến môi trường như phá hủy hoàn toàn thảm thực vật, bóc lộ đất đá làm giảm kết cấu bền vững của đất, ô nhiễm môi trường do đất đá đổ thải và nước thải sau khai thác than, bụi do quá trình vận chuyển,vv...Với khu vực này cần: i) hạn chế mở rộng diện tích khai trường khai thác; ii) với những khu vực đang tiến hành khai thác cần áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường đất, nước và không khí trong quá trình khai thác, đảm bảo hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản.

II.5 - Không gian ưu tiên chuyển đổi cây ăn quả (vải) thành rừng trồng: đây là khu vực tập trung diện tích trồng cây ăn quả, chủ yếu là vải. Tuy nhiên, do đây là khu vực nằm trong vùng đồi núi thấp có độ dốc tương đối lớn, nằm xung quanh các hồ chứa nước đa mục tiêu, chất đất và độ dốc được đánh giá là không thích nghi cho việc trồng vải (xem bản đồ thích nghi sinh thái đối với cây vải), song lại rất thích hợp cho việc trồng rừng. Vì vậy, đối với khu vực này cần: i) ưu tiên chuyển đổi diện tích trồng cây ăn quả thành rừng trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước các hồ chứa đa mục tiêu trong khu vực.

II.6 - Không gian hạn chế cây ăn quả, phát triển rừng trồng sản xuất: đây là khu vực trồng cây ăn quả lâu năm nẳm trên vùng núi thấp thuộc địa phận xã An Sinh. Với khu vực này cần: i) hạn chế việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, dần chuyển đổi diện tích trên thành rừng trồng để chống xói mòn đất tại khu vực.

94

II.7 - Không gian hồ chứa nước đa mục tiêu và phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: gồm 02 hồ chứa nước lớn nằm trên địa phận 02 xã An Sinh và Bình Khê. Đây là 02 hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Hai hồ nước nằm tại khu vực gò đồi thoải, xung quanh là vùng trồng cây ăn quả, cảnh quan thiên nhiên hài hòa tươi đẹp, rất thích hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phục vụ người dân trong huyện vốn đang rất khan hiếm địa điểm nghỉ dưỡng trong vùng vào ngày cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ . Đối với 02 hồ trên, cần: i) bảo vệ môi trường nước, tiến hành các biện pháp thích hợp để chống xói mòn bồi lấp các hồ chứa ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước chính của khu vực; ii) cải tạo đồng bộ cảnh quan, xây dựng các khu nhà nghỉ dưỡng ven hồ, khu vui chơi, đường giao thông và trồng rừng tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp để thu hút khách du lịch trong và ngoài vùng, phát triển ngành du lịch địa phương .

3.2.2.3. Tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp đồng bằng, thung lũng trung tâm Đặc điểm: diện tích 10.094,3 ha. Nền địa chất cấu chủ yếu là các trầm tích sông lũ và trầm tích sông tuổi Pleitocen (apQ123hnaQ vp

3

1 ). Địa hình thung lũng và đồng bằng bị phân cắt tạo gò thoải, độ dốc trung bình 3-80, quá trình địa mạo chủ yếu là quá trình tích tụ - xâm thực. Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi hệ thống sông nhỏ, ngắn và các ao, hồ nhỏ nằm rải rác. Thổ nhưỡng với các loại đất Fq, Fp, Fl, D, Xg, Pg, Pc và Pf với đặc tính chua, nghèo mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp.

III.1 - Không gian ưu tiên phát triển trồng cây ăn quả (đặc biệt na, cam Canh, bưởi Diễn), thu hẹp dần diện tích trồng vải: với địa hình thung lũng và đồng bằng bị phân cắt tạo gò thoải, độ dốc trung bình 3-80 , đây là khu vực được đánh giá rất thích hợp cho việc trồng na trên bản đồ thích nghi. Vì vậy cần: i) xây dựng và phát triển các mô hình canh tác nông lâm nghiệp hợp lý; ii) sử dụng các biện pháp và kỹ thuật canh tác tiên tiến để đạt được năng suất cao đồng thời vẫn đảm bảo duy trì và cải thiện chất lượng đất, chống xói mòn. Bên cạnh đó có thể tiến hành trồng thử nghiệm cam Canh, bưởi Diễn - 02 loại cây ăn quả có điều kiện phát triển tương đối gần với na và cho hiệu quả kinh tế cao.

III.2 - Không gian canh tác lúa, màu: đây là khu vực được đánh giá rất thích nghi cho việc trồng lúa trên bản đồ thích nghi với ưu thế về địa hình và lợi thế về nguồn nước tưới, vì vậy cần: i) ưu tiên trồng lúa, màu để đảm bảo cung cấp lương thực cho người dân trong khu vực; ii) áp dụng các biện pháp kỹ thuật và canh tác nông

95

nghiệp hợp lý để bảo vệ và cải thiện chất đất, chống thoái hóa đất, bảo vệ môi trường nông nghiệp;

III.3 - Không gian quần cư nông thôn: khu vực tập trung dân cư tại các xã Bình Dương, Việt Dân, Tân Việt, Tràng An, Đức Chính và một phần nhỏ phía nam xã Bình Khê, Tràng Lương. Đối với khu vực này cần: i) bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân trong khu vực; ii) xây dựng các tuyến và các điểm tập kết rác thải tại các xã để đảm bảo thu gom chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn.

III.4 - Không gian quần cư đô thị: tập trung dân cư đô thị tại khu vực thị trấn Đông Triều, xung quanh quốc lộ 18A. Đối với khu vực dân cư trên, cần: i) quy hoạch hợp lý các tuyến và các điểm tập kết rác thải tại Thị trấn Đông Triều để đảm bảo thu gom và xử lý rác đúng nơi quy định; ii) đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân trong khu vực ;iii) áp dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí, nhất là đoạn đường dọc quốc lộ 18A do đây là tuyến đường vận chuyển than với mật độ xe chở than qua lại tương đối lớn.

III.5 - Không gian ưu tiên trồng rừng sản xuất (keo) xã Nguyễn Huệ - Thùy An:

i) phát triển và mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất (keo) bằng cách trồng và tái sinh rừng tại những khu vực trảng cỏ cây bụi; ii) xây dựng và áp dụng các mô hình canh tác nông lâm nghiệp hợp lý để cải thiện chất đất, chống xói mòn và thu được hiệu quả kinh tế cao.

III.6 - Không gian ưu tiên trồng rừng sản xuất và cây ăn quả đặc sản: nẳm trên địa phận xã Tràng Lương, đây là diện tích hiện đang được sử dụng trồng rừng đặc dung và cây ăn quả. Cần: i) duy trì và mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất và cây ăn quả, tập trung vào các loại cây ăn quả có thế mạnh phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo cải thiện chất đất, chống xói mòn tại khu vực.

III.7 - Không gian ưu tiên thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (cá nước ngọt): i) phát triển và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các hồ, đầm ; ii) trong quá trình nuôi thả cần tiến hành các biện pháp thích hợp để giám sát và duy trì chất lượng nước tại các hồ đập, hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong khu vực; iii) xây dựng hệ thống kênh mương, hồ đập tưới tiêu hợp lý để đảm bảo nguồn nước tưới cho các hoạt động nông nghiệp trong khu vực.

3.2.2.4. Tiểu vùng cảnh quan lâm nghiệp và khai thác than đồi núi thấp Mạo Khê - Yên Thọ - Hồng Thái

96

Đặc điểm: diện tích 4.233,6 ha, nằm ở vị trí trung tâm phía đông huyện Đông Triều, trên các đá trầm tích lục nguyên chứa than T3n - r hg. Trữ lượng than của tiểu vùng được đánh giá khoảng 1 tỷ tấn than. Địa hình đồi núi thấp, độ dốc trung bình >250, quá trình xói mòn - rửa trôi và xâm thực khe rãnh ưu thế. Thổ nhưỡng là đất Fq, có tầng dày 50-70cm, những nơi có khai thác than thì lớp phủ thổ nhưỡng bị xáo trộn, biến đổi và trở nên thoái hóa, hình thành đất E. Thảm thực vật chủ yếu là trảng cây bụi và cây gỗ nhỏ tái sinh, xen rừng trồng (thông, bạch đàn). Tại các khai trường đã ngừng khai thác được trồng keo để hoàn nguyên sau khai thác.

IV.1 - Không gian ưu tiên trồng kết hợp khoanh nuôi, bảo tồn rừng thứ sinh:

nằm trên địa phận hai xã Hoàng Quê và Hồng Thái Tây. Đây là khu vực thảm thực vật chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác than, hiện chỉ còn thảm thực vật thứ sinh, trảng cỏ cây bụi. Với khu vực này cần: i) phát triển và mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất (keo) bằng cách trồng và tái sinh rừng tại những khu vực trảng cỏ cây bụi để cải thiện chất đất, phục hồi lớp phủ thực vật, chống xói mòn đất.

IV.2 - Không gian ưu tiên trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ: i) khoanh nuôi và tiến hành trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; ii) bảo vệ đất, chống xói mòn ảnh hưởng đến nguồn nước tại các hồ trung và hạ lưu; iii) hoàn thiện và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc để hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản, gỗ, đặc biệt là khai thác than không bền vững gây phá hủy lớp phủ thực vật, xói mòn đất ảnh hưởng đến các hồ chứa nước.

IV.3 - Không gian ưu tiên trồng rừng hoàn nguyên môi trường: đây là khu vực trước đây diễn ra hoạt động khai thác than mạnh mẽ trải từ địa phận phóa bác thị trấn Mạo Khê đến xã Hồng Thái Đông. Môi trường đất và nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nơi bị bóc lộ đất đá, thảm thực vật bị phá hủy, nhiều nơi xói mòn trơ xỏi đá, trảng cỏ cây bụi thưa thớt. Cần: i) phát triển và mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất (keo) bằng cách trồng và tái sinh rừng tại những khu vực đất trống, trảng cỏ cây bụi để cải thiện chất đất, phục hồi lớp phủ thực vật, chống xói mòn đất, góp phần cải thiện môi trường sau khai thác khoáng sản.

IV.4 - Không gian ưu tiên khai thác khoáng sản: nằm tại địa phận xã Hoàng Quế, đây là nơi tập trung một số các mỏ than đang hoạt động, gây tác động không nhỏ đến môi trường không khí, nước, đất và phá hủy lớp phủ thực vật tự nhiên của khu vực. Với khu vực trên cần: i) duy trì hoạt động khai thác khoáng sản nhưng phải đảm bảo tính bền vững môi trường trong quá trình khai thác: quy hoạch hợp lý các bãi đổ thải phát sinh trong quá trình khai thác, tránh tình trạng đổ thải tràn lan cắt đứt nguồn sinh thủy của các hồ chứa nước; ii) thực hiện tốt công tác hoàn thổ sau khai thác để tái

97

tạo lớp phủ thực vật, chống xói mòn, rửa trôi đất đá, đảm bảo hoàn nguyên môi trường sau khai thác.

3.2.2.5. Tiểu vùng cảnh quan đô thị - nông thôn và khai thác than Mạo Khê - Yên Thọ - Hồng Thái

Đặc điểm: diện tích 5.984,8 ha. Địa chất là các trầm tích Đệ Tứ có tuổi Pleitocen apQ12-3hn và aQ13vp. Địa hình đồng bằng mài mòn bị phân cắt tạo ra các gò thoải, cao trung bình 3-8m, ven chân đồi thấp có thể cao 20-25m. Thủy văn đặc trưng bởi hệ thống các hồ, đập nhỏ như hồ Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Khe Ươn 1 &2, Yên Dưỡng, Rộc Chày, Cổ Lễ có chức năng cấp nước cho nông nghiệp. Thổ nhưỡng phân hóa đa dạng với các loại đất Fp, Fl, Xg, Pf. Đất chua, hàm lượng mùn thấp, nghèo dinh dưỡng. Thảm thực vật đặc trưng bởi các quần hệ thứ sinh và thảm cây trồng nhân tác

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 99)