III Nhóm đất nhân tác
7. Đất xóimòn trơ sỏi đá: Diện tích 188,1 (ha), phân bố rải rác trên sườn nú
thấp trên đá lục nguyên và trên thềm sông tuổi Pleistocen, tại các khai trường và bãi thải trong khu vực.
2.1.4.2. Thực vật
a) Hệ thống phân loại thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu
Hệ thực vật tại huyện Đông Triều chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc), có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông nam Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ: giẻ, thích du, đỗ quyên… Thực vật nhiệt đới có họ: cà phê, xoan, dâu tằm, cam, trám…
Theo nghiên cứu thảm thực vật rừng tỉnh Quảng Ninh và báo cáo hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Triều năm 2009, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 14.733 ha, chiếm 37% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng tự nhiên 7.600 ha, bằng 51,6% diện tích có rừng, rừng trồng có 7.132 ha, bằng 48,4% diện tích đất có rừng. Diện tích đất có rừng tập trung nhiều nhất ở các xã: Tràng Lương (4.821 ha), An Sinh (4.322 ha), Bình Khê (2.651 ha), Hồng Thái Đông (687 ha), Hoàng Quế (622 ha), Hồng Thái Tây (504 ha), Thị trấn Mạo Khê (425 ha), Thủy An (365 ha), Nguyễn Huệ (169 ha), các xã còn lại có từ 3 đến dưới 100 ha.
* Rừng tự nhiên thứ sinh: i) Rừng tự nhiên có trữ lượng chủ yếu là rừng gỗ với diện tích khoảng 3.134,3 ha, tổng trữ lượng 140.400m3, trong đó: Rừng cấp trữ lượng V (103.268m3); Rừng non có trữ lượng (37.132m3); ii) Rừng non chưa có trữ lượng chủ yếu là rừng tự nhiên đang được phục hồi sau khi khai thác kiệt và sau nương rẫy, được đầu tư khoanh nuôi tái sinh, chăm sóc bảo vệ, trở thành loài cây chủ yếu ưa sáng, mọc nhanh, diện tích 4.466,35ha.
* Rừng trồng: có tổng diện tích 7.132,8 ha, chủ yếu là các loại gỗ: thông, keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), bạch đàn (Eucalyptus sp, sa mộc.
b) Đặc điểm các quần hệ thực vật
1. Quần hệ cây bụi thứ sinh: phân bố trên đỉnh núi thấp phía bắc huyện, hình thành do chặt phá rừng, lấy gỗ để chống lò diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Hiện nay tại đây chỉ còn cây bụi và dây leo thứ sinh.
2. Quần hệ rừng trồng kết hợp tái sinh: phân bố trên sườn núi thấp ở phía bắc huyện, hình thành do khai phá rừng lấy đất canh tác hoặc khai thác gỗ để chống lò, cây gỗ lớn đều bị khai thác, cây bụi ưu thế. Hiện nay người dân đang tiến hành trồng rừng thông 2 lá kết hợp với tái sinh tự nhiên. Quần hệ gồm các cây gỗ nhỏ cao 2 - 5m, các
31
cây bụi và cỏ quyết, ngoài ra còn có thực vật ngoại tầng (chủ yếu là dây leo), độ che phủ thảm thực vật khoảng 30 - 40%.
3. Quần hệ rừng trồng: phân bố tại đồi và sườn núi thấp phía bắc huyện, chủ yếu nhằm khai thác gỗ và cải tạo đất xói mòn trơ sỏi đá như đất trống, khai trường đã ngừng khai thác than, bãi thải. Các loài cây trồng được sử dụng gồm: keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), bạch đàn (Eucalyptus sp.).
4. Quần hệ cây trồng lâu năm: phân bố chủ yếu trên đồng bằng dạng gò thoải nguồn gốc sông tuổi Pleistocen, gồm các loài cây ăn quả chính là vải (Litchi sinensis
Radlk.), và na (Annona squamosa L.). Sản lượng vải trung bình 5 - 6 tấn/ha/năm, sản lượng na trung bình 10-12 tấn/năm. Ngoài ra còn có một số loài như: keo, bạch đàn ở tầng cây gỗ nhỏ; sả, ớt… ở tầng cây bụi và cỏ quyết.
5. Quần hệ cây trồng hàng năm: được canh tác trên đồng bằng nguồn gốc tích tụ sông biển ở phía nam khu vực, ven sông Đá Bạc, chủ yếu là Lúa (Oryza sativa L.), Khoai, và một số loại cây hoa màu thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Cải (Curcubitaceae). Lúa nước có thể được trồng 1 vụ xen với 1 vụ màu hoặc trồng 2 vụ trong 1 năm, với năng suất bình quân đạt 51,7 tạ/ha/năm (2004). Các cây màu thường là các cây rau ngắn ngày phục vụ tại chỗ và một phần cho nhu cầu của các khu vực lân cận với sản lượng 1 số loại: đậu tương 80kg/ sào, khoai tây 400kg/sào, lạc 80kg/sào…
Ảnh 1.1: Quần hệ rừng trồng keo Ảnh 1.2: Quần hệ cây trồng lâu năm
2.1.5. Dân số và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên