- Kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh trên đất nội địa đới ngập mặn (K5).
5 Dạng cảnh quan
2.2.2.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan
46
Tổng diện tích của tiểu vùng là 1.627,7 ha, nằm ở độ cao >700m, trên đỉnh phân thủy của dãy Đông Triều, nằm ở phía tây khu di tích Yên Tử. Nhiệt độ trung bình năm 17-200C, lượng mưa >1500mm/năm, ẩm do mưa và bốc hơi. Địa chất là các đá trầm tích lục nguyên hạt thô của hệ tầng Hòn Gai, có khả năng phong hóa tốt, cho địa hình mềm mại, độ dốc trung bình trên 250, quá trình trượt lở, xói mòn đất ưu thế. Thảm thực vật tự nhiên rừng kín thường xanh cây lá rộng xen lá kim á nhiệt đới đai núi trung bình bị phá hủy, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh nhân tác, xen rừng trồng, trảng cây bụi và trảng cỏ cao. Thổ nhưỡng là đất feralit mùn trên đá cát bột kết, có độ dày tầng đất 50-70cm, nhiều nơi tầng đất chỉ khoảng 30cm. Hoạt động kinh tế của tiểu vùng này là lâm nghiệp phòng hộ và bảo tồn.
2) Tiểu vùng cảnh quan nông, lâm nghiệp đồi, núi thấp An Sinh - Bình Khê - Tràng Lương: Tổng diện tích của tiểu vùng là 13.590,5 ha, nằm ở độ cao <700m, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 20-23,40C, lượng mưa trên 1500mm/năm. Nền địa chất là các đá trầm tích lục nguyên chứa than và các trầm tích lục nguyên xen phun trào, lớp vỏ phong hóa dày, cho địa hình mềm mại, độ dốc địa hình trung bình >150, các thung lũng xâm thực có độ dốc 8- 150, quá trình bóc mòn - xâm thực xảy ra mạnh. Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi nhiều hồ, đập thủy lợi có dung tích lớn như đập Bến Châu, đập Trại Lốc,... cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã đồng bằng phía nam. Thổ nhưỡng là đất Fq, có độ dày tầng đất trung bình 50-70cm, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Thảm thực vật tự nhiên nguyên sinh không còn, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh và thảm cây trồng nhân tác (keo, bạch đàn, thông, vải). Dân cư phân bố rải rác trong lòng các thung lũng xâm thực, giao thông đi lại khó khăn. Hoạt động kinh tế chính của tiểu vùng là lâm nghiệp (khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất), trồng cây ăn quả và nông nghiệp (trồng lúa, màu và cây hàng năm khác).
Vấn đề môi trường chính của tiểu vùng là chuyển đổi đất rừng thành đất trồng cây ăn quả, xói mòn đất gây bồi lắng hồ chứa và thu gom, xử lý rác thải rắn.
3) Tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp đồng bằng, thung lũng trung tâm: có tổng diện tích 10.094,3 ha, trải dài từ phía đông sang phía tây huyện. Nền địa chất cấu tạo nên tiểu vùng chủ yếu là các trầm tích sông lũ và trầm tích sông tuổi Pleitocen (apQ12 3hn
và aQ13vp). Địa hình thung lũng và đồng bằng bị phân cắt tạo gò thoải, độ dốc trung bình 3-80, quá trình địa mạo chủ yếu là quá trình tích tụ - xâm thực. Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi hệ thống sông nhỏ, ngắn và các ao, hồ
47
nhỏ nằm rải rác. Nước ngầm khá phong phú và có chất lượng tốt. Thổ nhưỡng với các loại đất Fq, Fp, Fl, D, Xg, Pg, Pc và Pf với đặc tính chua, nghèo mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Dân cư tập trung đông đúc thành 2 loại hình quần cư đô thị (TT Đông Triều) và quần cư nông thôn. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong vùng là trồng cây ăn quả (nhãn, vải, na), canh tác nông nghiệp (lúa nước (năng suất khoảng 55 tạ/ha/năm), màu và cây hàng năm khác), thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Xu hướng trong tiểu vùng hiện nay là chuyển đất trồng vải (phá vườn vải) thành đất trồng na và trồng rừng (keo) cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Vấn đề môi trường chính của tiểu vùng là: i) Nguồn nước sạch cho sinh hoạt: chủ yếu là nước mưa và nước giếng, hầu hết chưa qua xử lý; ii) Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn mới được thu gom ở thị trấn Đông Triều, các xã còn lại chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn; iii) Vấn đề vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý nước thải; iv) Xói mòn đất trên các gò cao do trồng cây na và vải; v) Ô nhiễm môi trường không khí trên tuyến đường 18A đoạn chạy qua thị trấn Đông Triều (ngã 3 Đông Triều).
