- Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp (0 điểm), thuộc về các cảnh quan mà thành phần thực vật không có loài đặc hữu và quý hiếm.
1 Vị trí phòng hộ Đầu nguồn Sườn núi thấp, đồi cao
3.1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá thích nghi sinh thái cho một số cây trồng nông, lâm nghiệp đặc thù
57
Với lãnh thổ huyện Đông Triều, dạng cảnh quan được lựa chọn làm đơn vị cơ sở cho đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây vải, cây na và cây keo.
a) Nhu cầu sinh thái của một số loại cây trồng đặc thù
Đặc điểm sinh thái của cây vải: Vải là cây ăn quả mạng tính á nhiệt đới có nhu cầu sinh thái khá khắt khe và phức tạp theo từng giai đoạn phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho cây vải phát triển tốt từ 15 - 25oC nhưng yêu cầu tại mỗi giai đoạn khác nhau lại khác nhau. Tháng 12, 1 khi cây hình thành chồi hoa yêu cầu nền nhiệt thấp và khô để kích thích việc ra hoa. Nếu nhiệt độ cao và ẩm sẽ khiến chồi là phát triển mạnh làm giảm số lượng hoa. Tháng 2, 3 là thời kỳ thụ phấn và đậu quả, với giai đoạn này yêu cầu về thời tiết là phải không có gió, ít mưa phùn thì hoa mới đậu quả tốt. Giai đoạn phát triển và nuôi quả yêu cầu nền nhiệt cao và độ ẩm lớn. Đặc tính của cây vải là có thể chịu hạn được từ 1 - 2 tháng và là loài ưa sáng nên phải được trồng ở những nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng, yêu cầu về đất là phải có tầng dày đất lớn, thích nghi với các loại đất có thành phần cơ giới thịt trung bình.
Đặc điểm sinh thái của cây na: Na là cây xứ nóng. Nhị đực, nhị cái ở trên cùng một chùm hoa, nhị cái thường chín sớm hơn nhị đực nên thời gian thụ phấn ngắn, không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung, na đậu quả kém. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp mưa nhiều cũng đậu quả không tốt. Từ nở hoa đến quả chín 90 - 100 ngày. Na kém chịu rét, khả năng thoát nước của khu vực càng tốt thì khả năng sinh trưởng của na càng cao.
Đặc điểm sinh thái của cây keo: Keo là cây trồng lấy gỗ, khác với cây vải, cây keo không khó tính trong việc chọn lựa môi trường sống. Keo vốn là cây trồng nhằm mục đích phục hóa đồi trọc. Cây keo phát triển tốt nhất trên đất vàng nhạt trên đá cát, thành phần cơ giới thịt trung bình, dễ thoát nước, tầng dầy >50 cm, nhiệt độ phù hợp cho cây keo phát triển từ 15 - 250C.
b) Đánh giá riêng các chỉ tiêu sinh thái
* Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu:
Các chỉ tiêu sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc: i) phân hóa rõ rệt trong lãnh thổ ở tỉ lệ nghiên cứu; ii) ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất; iii) số lượng các chỉ tiêu và phân cấp đánh giá phụ thuộc vào nhu cầu sinh thái của từng loại hình sử dụng.
Bằng việc phân tích nhu cầu sinh thái của cây vải, cây na và cây keo, yếu tố quan trọng cho việc đánh giá là những yếu tố về nhiệt ẩm, đất và độ chiếu sáng. Trong đó, độ chiếu sáng được coi là khá đồng nhất trong khu vực nên ta không lựa chọn vào đánh giá mặc dù nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Các chỉ tiêu về thổ nhưỡng gồm có: loại đất, độ dốc, tầng dầy, thành phần cơ giới. Chỉ tiêu về địa hình gồm: khả năng thoát nước. Các chỉ tiêu về nhiệt ẩm: nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt năm, biên độ nhiệt
58
ngày, lượng mưa trung bình năm. Tuy nhiên do lãnh thổ nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu đồng nhất với nhiệt độ trung bình các tháng 12, 1, 2 là 15,3oC; độ ẩm các tháng 12, 1, 2 là 76%; nhiệt độ trung bình tháng 3, 4, 5 là 23,7oC; lượng mưa trung bình năm 1442mm. Các chỉ tiêu về nhiệt ẩm trên đều nằm trong mức rất thích nghi cho cây vải, cây na và cây keo phát triển nên không đề cập đến trong các chỉ tiêu đánh giá.
Các chỉ tiêu chính được lựa chọn cho đánh giá thích nghi sinh thái của cây vải, cây na và cây keo như sau:
Loại đất: là yếu tố tổng hợp khái quát được nhiều đặc tính chung nhất, cho biết khái niệm ban đầu về khả năng sử dụng. Tuy nhiên để biết được khả năng sử dụng cụ thể thì đất phải được nghiên cứu gắn với các yếu tố khác như: độ dốc, tầng dày,… Theo quan điểm phát sinh, lớp phủ thổ nhưỡng trong lãnh thổ nghiên cứu có 5 loại đất: đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất dốc tụ (D).
Độ dốc: liên quan đến vấn đề xói mòn, rửa trôi…Trong khu vực nghiên cứu độ dốc được chia thành 4 cấp: 0 - 8o tập trung ở vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng; 8 - 15o tập trung ở vùng gò đồi thoải, rải rác xen kẽ giữa vùng đồi và núi thấp; 15 - 25o và >25o ở vùng đồi và núi thấp.
Tầng dày:phản ánh mức độ tác động tương hỗ giữa các nhân tố trong quá trình hình thành đất, liên quan mật thiết với độ che phủ của thảm thực vật và độ dốc, là yếu tố sinh thái liên quan đến việc lựa chọn và bố trí cây trồng hợp lý, nhằm đảm bảo sản xuất lâu bền ở lãnh thổ nghiên cứu. Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây vải và cây keo, độ dày tầng đất ở khu vực nghiên cứu được chia thành 3 cấp: 50 - 70cm; 70 - 100cm và >100cm.
Thành phần cơ giới: là yếu tố sinh thái quan trọng trong đánh giá đất, liên quan đến khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và tạo độ phì cho đất. Để đánh giá phân hạng mức độ thích nghi sinh thái của cây vải, thành phần cơ giới của đất tại khu vực nghiên cứu được chia thành 2 cấp: thịt nhẹ và thịt trung bình.
Khả năng thoát nước: là yếu tố quan trọng liên quan đến độ ẩm đất, vấn đề ngập úng, phản ánh mức độ tiêu nước trên các dạng cảnh quan. Trên cơ sở phân hóa lãnh thổ và nhu cầu sinh thái của cây vải, mức độ thoát nước của khu vực nghiên cứu được chia thành 4 cấp: thoát nước tốt với các dạng địa hình đồi núi có năng lượng địa hình và độ dốc lớn; thoát nước kém đặc trưng cho các dạng địa hình có độ dốc rất thoải, bằng phẳng; ngập nước định kì với dạng địa hình thung lũng và ngập nước thường xuyên tập trung tại những vùng trũng có thời gian ngập nước khá dài trong năm.
59
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu cơ bản về yêu cầu sinh thái của các cây nông lâm nghiệp, cùng với khả năng đáp ứng của các dạng cảnh quan trong khu vực nghiên cứu, đưa ra bảng chuẩn đánh giá các chỉ tiêu cho các cây được lựa chọn.
Đánh giá riêng từng chỉ tiêu là việc đánh giá mức độ thích hợp của từng chỉ tiêu lựa chọn đối với loại hình sử dụng cảnh quan cụ thể. Dựa trên các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá cho loại hình sử dụng đất trồng vải và trồng keo, xác định bảng đánh giá riêng cho từng chỉ tiêu lựa chọn. Thang điểm được sử dụng để đánh giá là thang 3 điểm, trong đó:
- Rất thích nghi (S1) : 3 điểm
- Thích nghi trung bình (S2): 2 điểm - Kém thích nghi (S3):1 điểm
- Không thích nghi (N): 0 điểm
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá riêng các chỉ tiêu của dạng cảnh quan đối với cây vải, cây na và cây keo
Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu Mức độ thích nghi Rất thích nghi (S1) Thích nghi trung bình (S2) Ít thích nghi (S3) Không thích nghi (N) Cây vải 1. Loại đất Pf Fp, Fq, D Pc, Xg, Hq E, Fl, Pg, Tc, Sj2M 2. Tầng dày (cm) > 100 50- 100 <50 - 3. Độ dốc 0- 80 8- 150 15- 250 >250 4. TP cơ giới Thịt trung bình Thịt nhẹ - - 5. Khả năng thoát nước Thoát nước tốt Thoát nước
trnug bình Thoát nước kém
Ngập nước định kỳ, ngập nước thường xuyên Cây na 1. Loại đất Pf, Dv, Pc Fp, D Fq, Hq, Xg E, Fl, Pg, Tc, Sj2M 2. Tầng dầy (cm) >100 50 - 100 <50 - 3. Độ dốc 0 - 80 8 - 150 15 - 250 > 250 4. TP cơ giới Thịt trung bình Thịt nhẹ Cát, cát pha - 5. Khả năng
thoát nước Thoát nước tốt
Thoát nước
trung bình Thoát nước kém
Ngập nước định kỳ, ngập nước thường xuyên Cây keo 1. Loại đất D, Fp, Pf Fq, Hq Pc, Pg, Fl, E, Xg Tc, Sj2M 2. Tầng dầy (cm) >100 50 - 100 <50 - 3. Độ dốc < 150 15- 250 >250 - 4. TP cơ giới Thịt trung bình Thịt nhẹ Cát, cát pha -
60
5. Khả năng
thoát nước Thoát nước tốt
Thoát nước
trung bình Thoát nước kém Ngập nước định kỳ, ngập nước thường xuyên
Đánh giá chung các chỉ tiêu sinh thái:
Đánh giá thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan phục vụ cho khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ thực chất là quá trình so sánh giữa tiềm năng của các dạng cảnh quan với nhu cầu sinh thái của cây trồng. Việc đánh giá được thực hiện theo phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu sinh thái của các dạng cảnh quan tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu sinh thái đối với cây vải và cây keo theo thang điểm phân thành 4 cấp. Việc đánh giá tổng hợp được tiến hành bằng phương pháp trung bình nhân của điểm với 5 chỉ tiêu sinh thái. Đối với những dạng cảnh quan có những yếu tố được cho là hạn chế đối với sự phát triển của cây vải, cây na và cây keo sẽ được loại bỏ ngay từ đầu. Kết quả thu được là điểm đánh giá tổng hợp của mỗi dạng cảnh quan đối với các loại hình sử dụng (bảng 3.4).