4) Tiểu vùng cảnh quan lâm nghiệp và khai thác than đồi núi thấp Mạo Khê - Yên Thọ - Hồng Thái: có tổng diện tích 4.233,6 ha, nằm ở vị trí trung tâm phía đông huyện Đông Triều, trên các đá trầm tích lục nguyên chứa than T3n - r hg. Trữ lượng than của tiểu vùng được đánh giá khoảng 1 tỷ tấn than. Địa hình đồi núi thấp, độ dốc trung bình >250, quá trình xói mòn - rửa trôi và xâm thực khe rãnh ưu thế. Thổ nhưỡng là đất Fq, có tầng dày 50-70cm, những nơi có khai thác than thì lớp phủ thổ nhưỡng bị xáo trộn, biến đổi và trở nên thoái hóa, hình thành đất E. Thảm thực vật chủ yếu là trảng cây bụi và cây gỗ nhỏ tái sinh, xen rừng trồng (thông, bạch đàn). Tại các khai trường đã ngừng khai thác được trồng keo để hoàn nguyên sau khai thác. Hoạt động kinh tế chính của tiểu vùng là khai thác than và lâm nghiệp. Than ở đây được triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm những 1820, Pháp (1988-1955) và Chính phủ Việt Nam khai thác cho đến nay. Hiện nay trong tiểu vùng có các công ty khai thác than lớn như Công ty than Mạo Khê, Công ty than Uông Bí (Xí nghiệp khai thác than Hồng Thái) và một số xí nghiệp nhỏ khác. Tổng trữ lượng than khai thác than khoảng 2-3 triệu tấn/năm (2010).
Các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên đặc thù của tiểu vùng bao gồm: i) Ô nhiễm môi trường toàn diện (môi trường khí, đất, nước) do khai thác than; ii) Mất rừng, phá hủy địa hình, tai biến thiên nhiên (trượt lở, xói mòn đất) do khai thác than.
48
49
5) Tiểu vùng cảnh quan đô thị - nông thôn và khai thác than Mạo Khê - Yên Thọ - Hồng Thái: có tổng diện tích 5.984,8 ha. Địa chất ở đây là các trầm tích Đệ Tứ có tuổi Pleitocen apQ12-3hn và aQ13vp. Địa hình đồng bằng mài mòn bị phân cắt tạo ra các gò thoải, cao trung bình 3-8m, ven chân đồi thấp có thể cao 20-25m. Nhiệt độ trung bình năm 20-23,40C, lượng mưa khoảng 1500mm/năm. Thủy văn được đặc trưng bởi hệ thống các hồ, đập nhỏ như hồ Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Khe Ươn 1 &2, Yên Dưỡng, Rộc Chày, Cổ Lễ có chức năng cấp nước cho nông nghiệp. Nước ngầm phong phú, sâu dưới 10m đã có nước ngầm sử dụng. Những năm gần đây do khai thác than mà nước hồ bị ô nhiễm, hồ bị bồi lấp, mặt gương nước ngầm bị hạ thấp và chất lượng nước ngầm không đảm bảo cho sinh hoạt. Thổ nhưỡng phân hóa đa dạng với các loại đất Fp, Fl, Xg, Pf. Đất chua, hàm lượng mùn thấp, nghèo dinh dưỡng. Thảm thực vật đặc trưng bởi các quần hệ thứ sinh và thảm cây trồng nhân tác (lúa, lúa-màu, cây ăn quả lâu năm và cây trồng trong khu dân cư).
Dân cư tập trung với mật độ dân số đông nhất trong khu vực nghiên cứu, đặc biệt tại thị trấn Mạo Khê và ven quốc lộ 18A. Hoạt động kinh tế nối bật nhất trong vùng là chế biến than, thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (làm gốm sứ) và nông lâm nghiệp. Diện tích trồng cây ăn quả trong tiểu vùng khoảng 702 ha, phân bố ven các hồ và các gò, đồi diện tích vải chiếm phần lớn, nhưng hiện nay đang dần được thay thế bằng na do cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích trồng lúa lớn hơn cây ăn quả, chủ yếu là lúa một vụ và lúa-màu. Do nguồn nước tưới bị suy giảm và nhu cầu lấy đất ở, diện tích trồng lúa ven đường 18A dần được chuyển đổi thành đất ở và đất phi nông nghiệp khác.
Vấn đề môi trường chính trong tiểu vùng bao gồm: i) Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và bồi lắng lòng hồ do chất thải từ khai thác than, chất lượng nước ngầm suy giảm; ii) Ô nhiễm môi trường không khí do khai thác, vận chuyển than, các hoạt động giao thông khác và tiểu thủ công nghiệp; iii) Thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn mới được thu gom ở Mạo Khê và một phần xã Yên Thọ, các xã còn lại chưa được thu gom, xử lý; iv) Thiếu nguồn cung nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
6) Tiểu vùng cảnh quan nông nghiệp đồng bằng thấp trũng ven sông Kinh Thầy: Tiểu vùng này có tổng diện tích 4.114,3 ha, nằm ở phía nam của khu vực nghiên cứu, giáp sông Kinh Thầy. Địa chất của vùng là các trầm tích Holocen amQ12-2hh, tạo nên địa hình đồng bằng có nguồn gốc tích tụ sông-biển, thấp, trũng nhất huyện, độ cao trung bình <3m, bằng phẳng nổi bật có các chỏm đá vôi sót ở xã Yên Đức và Hoàng Quế. Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi sông Kinh Thầy và các
50
cửa của các sông Cầu Vàng, Hang Ma, Đồng Mai, sông Cầm. Chế độ thủy văn còn chịu ảnh hưởng của biển, độ mặn trung bình vào khoảng 0,14-0,15%, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản ở xã Yên Đức. Bên cạnh việc gây mặn hóa nước ngầm, tác động của biển còn làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất, tạo nên loại đất Sj2M. Ngoài ra, tiểu vùng còn có các loại đất Xg, Pg, Pf. Đặc điểm chung của các loại đất này là rất chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, ít phù hợp cho sự phát triển của cây lúa.
Dân cư phân bố thành cụm rải rác, tập trung vào hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp (trồng lúa, lúa - rau màu), nuôi trồng thủy sản hạn chế (nuôi cá ở xã Yên Đức) và khai thác vật liệu xây dựng (đá vôi).
Các vấn đề môi trường chính của tiểu vùng bao gồm: i) Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, không thể sử dụng cho ăn uống, trong khi nguồn nước sạch chưa được cấp đầy đủ; ii) Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác đá vôi; iii) Chất thải rắn chưa được thu gom, xử lý.
Bảng 2.4: Đặc trưng các tiểu vùng cảnh quan của huyện Đông Triều
Stt Tên tiểu vùng Diện tích
(ha) Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm kinh tế - xã hội
1
Tiểu vùng cảnh quan lâm nghiệp bảo tồn núi trung bình tây Yên Tử
1.627,7
- Ttb: 17-200C/năm; R>1500 mm/năm; mm/năm;